1. Thuyết kiến tạo mảng:
- Thuyết kiến tạo mảng (hay còn gọi là thuyết tách giãn đáy đại dương, hoặc thuyết kiến tạo toàn cầu) là luận thuyết bàn về sự chuyển động của các mảng lục địa và đại dương. Thuyết này ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết “lục địa trôi” của nhà bác học người Đức A.Wegener (1880 – 1930).
- Thuyết “lục địa trôi” được A.Wegener công bố năm 1915 dựa vào những chứng cớ : sự khớp nhau của các đường bờ biển (bờ đông của Nam Mỹ và bờ tây của châu Phi), sự khớp nhau về đá và cấu trúc địa chất (đá có tuổi carbon của nước Anh và dãy Apalat ở Mỹ), các lớp phủ bazan ở Grenlend và các đảo ở Bắc Mỹ.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5104 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết kiến tạo mảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
Thuyết kiến tạo mảng:
- Thuyết kiến tạo mảng (hay còn gọi là thuyết tách giãn đáy đại dương, hoặc thuyết kiến tạo toàn cầu) là luận thuyết bàn về sự chuyển động của các mảng lục địa và đại dương. Thuyết này ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết “lục địa trôi” của nhà bác học người Đức A.Wegener (1880 – 1930).
- Thuyết “lục địa trôi” được A.Wegener công bố năm 1915 dựa vào những chứng cớ : sự khớp nhau của các đường bờ biển (bờ đông của Nam Mỹ và bờ tây của châu Phi), sự khớp nhau về đá và cấu trúc địa chất (đá có tuổi carbon của nước Anh và dãy Apalat ở Mỹ), các lớp phủ bazan ở Grenlend và các đảo ở Bắc Mỹ.
Những luận điểm cơ bản của thuyết kiến tạo mảng :
- Vỏ Trái Đất và phần trên của Bao manti chia thành các mảng thạch quyển. Bề mặt của trái đất hiện nay được chia làm 7 mảng lớn: mảng Á – Âu, mảng Thái Bình Dương, mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Phi, mảng An Độ và mảng Nam Cực, ngoài ra còn nhiều mảng nhỏ. Mảng Thái Bình Dương chỉ gồm có đáy đại dương, còn các mảng khác vừa có lục địa, vừa có đại dương.
- Trước khi tách giãn các lục địa, các lục địa đã gộp lại với nhau và hình thành siêu lục địa Pangea và một đại dương toàn cầu Panthalasa.
- Cách đây khoảng 300 triệu năm, dưới tác động của các dòng lực đối lưu xảy ra ở phần trên của bao manti siêu lục địa Pangea tách thành hai đại lục là Larasia ở bắc bán cầu và Gondwana ở nam bán cầu.
- Các lục địa tiếp tục tách giãn: Laurasia tách thành Bắc Mỹ và lục địa Á – Âu; Gondwana tách thành Nam Mỹ, châu Phi, châu Úc, và lục địa Nam Cực.
- Các mảng lục địa và mảng Thái Bình Dương dưới tác dụng của lực đối lưu di chuyển theo các hướng với tốc độ khác nhau.
Sự thành tạo của địa hình qua sự di chuyển của các mảng.
- Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn trên Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hoạt động kiến tạo.
- Khi hai mảng rời xa nhau (tách giãn), các vết nứt lớn được tạo ra, các dung nham trào lên và hình thành các dãy núi dọc theo vết nứt (sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương).
- Khi hai mảng tiến sát vào nhau (dồn ép) sẽ dồn nén và làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất, tạo ra các dãy núi uốn nếp (Hai mảng An Độ và Âu – Á xô vào nhau tạo thành dãy Himalaya).
- Khi mảng đại dương chuyển động tiến sát vào mảng lục địa , mảng đại dương sẽ chui xuống mảng lục địa, nâng rìa lục địa lên và uốn nếp các lớp đá trầm tích ở đáy đại dương thành núi (Ví dụ : mảng Thái Bình Dương gặp mảng Á – Âu, thì mảng Thái Bình Dương sẽ chìm xuống dưới mảng Á – Âu, hình thành hệ thống vòng cung đảo mà trên đó đều xuất hiện động đất và núi lửa, bên trong vòng cung đảo là biển rìa lục địa, bên ngoài vòng cung đảo là các máng núi sâu đại dương.
Nếu hai mảng gặp nhau rồi chuyển dịch ngang (trượt ngang) sẽ tạo nên vết nứt lớn của vỏ Trái Đất (VD: Vết nứt San Andreas ở california – Hoa Kì)
Vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng và ngang:
Theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống) : làm cho bộ phận này của lục địa được nâng cao, mở rộng diện tích, trong khi các bộ phận khác lại bị hạ thấp và thu hẹp diện tích.
Theo phương nằm ngang : làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách giãn ở khu vực kia, gây nên các hiện tượng uốn nếp và đứt gãy.
Uốn nếp : các lớp đá bị dồn nén uốn thành nếp nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ
Đứt gãy : Tại những vùng đá cứng, lớp đá bị gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang, tạo ra các hẻm vực, thung lũng , địa hào , địa lũy.
SÁCH THAM KHẢO
Nguyễn Ngọc Hiếu (chủ biên) và nnk – Địa lí tự nhiên đại cương 1 : Trái Đất và thạch quyển – NXBĐHSP - 2007
File đính kèm:
- Thuyet kien tao mang.doc