I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thực hiện dân chủ trong mọi mặt đời sống xã hội là một yêu cầu không thể thiếu của xã hội văn minh, hiện đại. Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã hết sức chú trọng đến công tác dân chủ để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện qui chế dân chủ đã ra đời và đi vào thực tiễn cuộc sống đã thổi vào đời sông xã hội một nguồn sinh lực dồi dào góp phần đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trên mọi phương diện.
Cũng trên phương diện đó, trong các trường học nói chung việc thực hiên dân chủ hoá là điều hết sức cần thiết phải được đẩy mạnh bởi ở đó đối tượng quản lý lại là những con người có tri thức, có văn hoá tương đối đồng đều. Chính ở môi trường đó, có được một bầu không khí dân chủ thực sự sẽ là động lực lớn cho sự phát triển bền vững.
Thực trạng của các nhà trường chúng ta trong những năm gần đây có thể nói phần lớn các nhà trường đã làm tốt công tác dân chủ hoá trường học. Tuy nhiên cũng còn không ít nơi vẫn còn tình trạng bất đồng sâu sắc trong đội ngũ, không khí đoàn kết bị phá vỡ, tình trạng khiếu nại, kiện tụng vẫn xảy ra đặc biệt là tình trạng khiếu nại, tố cáo bằng thư nặc danh tình hình đó đã gây nên sự mất đoàn kết nội bộ, sự phân chia bè nhóm, sự liên kết đấu tranh vì những động cơ tiêu cực, tệ hại hơn làm cho môi trường sư phạm bị mờ nhạt, chất lượng dạy học giảm sút.
Một khi nhà trường có những vấn đề như trên có thể nói rằng có nhiều nguyên nhân nhưng theo tôi nguyên nhân cơ bản là ở người lãnh đạo mà cái cốt yếu của vai trò lãnh đạo ở đây là thiếu dân chủ, là cực đoan, là gia trưởng.
8 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hiện dân chủ hoá trong trường học – Yếu tố cơ bản xây dựng nhà trường ổn định và phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách nhiệm của người cán bộ quản lý chủ chốt. Ở cả hai nơi đều có một thực trạng chung là tình hình nội bộ bất ổn, có nhiều mâu thuẩn, biểu hiện bè nhóm, có sự hoài nghi với lãnh đạo nhà trường trong hoạt động điều hành. Đặc biệt có nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng thư nặc danh.
Trước thực trạng đó, tôi nghĩ phải tìm ra nguyên nhân và phải làm sao xây dựng lại một trật tự mới trong các mối quan hệ, gây dựng lại niềm tin trong đội ngũ với vai trò lãnh đạo.
Sau khi tìm hiểu tôi xác định được rằng nguyên nhân của thực trạng trên chính là sự thiếu minh bạch trong kế hoạch của vai trò chủ thể điều hành, quản lí. Vấn đề phải làm lúc nầy là làm sao tạo dựng lại niềm tin trong đội ngũ và điều hành công việc một cách chặt chẽ. Để làm được điều đó không có con đường nào khác hơn là phải thực hiện tốt công tác dân chủ hoá trong nhà trường mà biểu hiện cụ thể là công khai hoá mọi chủ trương, kế hoạch, giải pháp thực hiện để mọi người cùng biết, góp ý và đi đến thống nhất.
III/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HÀNH DÂN CHỦ HOÁ:
Các hình thức thể hiện dân chủ:
Dân chủ trong thực hiện qui trình xây dựng kế hoạch:
- Qui trình xây dựng kế hoạch:
Kế hoạch bao gồm kế hoạch năm học, kế hoạch thực hiện các chủ trương mới hoặc đột xuất xây dựng kế hoạch phải đảm bảo qui trình:
Văn bản dự thảo Góp ý của tập thể lãnh đạo Hội thảo của nhóm trung tâm Hội nghị toàn thể Văn bản chính thức Triển khai thực hiện
Dự thảo: Hiệu trưởng nghiên cứu tình hình thực tiễn xây dựng kế hoach phù hợp với thực tế, có cơ sở khoa học, có hệ thống giải pháp thực hiện.
Góp ý của tập thể lãnh đạo: Hiệu trưởng trình bày những điểm chính kế hoạch dự thảo với tập thể BGH và Chi uỷ chi bộ để góp ý bổ sung và thống nhất chủ trương.
Hội thảo nhóm trung tâm: Đây là tập thể chủ chốt đóng góp vào dự thảo. Tập thể nầy bao gồm lãnh đạo và đại diện các tổ chức đoàn thể, các bộ phận trong nhà trường. Đây là khâu cực kì quan trọng trong xây dựng kế hoạch, cần phát huy triệt để tinh thần dân chủ vào đóng góp xây dựng mục tiêu chương trình. Chính nơi đây là tập hợp những nhân tố tiêu biểu là nơi phát huy trí tuệ tập thể tốt nhất. Không khí dân chủ ở đây nếu tốt sẽ được lan toả đến các đoàn thể, bộ phận một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Hội nghị toàn thể: Tại đây mỗi thành viên trong nhà trường đều có cơ hội bày tỏ ý kiến, quan điểm riêng của mình. Vấn đề là người lãnh phải biết tôn trọng ý kiến mỗi người, tạo điều kiện để họ tham gia hiến kế và phải biết chắt lọc, chon lựa những ý kiến hay, xác đáng bổ sung vào nội dung kế hoạch hay giải pháp thực hiện.
Văn bản chính thức: Đây là văn bản đã được tu chỉnh, bổ sung hoàn thiện sau khi có nghị quyết của hội nghị toàn thể được tập thể thống nhất tán đồng, biểu quyết theo đa số.
Triển khai thực hiện: Có được một nghị quyết cho một chương trình hoạt động rồi, người hiệu trưởng lúc nầy căn cứ vào nghị quyết để triển khai theo một qui trình thời gian phù hợp. Đương nhiên, hơn ai hết hiệu trưởng phải chấp hành một cách nghiêm túc nghị quyết. Sự chấp hành nghiêm túc của hiệu trưởng sẽ giúp cho quá trình điều hành trôi chảy và là cơ sở lí luận vững chắc cho người điều hành hoàn thành mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, có thể do tác động của thực tế khách quan, sự việc diễn ra không đúng nội dung hay giải pháp đã đề ra trong nghị quyết, trong trường hợp đó người hiệu trưởng phải tham khảo ý kiến của nhóm trung tâm để có quyết định phù hợp và sau đó giải trình trong tập thể.
Dân chủ trong sinh hoạt, hội họp:
Trong sinh hoạt, hội họp người hiệu trưởng phải tạo được bầu không khí thân thiện, cởi mở (đương nhiên là phải đảm bảo tính nghiêm túc). Chính không khí đó sẽ tạo cho các thành viên sự chân thành mạnh dạn tham gia ý kiến và ý kiến đó mới mang tích tích cực và sáng tạo.
Ý kiến có thể hay và có thể chưa hay thậm chí có khi gây bức xúc nhưng với vai trò chủ trì người hiệu trưởng phải đủ bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích, đánh giá đúng sai, tiếp thu cái đúng một cách tích cực.
Chung qui lại là làm sao để trong sinh hoạt, hội họp các thành viên đều nhiệt tình và tích cực đóng góp ý kiến. Điều đáng sợ nhất đối với người CBQL là tập thể thủ tiêu đấu tranh, nghĩa là ở đó họ không lên tiếng bảo vệ cái đúng và cũng không phản bác cái sai.
Dân chủ trong hoạt động tài chính, tài sản:
Có thể nói đây là mảng hoạt động thông thường về mặt tâm lí hay được mọi người quan tâm, bởi ở đó dễ vi phạm những nguyên tắc về quản lí và vi phạm về đạo đức của người cán bộ quản lí nhất. Chính vì thế ở mảng hoạt động nầy nếu không minh bạch thì thường hay tạo nên sự hoài nghi, xầm xì trong đội ngũ và như thế người CBQL dễ bị hiểu nhầm, dễ bị sự âm thầm thiếu tôn trọng. Như vậy cách tốt nhất là phải công khai cho được chi tiết hoạt động nầy.
Phải xác định:
* Nội dung công khai, bao gồm:
Công khai qui chế chi tiêu nội bộ
Công khai các nguồn thu và kế hoạch chi
Công khai kế hoạch mua sắm, tu sửa, xây dựng CSVC
* Phương thức công khai:
Công khai định kì: có thể theo từng học kì, đồng thời với việc sơ két, tổng kết.
Công khai qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân: Tạo điều kiện cho Ban thanh tra nhân dân thâm nhập hoạt động tài chính, tài sản của nhà trường để có báo cáo trước HĐSP ít nhất mỗi học kì một lần.
Dân chủ trong phân công lao động:
Yêu cầu của phân công lao động trước hết là phải phù hợp với năng lực chuyên môn, tình trạng sức khoẻ, tinh thần trách nhiệm; phải xem xét đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ; phải công bằng trong chế độ. Không vì tình cảm cá nhân, riêng tư mà bố trí công việc nhẹ, nặng khác nhau. Trước khi phân công hiệu trưởng phải tham khảo ý kiến của các tổ chức đoàn thể, của tổ chuyên môn để có quyết định đúng đắn nhất. Phải công khai và lí giải rõ ràng về quyết định phân công của mình. Trong trường hợp có khiếu nại phải nghiêm túc xem xét ý kiến của người khiếu nại và phải có trách nhiệm điều chỉnh nếu ý kiến của họ là chính đáng.
Dân chủ trong đánh giá, thi đua khen thưởng:
Đây là mảng hoạt động rất nhạy cảm, dễ tạo nên cho con người sự cảm nhận mơ hồ giữa tích cực và không tích cực, giữa bình thường và tiêu cực từ đó dễ phát sinh vấn đề tư tưởng cho nên trong công tác đánh giá, xét thi đua khen thưởng cần phải có tiêu chí rõ ràng và công khai, phải được tập thể đánh giá biểu quyết, không được áp đặt ý kiến chủ quan của bất kì ai. Tất nhiên, không thể tách rời vai trò đánh giá của hiệu trưởng, vấn đề là người hiệu trưởng phải phân tích đối tượng rõ ràng về mặt bản chất (tốt hay xấu) để có thể thuyết phục được tập thể nhìn nhận, đồng tình.
Những nhân tố bảo đảm cho thực hành dân chủ có hiệu quả:
a) Phải giữ vững những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống, qui ước của cơ quan đơn vị:
Đó là kỉ cương, nề nếp của cơ quan nhà nước nói chung mà mọi người phải có trách nhiệm chấp hành.
Đó là ý thức tôn trọng lẽ phải, là đạo đức phẩm hạnh của con người phải được tôn trọng.
Nghĩa là trong quá trình đấu tranh vì mục tiêu dân chủ người đấu tranh phải có mục tiêu trong sáng, rõ ràng, có thiện chí xây dựng, ngôn ngữ trong sáng. Không được phép lợi dụng dân chủ để miệt thị, xúc phạm người khác.
b) Phải bảo vệ người góp ý, đấu tranh, phê bình:
Người đứng đầu cơ quan phải có lí luận vững vàng, phải trách nhiệm bảo vệ danh dự và lợi ích chính đáng của những người góp ý, đấu tranh vì sự công bằng bởi trong thực tế của cuộc đấu tranh giữa cái đúng và cái sai, giữa lợi ích chung và lợi ích cá nhân ... nhiều khi người đấu tranh, phê bình lại bị người khác phản ứng, thậm chí xúc phạm. Trong bất kì mọi trường hợp người hiệu trưởng phải hết sức công minh bảo vệ con người.
IV/ HIỆU QUẢ:
Từ thực tiễn áp dụng các giải pháp trên, tôi đã nhận được những kết quả hết sức tích cực:
Được mọi người đồng tình ủng hộ, tạo được niềm tin trong đội ngũ.
Xoá được những mối hoài nghi thường có đối với người lãnh đạo trong các mối quan hệ nhất là trong lĩnh vực tài chính.
Xoá đi được khoảng cách không cần thiết giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo.
Phát huy được tinh thần đấu tranh thẳng thắng, tinh thần góp ý hiến kế tích cực trong đội ngũ.
Tạo được không khí gần gũi, hoà đồng, sôi nổi trong tập thể sư phạm nhà trường. Mọi người tập trung phấn đấu vì mục tiêu lớn lao: đẩy mạnh chất lượng dạy học, nâng cao chất lượng toàn diện.
Nhà trường đã có được sự ổn định trong nhiều năm liền .
V/ MẤY KINH NGHIỆM RÚT RA:
Thông thường về mặt lí luận ai làm công tác quản lí trường học cũng đều hiểu những vấn đề cơ bản nêu trên và có lẽ cũng đã từng ứng dụng. Tuy nhiên, có điều không phải ai cũng thành công bởi thực tế nơi nầy nơi kia vẫn còn xảy ra nhiều những vấn đề nội bộ. Theo tôi có mấy kinh nghiệm cần rút ra:
Người quản lí (hiệu trưởng) một mặt phải tạo cho được bầu không khí thân thiện trong đội ngũ mặt khác kiên định lập trường, lí luận chăt chẽ khi giải quyết mọi vấn đề nhất là các vấn đề thuộc về tư tưởng để tạo được niềm tin của đội ngũ.
Phải thực sự trung thực trong công khai hoá mọi nội dung hoạt động nhất là minh bạch hoá hoạt động tài chính. Cách tốt nhất để minh bạch hoá hoạt động tài chính là báo cáo định kì của Ban thanh tra nhân dân.
Phải thực sự lắng nghe, tiếp thu và mưu cầu ý kiến đóng góp của tập thể.
Phải kiên quyết đấu tranh với những ý kiến lợi dụng dân chủ để xúc phạm người khác vì động cơ cá nhân.
Trên đây là những suy nghĩ, những kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra trong quá trình điều hành quản lí nhà trường ở vai trò của người cán bộ quản lí chủ chốt, xin được viết lại để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp. Nội dung vấn đề không mới, giải pháp có thể chưa phải là hay song dẫu sao thì đó cũng là những suy nghĩ và áp dụng của bản thân trong thực tiễn quá trình công tác và cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định. Rất mong các quí đồng nghiệp cùng chia sẻ và góp ý.
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NÚI THÀNH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CHU VĂN AN
Tên đề tài:
Thực hiện dân chủ hoá trong trường học - yếu tố cơ bản xây dựng nhà trường ổn định và phát triển bền vững
Người thực hiện: Nguyễn Tấn Hùng
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường THCS Chu Văn An
Năm học:2007 – 2008
Thực hiện, tháng 3/2008
File đính kèm:
- SANG KIEN KINH NGHIEM.doc