Thiết kế tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần học 30 (buổi chiều)

I. Mục tiêu.

- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả con vật.

- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.

- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II.Chuẩn bị :

 Nội dung ôn tập.

III.Hoạt động dạy học :

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần học 30 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 HƯỚNG DẪN HỌC I. Mục tiêu. - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả con vật. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người? 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1: Viết một đoạn văn tả hình dáng một con vật mà em yêu thích. Bài tập 2 : Viết một đoạn văn tả hoạt động một con vật mà em yêu thích. 4 Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh. - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Ví dụ: Con mèo nhà em rất đẹp. Lông màu trắng, đen, vàng đan xen lẫn nhau trông rất dễ thương. Ở cổ có một mảng lông trắng muốt, bóng mượt. Đầu chú to, tròn. Đôi tai luôn vểnh lên nghe ngóng. Hai mắt to và tròn như hai hòn bi ve. Bộ ria dài và vểnh lên hai bên mép. Bốn chân của nó ngắn, mập. Cái đuôi rất dài trông thướt tha, duyên dáng. Ví dụ: Chú mèo rất nhanh. Nó bắt chuột, thạch sùng và bắt cả gián nữa. Phát hiện ra con mồi, nó ngồi im không nhúc nhích. Rồi vèo một cái, nó nhảy ra, chộp gọn con mồi. Trong nắng sớm, mèo chạy giỡn hết góc này đến góc khác. Cái đuôi nó ngoe nguẩy. Chạy chán, mèo con nằm dài sưởi nắng dưới gốc cau. - HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau. HƯỚNG DẪN HỌC I.Mục tiêu. - Tiếp tục củng cố cho HS về cách đổi các đơn vị đo. - Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên. - Rèn kĩ năng trình bày bài. - Giúp HS có ý thức học tốt. II. Đồ dùng: - Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng: a) 12m2 45 cm2 =.....m2 A. 12,045 B. 12,0045 C. 12,45 D. 12,450 b) Trong số abc,adg m2, thương giữa giá trị của chữ số a ở bên trái so với giá trị của chữ số a ở bên phải là: A. 1000 B. 100 C. 0,1 D. 0, 001 c) = ... A. 8,2 B. 8,02 C8,002 D. 8,0002 Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a) 135,7906ha = ...km2...hm2 ...dam2...m2 b) 5ha 75m2 = ...ha = ...m2 c)2008,5cm2 = ...m2 =....mm2 Bài tập4: Một mảnh đất có chu vi 120m, chiều rộng bằng chiều dài. Người ta trồng lúa đạt năng xuất 0,5kg/m2. Hỏi người đó thu được bao nhiêu tạ lúa? Bài tập4:(HSKG) Buổi tối, em đi ngủ lúc kim phút chỉ số 12, và kim giờ vuông góc với kim phút. Sáng sớm, em dậy lúc kim phút chỉ số 12 và kim giờ chỉ thẳng hàng với kim phút. Hỏi: Em đi ngủ lúc nào? Em ngủ dậy lúc nào? Đêm đó em ngủ bao lâu? 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Lời giải : a) Khoanh vào B b) Khoanh vào A c) Khoanh vào C Lời giải: a) 135,7906ha = 1km2 35hm2 79dam2 6m2 b) 5ha 75m2 = 5,0075ha = 50075m2 c)2008,5cm2 = 0,20085m2 =200850mm2 Lời giải: Nửa chu vi mảnh đất là: 120 : 2 = 60 (m) Chiều dài mảnh đất là: 60 : (3 + 1 ) 3 = 45 (m) Chiều rộng mảnh đất là: 60 – 45 = 15 (m) Diện tích mảnh đất là: 45 15 = 675 (m2) Ruộng đó thu được số tạ thóc là: 0,5 675 = 337,5 (kg) = 3,375 tạ Đáp số: 3,375 tạ Lời giải: a) Buổi tối, em đi ngủ lúc 9 giờ tối. b) Sáng sớm, em dậy lúc 6 giờ sáng. c) Đêm đó em ngủ hết số thời gian là: 12 giờ - 9 giờ + 6 giờ = 9 (giờ) Đáp số: a) 9 giờ tối. b) 6 giờ sáng. c) 9 giờ - HS chuẩn bị bài sau. HƯỚNG DẪN HỌC I.Mục tiêu : - Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Nam và nữ. - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập1: a/ Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất của nam giới. b/ Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất của nữ giới. Bài tập 2 : a/ Chọn ba từ ngữ ở câu a bài tập 1 và đặt câu với từ đó. b/ Chọn ba từ ngữ ở câu b bài tập 1 và đặt câu với từ đó. Bài tập 3: Tìm dấu phảy dùng sai trong đoạn trích sau và sửa lại cho đúng: Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới, đều cắp sách đến trường. Những học sinh ấy, hối hả bước trên csacs nẻo đường, ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt, hay trong tuyết rơi. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Ví dụ: a/ Những từ ngữ chỉ phẩm chất của nam giới: Dũng cảm, cao thượng, năng nổ, anh hùng, kiên cường, mạnh mẽ, gan góc b/ Những từ ngữ chỉ phẩm chất của nữ giới: Dịu dàng, thùy mị, nết na, hiền hậu, hiền lành, nhân hậu, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Ví dụ: a/ Ba từ: dũng cảm; anh hùng, năng nổ. - Bộ đội chiến đấu rất dũng cảm. - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, anh Phan Đình Giót đã được phong tặng danh hiệu anh hùng. - Các bạn nam lớp em rất năng nổ trong lao động. b/ Ba từ: dịu dàng, hiền hậu, đảm đang. - Cô giáo em lúc nào cũng dịu dàng. - Bà nội em trông rất hiền hậu. - Mẹ em là người phụ nữ rất đảm đang. Đáp án: Các dấu phảy dùng không đúng (bỏ đi) sau các từ: giới, ấy, đường, gắt. - HS chuẩn bị bài sau. HƯỚNG DẪN HỌC I.Mục tiêu. - Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính diện tích, thể tích, thời gian. - Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên. - Rèn kĩ năng trình bày bài. - Giúp HS có ý thức học tốt. II. Đồ dùng: - Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng: a) Từ ngày 3/2/2010 đến hết ngày 26/3/2010 có bao nhiêu ngày? A. 51 B. 52 C. 53 D. 54 b) 1 giờ 45 phút = ...giờ A.1,45 B. 1,48 C.1,50 D. 1,75 Bài tập 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm a) 5m3 675dm3 = ....m3 1996dm3 = ...m3 2m3 82dm3 = ....m3 65dm3 = ...m3 b) 4dm3 97cm3 = ...dm3 5dm3 6cm3 = ...dm3 2030cm3 = ...dm3 105cm3 = ...dm3 Bài tập3: Một thửa ruộng hình thang có tổng độ dài hai đáy là 250m, chiều cao bằng tổng độ dài hai đáy. Trung bình cứ 100m2 thu được 64kg thóc. Hỏi thửa ruộng trên thu được bao nhiêu tấn thóc? Bài tập4: (HSKG) Kho A chứa 12 tấn 753 kg gạo, kho B chứa 8 tấn 247 kg. Người ta chở tất cả đi bằng ô tô trọng tải 6 tấn. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu xe để chở hết số gạo dó? 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Lời giải : a) Khoanh vào B b) Khoanh vào D Lời giải: a) 5m3 675dm3 = 5,675m3 1996dm3 = 1,996m3 2m3 82dm3 = 2,082m3 65dm3 = 0,065m3 b) 4dm3 97cm3 =4,097dm3 5dm3 6cm3 = 5,006dm3 2030cm3 = 2,03dm3 105cm3 = 0,105dm3 Lời giải: Chiều cao của mảnh đất là: 250 : 5 3 = 150 (m) Diện tích của mảnh đất là: 250 150 : 2 = 37500 (m2) Thửa ruộng trên thu được số tấn thóc là: 37500 : 100 64 = 24 000 (kg) = 24 tấn Đáp số: 24 tấn. Lời giải: Cả hai kho chứa số tấn gạo là: 12 tấn 753 kg + 8 tấn 247 kg = = 20 tấn 1000 kg = 21 tấn. Ta có: 21 : 6 = 3 (xe) dư 3 tấn. Ta thấy 3 tấn dư này cũng cần thêm một xe để chở. Vậy số xe cần ít nhất là: 3 + 1 = 4 (xe) Đáp số: 4 xe. - HS chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docgiao an chieu lop 5 tuan 31.doc
Giáo án liên quan