TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC : CÁI GÌ QUÝ NHẤT?
I. YÊU CẦU :
Rèn kĩ năng đọc diễn cảm bài: “Cái gì quý nhất”.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Nhắc lại kiến thức:
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài.
2. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- 3 HS đọc tiếp nối nhau đọc toàn bài. Lớp theo dõi, nhắc lại các đọc diễn cảm (Toàn bài đọc với giọng kể chuyện chậm rãi; phânbiệt lời của các nhân vật: Giọng Hùng, Quý, Nam sôi nổi, hào hứng; giọng thầy giáo: ôn tồn,chân tình, giàu sức thuyết phục
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 5. GV theo dõi uốn nắn.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp ( 3 nhóm ). Lớp nhận xét, bình chọn nhóm có nhiều bạn đọc tốt nhất, bạn đóng vai hay nhất.
20 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 9 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong từng trường hợp sử dụng dưới đây, rồi phân các nghĩa khác nhau của từ này thành hai loại: nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
bụng no; bụng đói; đau bụng; Mừng thầm trong bụng; Bụng bảo dạ; Ăn no chắc bụng; Sống để bụng, chết mang đi; Có gì nói ngay không để bụng; Suy bụng ta ra bụng người; Tốt bụng; Xấu bụng; Miệng nam mô, bụng đầy dao găm; Thắt lưng buộc bụng; Bụng đói đầu gối phải bò; Bụng mang dạ chửa; Mở cờ trong bụng; Một bồ chữ trong bụng.
- HS đọc đề làm lần lượt các bài tập vào vở rồi chữa bài.
- GV chấm, chữa bài.
Đáp án:
Bài 1: Các từ đồng nghĩa và trái nghĩa như sau:
chăm chỉ - lười biếng; gan dạ - hèn nhát; tin tưởng - bi quan; bát ngát - chật hẹp; chậm rãi - nhanh nhẹn; liên kết - chia rẽ.
Bài 2: Có thể thay thế như sau:
vàng: vàng tươi; xanh: xanh mát; nước: làn nước; xuất hiện: chòi ra; cho: biếu.
Bài 3: Các nghĩa của từ bụng:
a. Bộ phận chứa dạ dày, ruột gan ... trong cơ thể người, động vật (nghĩa gốc): bụng no; bụng đói; đau bụng; Ăn no chắc bụng;; Bụng mang dạ chửa.
b. Bụng con người coi là biểu tượng của ý nghĩ tình cảm sâu kín đối với người, với việc (nghĩa chuyển): Suy bụng ta ra bụng người;Tốt bụng; Xấu bụng; Mừng thầm trong bụng; Bụng bảo dạ Sống để bụng, chết mang đi; Có gì nói ngay không để bụng; Miệng nam mô, bụng đầy dao găm.
c. Hoàn cảnh cuộc sống (nghĩa chuyển): Thắt lưng buộc bụng; Bụng đói đầu gối phải bò.
d. Biểu tượng về tài năng, trình độ (nghĩa chuyển): Một bồ chữ trong bụng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
---------------- & ---------------
TOÁN
LUYỆN VỀ CỘNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
- Rèn kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, vận dụng các tính chất của phép cộng số thập phân để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Nhắc lại kiến thức:
2 HS nhắc lại cách cộng các số thập phân.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Phần 1: Làm bài tập ở vở bài tập trang 62; 63.
- HS lần lượt làm các bài tập 1, 2, 3, vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- GV hướng đẫn thêm cho HS còn yếu.
- GV chỉ định một số HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét, sửa shữa.
- GV chấm bài, nhận xét.
Phần 2: Làm thêm.
Bài 1: Tính nhanh:
17,8 + 6,75 + 12,2 0,01 + 6,77 + 4,99
1,75 + 0,3 + 2,25 + 1,7 0,66 + 0,34 + 1,2 + 1,8
Bài 2: Tìm x:
x - 36,18 = 44,77 x - 3,5 = 4,6 + 2,1
x - (3,3+ 2,5) = 8,8 (x - 2,7) - 3,3 = 9
Bài 3: Ngày thứ nhất dệt được 23,4m. Ngày thứ hai dệt được hơn ngày thứ nhất 3, 5m. ngày thứ ba dệt bằng cả hai ngày đầu. Hỏi trong ba ngày dệt được bao nhiêu mét vải?
HD: Ngày thứ hai dệt được: 23,4 + 3,5 = 26,9 (m)
Ngày thứ ba dệt được: 23,4 + 26,9 = 50,3 (m)
Ba ngày dệt được: 23,4 + 26,9 + 50,3 = 100,6 (m)
- HS đọc đề, tự giải vào vở rồi chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
---------------------------------- & ----------------------------------
TUẦN 11
Thứ 2 ngày 5 tháng 11 năm 2009.
TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC : CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I. YÊU CẦU :
Rèn kĩ năng đọc diễn cảm bài: “Chuyện một khu vườn nhỏ”.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Nhắc lại kiến thức:
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài.
2. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- 3 HS đọc tiếp nối nhau đọc toàn bài. Lớp theo dõi, nhắc lại cách đọc diễn cảm (Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả (khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng nhọn hoắt ... ); đọc rõ giọng hồn nhiên nhí nhảnh của bé Thu; giọng hiền từ, chậm rãi của người ông
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 3. GV theo dõi uốn nắn.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp. Lớp nhận xét, bình chọn nhóm có nhiều bạn đọc tốt nhất, bạn đóng vai hay nhất.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS đọc bài tốt.
- Dặn HS đọc trước bài “ Tiếng vọng ”.
---------------- & ----------------
TIẾNG VIỆT
LUYỆN VIẾT BÀI ĐẤT CÀ MAU
I. YÊU CẦU :
Rèn kĩ năng viết đúng, trình bày đẹp một đoạn trong bài: “Đất Cà Mau”.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Nhắc lại kiến thức:
2 HS tìm một số từ gợi tả âm thanh có âm cuối là ng
2. Hướng dẫn luyện viết:
- GV đọc đoạn cần viết: Đoạn 2
? Cây cối trên Cà Mau mọc ra sao? Người Cà Mau dựng nhà cửa thế nào? (Cây mọc thành chòm, thành rặng; rễ dài cắm sâu vào lòng đất. Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì; từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước).
- HS viết từ khó: phập phều, dông, cây dù, bờ kênh.
3. Viết bài vào vở:
- GV đọc, HS nghe và viết vào vở rồi soát lại bài.
4. Chấm, chữa bài:
- GV chấm một số bài, HS kết hợp đổi chéo vở soát lỗi, chữa bài.
- GV nhận xét quá trình luyện chữ của HS.
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS viết tốt.
- Dặn HS về nhà luyện viết thêm.
. ---------------- & ----------------
TOÁN
LUYỆN VỀ PHÉP CỘNG CÁC SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
- Rèn kĩ năng cộng hai số thập phân, tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Nhắc lại kiến thức:
2 HS nhắc lại tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng các STP
2. Hướng dẫn luyện tập:
Phần 1: Làm bài tập ở vở bài tập trang 63; 64
- HS lần lượt làm các bài tập 1, 2, 3, 4 vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- GV hướng dẫn thêm cho HS còn yếu.
- GV chỉ định một số HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét, sửa chữa.
- GV chấm bài, nhận xét.
Phần 2: Làm thêm.
Bài 1: Tính:
a/ 15,63 m + 13,8 m + 18,409 m b/ 14,69 m + 38,632 m + 5,007 m
c/ 4,37 kg + 15,9 kg + 12 kg d/ 6,38 kg + 8 kg + 17,653 kg
Bài 2: Tính nhanh:
12,8 m + 47,53 m + 63,2 m + 15,36 m + 52,47 m + 8,64 m
= (12,8 m + 63,2 m) + (47,53 m + 52,47 m) + (15,36 m + 8,64 m)
= 77 m + 100 m + 24 m = 201 m
Bài 3: Có 3 thùng đựng dầu. thùng thứ nhất đựng 13,5 lít, thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất 3 lít, thùng thứ ba có số lít bằng trung bình cộng của hai thùng đầu. Hỏi cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu.
HD: Số lít dầu ở thùng thứ hai: 13,5 + 3 + 16,5 (l)
Số lít dầu ở thùng thứ ba: (13,5 + 16,5) : 2 = 15 (l)
Số lít dầu cả ba thùng là: 13,5 + 16,5 + 15 = 45 (l)
ĐS: 45 l
- HS đọc đề, tự giải vào vở rồi chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
---------------------------------- & ----------------------------------
Thứ 6 ngày 9 tháng 11 năm 2009
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. MỤC TIÊU
- Rèn kĩ năng viết một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Nhắc lại kiến thức:
- 2 HS nhắc lai những quy định bắt buộc khi viết đơn.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Phần 1: Hoàn thành bài tập ở vở bài tập
- HS sẽ chọn một trong hai đề trang 111,112 SGK để viết.
- GV hướng dẫn: Buổi sáng em nào chọn viết đề 1 thì buổi chiều viết đề 2 hoặc ngược lại
- HS viết đơn theo đề bài tự chọn vào vở bài tập.
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm cho HS còn yếu.
- HS tiếp nối trình bày đơn đã viết.
- Lớp và GV nhận xét, sửa chữa.
Phần 2: Làm thêm.
Đề bài: Do điều kiện công tác, bố mẹ em chuyển sang làm việc ở một nơi khác. Em hãy giúp bố viết mội lá đơn gửi ban Giám hiệu trường Tiểu học nơi em chuyển đến để xin chuyển trường cho em.
- HS đọc kĩ đề bài, dựa vào mẫu đơn đã học để viết đơn theo đề ra.
- GV lưu ý HS cần ghi rõ lí do trong đơn.
- HS tự viết đơn vào vở rồi tiếp nối đọc trước lớp.
- GV nhận xét, sửa chữa những thiếu sót.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
. ---------------- & ----------------
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIỂU
- Rèn kĩ năng nhận biết được một vài quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thường dùng, hiểu tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn; đặt câu với quan hệ từ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Nhắc lại kiến thức:
- 2 HS nhắc lại khái niệm về quan hệ từ.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Phần 1: Hoàn thành các bài tập ở VBT trang 76; 77
- GV hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng
- GV chỉ định một số HS trình bày kết quả bài làm của mình.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét, cho điểm.
Phần 2: Làm thêm.
Bài 1: Tìm quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong đoạn trích sau và nêu rõ tác dụng của chúng:
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc lười biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chỉ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp.
Bài 2: Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: của, để, do, bằng, với, hoặc.
- HS đọc đề, tự làm vào vở rồi chữa bài.
- GV nhận xét chữa bài.
Đáp án:
Bài 1: Những từ in đậm.
Bài 2: - Quần áo của con đã ngắn cũn cỡn.
- Tôi nói điều này để anh suy nghĩ.
3. Củng cố ,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn HS ôn lại các bài đã học.
---------------- & ----------------
TOÁN
LUYỆN VỀ NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
- Rèn kĩ năng vận dụng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Nhắc lại kiến thức:
2 HS nhắc lại nhân một số thập phân với một số tự nhiên
2. Hướng dẫn luyện tập:
Phần 1: Làm bài tập ở vở bài tập trang 69.
- HS lần lượt làm các bài tập 1, 2, 3 vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- GV hướng dẫn thêm cho HS còn yếu.
- GV chỉ định một số HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét, sửa chữa.
- GV chấm bài, nhận xét.
Phần 2: Làm thêm.
Bài 1: Tìm X:
a/ X : 34 = 6,75 b/ X : 65 = 3,15
Bài 2: Có 24 chai đựng xăng, mỗi chai chứa 0,75 lít. Mỗi lít xăng nặng 800 gam. Hỏi 24 chai đựng đầy xăng đó nặng bao nhiêu kg? Biết 1 vỏ chai nặng 0,25 kg.
Hướng dẫn: 0,75 l xăng nặng: 800 x 0,75 = 600 (g) hay 0,6 (kg)
1 chai xăng nặng: 0,25 + 0,6 = 0,85 (kg)
24 chai xăng nặng : 0,85 x 24 = 20,4 (kg)
Đáp số: 20,4 kg
- HS đọc đề bài tự giải vào vở rồi chữa bài.
- GV chấm, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------- & ----------------------------------
File đính kèm:
- giao an buoi chieu lop 5tuan 91011.doc