THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. Mục đích yêu cầu:
-Luyện đọc:
+ Đọc đúng: Sung sướng, chuyển biến, ngoan ngoãn, vẻ vang,
+ Đọc diễn cảm: Toàn bộ bức thư đọc với giọng nhẹ nhàng, thiết tha, thể hiện sự quan tâm, niền hy vọng Bác dành cho HS. Nhấn giọng ở các từ: khác thường, sung sướng hơn nữa, cố gắng, siêng năng, trông nom, chờ đợi,
-Hiểu được:
+Nghĩa các từ: cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu và các từ ngữ khác trong bài.
+Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
-Học thuộc lòng đoạn thư:”Sau 80 năm nhờ vào công học tập của các cháu.”(Tr¶ li c¸c c©u hi 1,2,3)
32 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 1 năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi được lệnh của vua: Làm quan phải tuân lệnh vua nếu không sẽ bị tội phản nghịch Trương Định không biết làm gì cho phải lẽ.
Câu 3: Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng suy tôn Trương Định làm “Bình Tây Đại nguyên soái”.
Câu 4: Để đáp lại lòng dân Trương Địng đã không tuân lệnh nhà vua, đứng về phía nhân dân quyết ở lại cùng nhân dân chống giặc.
HĐ 3: Rút ra bài học:
+ Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
H: Năm 1962, triều đình nhà Nguyễn đã làm gì? Trương Định đã làm gì để đáp lại tấm lòng yêu nước của nhân nhân?
+Giáo viên nhận xét các ý trả lời của HS chốt ý chính và rút ra bài học (như phần in đậm ở sgk).
-HS trả lời câu hỏi và rút ra ghi nhớ.
-Đọc ghi nhớ ở sgk.
4. Củng cố – dặn dò:
-Yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình về Trương Định? (ông là tấm gương yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân mình cho dân tộc)
- Học bài, bài sau :Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước.
______________________________________________________________________
Thø b¶y ngµy 22 th¸ng 8 n¨m 2009
- Khoa học -
NAM HAY NỮ?
I. Mục tiêu:
-NhËn biÕt ra sù cÇn thiÕt ph¶it hay ®ỉi mét sè quan niƯm cđa x· héi vỊ vai trß cđa nam, n÷.
-T«n träng c¸c b¹n cïng giíi vµ kh¸c giíi, kh«ng ph©n biƯt nam, n÷.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh họa trong sách giáo khoa.
Mô hình người nam và nữ.
Hai bộ tấm phiếu có trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Bài cũ: Gọi HS trả câu hỏi – GV nhận xét ghi điểm.
H. Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
H. Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào?
3. Bài mới:
-GV giới thiệu bài: Con người có 2 giới: nam và nữ, nam và nữ có điểm gì giống và khác nhau bài học hôm nay cho chúng ta biết rõ thêm điều đó. GV ghi đề bài lên bảng.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ 1:Tìm hiểu: Sự khác nhau giữa nam và nữ về đặc điểm sinh học:
-Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 6.
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình (mỗi nhóm trình một nội dung). Nhóm khác nhận xét bổ sung.
-GV nhận xét kết hợp cho HS quan sát hình chụp trứng và tinh trứng để hiểu rõ thêm về nam và nữ. Sau đó chốt lại ý đúng:
-HS hoạt động theo nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 6.
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
-quan sát- nghe.
+Giữa nam và nữ có nhiều điểm giống nhau như có các bộ phận trong cơ thể giống nhau, cùng có thể học, chơi, thể hiện tình cảm,
+Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển làm cho cơ thể nam và nữ có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học. Ví dụ: Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng; nếu trứng gặp tinh trùng thì người nữ có khả năng có thai và sinh con
-Yêu cầu HS trả lời thêm:
H: Giữa nam và nữ về mặt sinh học có gì khác nhau?
(Nam: Cơ thể thường rắn chắc khoẻ mạnh, cao to hơn nữ.
Nữ: Cơ thể thường mềm mại, nhỏ nhắn hơn nam.
HĐ 2: Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- Yêu cầu HS mở sách trang 8, đọc và tìm hiểu nội dung trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- Chia lớp thành 2 đội, tổ chức cho HS chơi “Tiếp sức” . Mỗi đội cử 5 em tham gia chơi chọn dán những tấm phiếu vào cột phù hợp, nhóm nào hoàn thành trước và nhiều kết quả đúng sẽ thắng. Các em còn lại làm giáo khảo.
- GV nhận xét và cho HS có ý kiến vì sao mình chọn như vậy.
- Nhận xét, khen ngợi và chốt lại cách làm.
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
- Có râu
- Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng.
- Dịu dàng
- Mạnh mẽ
- Kiên nhẫn
- Tự tin
- Chăm sóc con
- Trụ cột gia đình
- Đá bóng
-Giám đốc
- Làm bếp giỏi
-Thư kí
- Cơ quan sinh dục tạo ra trứng
- Mang thai
- Cho con bú
Yêu cầu học sinh nhìn bảng đọc những đặc điểm sinh học chung và riêng của nam và nữ.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-Tìm hiểu nội dung SGK trang 8.
-HS tham gia trò chơi, Hs khác cổ vũ.
-HS giải thích nội dung mình chọn.
2 học sinh đọc.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Yêu cầu 1 HS đọc mục Bạn cần biết.
- GV Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
§Þa lÝ
Bài 1: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I. Mục tiêu:
-HS nắm được ví trí, giới hạn, hình dạng và diện tích của nước ta.
-HS chỉ và mô tả được ví trí địa lí, hình dạng nước ta, nhớ được diện tích lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) và trên quả địa cầu. Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa vị trí lãnh thổ với các phương tiện giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không.
-Tự hào về lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm: vùng đất liền, vùng trời và vùng biển.
-Nh÷ng níc gi¸p phÇn ®Êt liỊn níc ta : Trung Quèc, Lµo, Cam-pu-chia.
-Ghi nhí diƯn tÝch cđa ViƯt Nam: kho¶ng 330.000 km2.
-ChØ phÇn ®Êt liỊn ViƯt Nam trªn b¶n ®å.
II. Chuẩn bị: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, quả dịa cầu.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ môn học.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
HĐ 1: Tìm hiểu về vị trí và giới hạn nước ta.
-Gọi 1 HS đọc mục 1 SGK.
-GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát hình 1 trong SGK trả lời các câu hỏi:
+Chỉ phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
+Nêu tên các nước giáp phần đất liền của nước ta.
+ Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? Tên biển là gì?
+Kể tên một số đảo và quần đảo nước ta.
-Yêu cầu đại diện nhóm HS lên chỉ vị trí của nước ta trên bản đồ và trình bày kết quả thảo luận – GV nhận xét và hoàn thiện câu trả lời của HS.
-Gọi Hs lên bảng chỉ vị trí của nước ta trên quả địa cầu và cho biết: Vị trí nước ta có thuận lợi gì cho giao lưu với các nước khác?
GV nhận xét và kết luận: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương thuốc khu vực Đông Nam Á, có vùng biển thông với các đại dương có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không.
HĐ 2: Tìm hiểu về: Hình dạng và diện tích nước ta.
-Yêu cầu HS đọc thầm mục 2 SGK, hoạt động theo nhóm bàn rồi thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:
+Phần đất liền nước ta có gì đặc biệt?
+Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km? nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km?
+ So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bảng số liệu.
-Yêu cầu đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận – GV nhận xét và hoàn thiện câu trả lời của HS.
HĐ 3: Tổ chức chơ trò: tiếp sức.
-GV treo bản đồ Việt Nam lên bảng, chọn 2 đội mỗi đội 4 em đứng xếp hàng dọc trứoc bảng. Khi cô “bắt đầu” chỉ một địa danh (Lào, Trung Quốc, Hoàng Sa,..) lần lượt xen kẻ nhóm lên chỉ, nhóm nào chỉ đúng nhanh nhóm đó thắng.
-GV khen thưởng đội thắng.
1 HS đọc mục 1 SGK.
-HS nhận nhiện vụ, thảo luận trả lời câu hỏi GV giao.
-Đại diện nhóm HS lên chỉ vị trí của nước ta trên bản đồ và trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung.
-HS đọc thầm mục 2 SGK, hoạt động theo nhóm bàn rồi thảo luận, trả lời câu hỏi GV giao.
-Đại diện nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung.
4. Củng cố – Dặn dò:
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở SGK. GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
______________________________
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 1
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- HS biết nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt.
III. Các hoạt động dạy và học:
I. Đánh giá tình hình trong tuần 1:
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
- Các tổ trưởng đánh giá xếp loại tổ viên trước lớp (có sổ theo dõi).
- Ý kiến của các thành viên .
- GV lắng nghe, giải quyết, đánh giá chung:
Đạo đức: là tuần đầu tiên của năm học nhưng mọi nề nếp đã đi vào ổn định, đồng phục đầy đủ, ra vào lớp đúng quy định .
Học tập: đồ dùng học tập khá đầy đủ, ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp khá tốt , tích cực phát biểu xây dựng bài
Tồn tại: Một số em kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia còn chậm, có nhiều sai sót ; chữ viết chưa được cần thận
Hoạt động khác: Bước đầu đã hoà nhập được các phong trào của lớp, đội, nhà trường phát động. Cần phát huy hơn, đã bầu được cán sự lớp và lớp chia làm 4 tổ.
2. Nêu phương hướng tuần 2:
+ Duy trì và ổn định mọi nề nếp lớp .
+Phát động thi đua phong trào rèn chữ, giữ vở
+ Đi học chuyên cần đúng giờ .
+ Học và làm bài đầy đủ có chất lượng.
+ Giúp đỡ bạn yếu trong học tập.
+ Tham gia tốt tiền bảo hiểm Bảo Việt.
+ Bầu đội cờ đỏ, lập danh sách nộp về Tổng phụ trách đội.
File đính kèm:
- Giao an lop 5 Tuan 1(1).doc