Tập đọc
CHUỖI NGỌC LAM
SGK/134; 135 Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
B. Đồ dùng dạy học:
SGK, bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét và ghi điểm.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu
a) Luyện tập:
- GV chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm, 2 nhóm trình bày.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
HS đọc thầm và trả lời câu hỏi, GV chốt.
c) Đọc diễn cảm:
- GV đọc mẫu và hướng dẫn cách đọc đoạn 1.
- 2 HS đọc.
- HS đọc trong nhóm (theo vai) đoạn 1, nhận xét.
- Hỗ trợ nhóm trưởng giúp đỡ.
- 3 nhóm trình bày, nhận xét.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài mới.
17 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối lớp 5 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h
a) Bài 1: Xếp từ in đậm vào bảng phân loại
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS trình bày, nhận xét.
b) Bài 2: Viết đọan văn và xác định động từ, tính từ, quan hệ từ
- GV hướng dẫn ch HS cách viết.
- HS thực hiện.
- HS đọc bài làm, nhận xét.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV cho bài tập trắc nghiệm, HS thực vào bảng con.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài mới.
D. Bổ sung:
- Ở bài tập 1, GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm tư.
Địa lí
GIAO THÔNG VẬN TẢI
SGK/ Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta:
+ Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.
+ Tuyến đường sắt Bắc-Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
* Học sinh khá, giỏi:
- Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta: toả khắp nước; tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc-Nam.
- Giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc-Nam: do hình dáng đất nước theo hướng Bắc-Nam.
* Tích hợp nội dung tài nguyên, môi trường biển đảo ( hoạt động 1; 3 )
B. Đồ dùng dạy học:
SGK, bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- GV gọi HS nêu câu hỏi, HS trả lời.
- Nhận xét và ghi điểm.
2. Bái mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu
b) Các hoạt động:
b1) Hoạt động 1: Các loại hình giao thông vận tải
- HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi 1 trong SGK.
- HS trình bày kết quả, nhận xét.
- GV kết luận SGK tr.109.
* Biết giao thông đường biển là một loại hình giao thông hết sức quan trọng ở nước ta.
* Biết một số cảng lớn
- GV hỏi: vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất?
b2) Hoạt động 2: Phân bố một số loại hình giao thông
- HS thảo luận câu 2 SGK.
- Hỗ trợ nhóm trưởng giúp đỡ.
- Các nhóm trình bày, nhận xét.
- GV kết luận.
* Tích hợp GDBVMT: Giao thông đường bộ, đường thủy, đường không, nước ta có đủ các loại phương tiện giao thông này nên đòi hỏi chúng ta cần phải kiểm tra nghiêm ngặt nhưng phương tiện giao thông quá cũ kĩ phát ra tiếng ồn và khí thải ra môi trường một cách dữ dội.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
* Qua đó, HS hiểu về nguồn lợi của biển, có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài mới.
D. Bổ sung:
- Ở hoạt động 2, GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm tư.
Thứ sáu ngày 29 tháng 11 năm 2013
Âm nhạc
ÔN TẬP HAI BÀI HÁT:
“NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA” VÀ “ƯỚC MƠ”
NGHE NHẠC
SGK/ Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời.
- Tích hợp HĐNGLL: Nói chuyện về mái trường và thầy cô
B. Đồ dùng dạy học:
Thanh phách.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động riêng đầu tiết
GV kể cho HS nghe về mái trường nơi các em đang học .Về thầy cô những người đã và đang cống hiến hết mình vì HS thân yêu.
Qua đó giáo dục các em tin yêu và gắng công học tập đền đáp công ơn thầy cô.
1. Phần mở đầu:
Giới thiệu nội dung bài học.
2. Phần hoạt động:
a) Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát
* Ôn bài hát “Những bông hoa những bài ca”
* Ôn bài hát “Ước mơ”
Tổ chức cho HS:
- 1 em hát “Gió vờn mong chờ”.
- Cả lớp hát: “Em khao khát muôn nhà”.
- Phần 2 nhóm hát thi đua.
b) Nội dung 2: Nghe nhạc
GV cho HS nghe 1 bài hát thiếu nhi hoặc 1 bài dân câu hỏi và yêu cầu HS nêu cảm nhân của mình.
3. Phần kết thúc:
- Cả lớp hát lại 2 bài hát.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài mới.
D. Bổ sung:
- GV tổ chức cho HS thi hát hay trước lớp.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
SGK/143 Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK.
B. Đồ dùng dạy học:
SGK, bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ tiết trước.
- Nhận xét và ghi điểm.
2. Hoạt động 2: Luyện tập làm biên bản cuộc họp
- Một HS đọc đề bài và gợi ý 1, 2, 3 trong SGK.
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị làm bài tập.
- Mời HS nối tiếp nói trước lớp:
+ Các em chọn viết biên bản cuộc họp nào?
+ Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra vào thời điển nào?
- GV cùng HS trao đổi xem những cuộc họp ấy có cân ghi biên bản không?
- GV lưu ý HS: Chú ý trình bày biên bản đúng với thể thức của 1 biên bản.
- HS đọc lại phần gợi ý.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm thi đọc (diễn cảm) biên bản, bình chọn.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại cách viết biên bản.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài mới.
D. Bổ sung:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi.
Toán
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
SGK/71 Thời gian dụ kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, c), bài 2 trang 71.
B. Đồ dùng dạy học:
SGK, bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Chia một số thập phân cho một số thập phân
a) Ví dụ 1: GV nêu bài toán SGK, yêu cầu HS nêu cách giải
- Từ đó hướng dẫn HS chuyển phép chia 23,56:6,2 thành phép chia 235,6:6,2.
- HS nêu cách thực hiện phép chia.
- GV nhấn mạnh: Đối với quy tắc này đòi hỏi xác định số các chữ số ở phần thập phân của số chia (chứ không phải số bị chia).
b) Ví dụ 2: 82,55 : 1,27 = ?
- Yêu cầu HS thực hiện bảng con.
- Nhận xét, nêu lại cách chia.
- HS rút ra quy tắc chia.
- GV nêu quy tắc SGK, HS nêu thuộc quy tắc.
2. Hoạt động 2: Thực hành
a) Bài 1 a; b; c: Đặt tính rồi tính
HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng phụ, nhận xét.
b) Bài 2: Giải toán
HS làm bài theo nhóm đôi, 1 em làm bảng phụ, nhận xét.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- 2 HS nêu quy tắc chia.
- Tính nhanh: 12,88:0,25.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài mới.
- Nhận xét tiết học.
D. Bổ sung:
- Ở bài tập 2, GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
Khoa học
XI MĂNG
SGK/ Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của xi măng.
- Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
- Quan sát, nhận biết xi măng.
* Tùy theo điều kiện địa phương mà GV có thể không cần dạy một số vật liệu ít gặp, chưa thực sự thiết thực với HS.
B. Đồ dùng dạy học:
SGK, bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học:
* Khởi động:
1. Bài cũ:
- Cho HS trắc nghiệm lại nội dung bài trước.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu
b) Các hoạt động:
b1) Hoạt động 1: Thảo luận
* Mục tiêu:
HS kể được tên một số nhà máy xi măng ở nước ta.
* Cách tiến hành:
- Từng đôi thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Ở địa phương bạn, xi măng được dùng để làm gì?
+ Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta?
- Vài nhóm nêu kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
b2) Hoạt động 2: Thực hành xử lý thông tin
* Mục tiêu:
- Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng.
- Nêu được tính chất, công dụng của xi măng.
* Cách tiến hành:
- 6 nhóm đọc thông tin, thảo luận các câu hỏi SGK tr.59 và ghi câu trả lời vào bảng phụ.
- Từng nhóm lần lượt trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét kết luận các câu trả lời của HS và hỏi thêm: xi măng được làm từ những vật liệu nào?
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
* Tích hợp GDBVMT: Việc những nhà máy xi măng ở gần khu dân cư sẽ phát tán bụi gây nhiều bệnh về đường hô hấp nên đòi hỏi phải di dời gấp những nhà máy gần khu dân cư đồng thời cũng phải đưa những trang thiết bị tiên tiến vào sản xuất bỏ những trang thiết bị đã quá lạc hậu.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV đặt câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài mới.
D. Bổ sung:
- Ở hoạt động 1, GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm lớn.
SINH HOẠT TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá xét tình hình hoạt động trong tuần vừa qua.
- Đề ra phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới.
- Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động.
B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động:
1. Ưu điểm:
-Tất cả các em Hs luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ, tham gia tốt công tác trực nhật lớp. Có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. Các em Hs đều chị khó, chăm chỉ, trong học tập.
2. Khuyết điểm:
-Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số Hs tham gia công tác trực nhật lớp chưa nhiệt tình. Chưa thật sự vâng lời thầy, cô giáo, hay nói chuyện riêng, còn làm việc riêng trong giờ học. Chưa tập trung nghe giảng, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, tham gia công tác lao động chưa tốt.
C. Phương hướng tuần tới:
1. Hạnh kiểm:
- Giáo viên thường xuyên nhắc nhở cho Hs biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. Hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy trường, lớp, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo.Tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
2. Học tập:
- Trong tuần tới, GVCN thường xuyên GD, nhắc nhở Hs trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. Luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do.
3. Các hoạt động khác:
- Ngoài ra, các em còn phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức, nhất là thể dục giữa giờ. Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học. Tham gia tích cực công tác lao động vệ sinh.
File đính kèm:
- TUẦN 14a.doc