Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 34 - Thứ 2

Tập đọc

Lớp học trên đường

I – Mục đích, yêu cầu

1. Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài,đúng các tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).

2.Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

II -Đồ dùng dạy-học

Tranh minh họa bài học trong SGK. hai taaph truyện không gia dình (nếu có) .

III –Các hoạt động dạy-học

A –Kiểm tra bài cũ

Hai, ba HS đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.

B –Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

a)Luyện đọc

- Một, hoặc hai HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc toàn bài.

- HS quan sát tranh minh họa lớp học trên đường; nói về tranh (một bái đất.vẻ phấn chấn).

- Một HS đọc xuất xứ của trích đoạn truyện sau bài đọc. GV giới thiệu hai tập truyện không gia đình của tác giả người phấp Héc-to Ma-lô - một tác phẩm được trẻ em và người lớn trên toàn thế giới yêu thích.

- GV ghi bảng các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi. HS cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh - đọc khẽ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 34 - Thứ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Thứ 2 ngày 07 tháng 05 năm 2007 Tập đọc Lớp học trên đường I – Mục đích, yêu cầu 1. Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài,đúng các tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi). 2.Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi. II -Đồ dùng dạy-học Tranh minh họa bài học trong SGK. hai taaph truyện không gia dình (nếu có) . III –Các hoạt động dạy-học A –Kiểm tra bài cũ Hai, ba HS đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời các câu hỏi về nội dung bài. B –Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a)Luyện đọc - Một, hoặc hai HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc toàn bài. - HS quan sát tranh minh họa lớp học trên đường; nói về tranh (một bái đất...vẻ phấn chấn). - Một HS đọc xuất xứ của trích đoạn truyện sau bài đọc. GV giới thiệu hai tập truyện không gia đình của tác giả người phấp Héc-to Ma-lô - một tác phẩm được trẻ em và người lớn trên toàn thế giới yêu thích. - GV ghi bảng các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi. HS cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh - đọc khẽ. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện (2-3 lượt). có thể chia truyện thành 3 đoạn để luyện đọc: đoạn 1 (từ đầu đến không phải ngày một ngày hai mà đọc được), đoạn 2 (tiếp theo đến con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi), đoạn 3 (phần còn lại). GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ khó (ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng); sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS. - HS luyện đọc theo cặp. - một, hai HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm bài văn – giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, điềm đạm; khi nghiệm khắc (lúc khen con chó với ý chê trách Rê-mi), lúc nhân từ, cảm động (khi hỏi Rê-mi có thích học không và nhận được lời đáp của cậu); lời đáp của Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc. b) Tìm hiểu bài - Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào ? (HS đọc đoạn 1, trả lời: Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.) - Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh ? (HS đọc lướt bài văn, trả lời: lớp học rất đặc biệt: học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi. – Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường. – lớp học ở trên đường đi.) - Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau như thế nào ? (Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. nhưng Ca-pi có trí nhớ tốt hơn Rê-mi, những gì đã vào đầu thì nó không bao giờ quên. Rê-mi lúc đầu...những thanh gỗ.) - Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học. (HS đọc thầm lại truyện, và trả lời: . Lúc này trong túi...cả các chữ cái. . bị thầy chê trách,...đã đọc được. . khi thấy hỏi có thích học hát không, Rê-mi trả lời: đấy là điều con thích nhất...) Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em ? (HS phát biểu, VD: trẻ em cần được dạy dỗ, học hành./ người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập./ để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.) c) Đọc diễn cảm - GV hướng dẫn 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 3 đoạn truyện theo gợi ý ở mục 2a. - GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn truyện. 3. Củng cố, dặn dò Toán Luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán về chuyển động đều. II. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ Yêu cầu HS lam bài tập SGK Giáo viên nhận xét B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 Yêu cầu HS đọc và làm bài Giáo viên nhận xét Bài 2 Yêu cầu HS đọc bài Bài toán cho biết gì? hỏi gì? Hãy nêu cách tính? Yêu cầu HS lam bài Bài 3 Yêu cầu HS đọc bài Bài toán thuộc những dạng toán nào? Yêu cầu HS lam bài Giáo viên nhận xét Củng cố, dặn dò. 2HS làm Lớp nhận xét 3HS làm vào vở, lớp làm vào vở nhận xét 1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK + Quãng đường AB = 90km + Thời gian ô tô đi = 1,5 giờ + Vô tô = 2.Vxe máy + Ô tô đến trước xe máy bao lâu? + Tính vận tốc của ô tô rồi ta se tìm được vận tốc của xe máy. Sau đó tính thời gian xe máy HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở Lớp nhận xét 1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK + Dạng chuyển động ngược chiều + Dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ 1HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở Lớp nhận xét Khao học Tác động của con người đến môi trường không khí và nước mục tiêu - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ôi nhiễm. - Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ôi nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương. - Nêu tác hại của việc ôi nhiễm không khí và nước. đồ dùng dạy-học Hình trang 138, 139 SGK. hoạt động dạy-học Hoạt động 1 : quan sát và thảo luận Bước 1: Làm việc theo nhóm nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các công việc ssau: - Quan sát các hình 138 SGK và thảo luận câu hỏi: Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ôi nhiễm không khí và nước. - Quan sát các hình 139 SGK và thảo luận câu hỏi : + Điều gì xẩy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đạu dương bị rò rỉ ? + Tại sao một số cây trong hình 5 trang 139 SGK bị trụi lá ? Nêu mối liên quan giữa ôi nhiễm môi trường không khí với ôi nhiễm môi trường đất và nước. Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. các nhóm khác bổ sung. Dưới đây là gợi ý trả lời các câu hỏi trên: - Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra. - Nguyên nhân gây ôi nhiễm nước: + Nước thải từ các thành phố, nhà máy và các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học chảy ra sông, biển,... + Sự đi lại của tàu thuyền trên sông, biển, thải khí độc, dầu nhờn,... - Tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ dẫn đến hiện tượng biển bị ôi nhiễm làm chết những động vật, thực vật sống ở biển và chết cả những loài chim kiếm ăn ở biển. - Trong không khí chứa nhiều khí thải độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp. Khi trời mưa cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm ôi nhiễm môi trường đất và môi trường nước, khiến cho cây cối ở những vùng đó bị trụi lá và chết. kết luận: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ôi nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất. Hoạt động 2: thảo luận - GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: + Liên hệ những việc làm của người dân ở địa phương dẫn đến việc gây ôi nhiễm môi trường không khí và nước. + Nêu tác hại của việc gây ôi nhiễm không khí và nước. ( HS có thể nêu những việc gây ôi nhiễm không khí như đun than tổ ong gây khói, công việc sản xuất tiểu thủ công, các nhà máy ở địa phương,...những việc làm gây ôi nhiễm nước như vứt rác xuống ao hồ,...cho nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải nhà máy chảy trực tiếp ra sông , hồ,...).

File đính kèm:

  • docthu 2.doc
Giáo án liên quan