Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 31

Tập đọc Tiết 61

CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN ( Trang126)

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Bài văn nói lên nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp công sức cho Cách mạng.

 - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các

cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Chú giải về bà Nguyễn Thị Định và các từ:

 truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li

- HSHN: Biết đọc bài văn, trả lời được câu hỏi 1,2.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với từng

 nhân vật.

3. Thái độ: Giáo dục HS tinh thần yêu nước.

II. Đồ dùng dạy-học

 - GV:Tranh minh hoạ trang 126, SGK

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc43 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 31, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 Đạo đức Tiết 30 Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên( Trang43) (Nội dung tích hợp: SDNLTK&HQ) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. - Biết vì sao phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . - Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học. - GV:Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên ... - Các hình ảnh trong SGK. III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (3p) + CH: Em biết gì về tổ chức Liên Hợp Quốc?: Là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài và nêu nội dung yêu cầu bài học Hoạt động 2:Tìm hiểu thông tin trong SGK - GV yêu cầu HS xem ảnh và đọc các thông tin trong bài. - GV: Cho các nhóm thảo luận các câu hỏi trong SGK. - Đại diện các nhóm trình bày . - Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến. - GV nhận xét kết luận . - HS đọc ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 3: Làm bài tập 1 (SGK) - GV nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm bài tập cá nhân. - GV mời 1 số HS trình bày kết quả . - GV nhận xét bổ sung . Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ (Bài tập 3 , SGK) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận . - GV cho HS thảo luận và trình bày kết quả . - GV nhận xét sửa sai . (1p) (9p) (7p) (9p) Ghi nhớ: bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người hôm nay và mai sau. + Trừ nhà máy xi măng , vườn cà phê , còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên . Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bảo đảm cho cuộc sống của mọi người , không chỉ thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau ; để trẻ em được sống trong môi trường trong lành , an toàn , như công ước quốc tế về quyền trẻ em đã quy định . + ý kiến (b) ,(c) là đúng . + ý kiến (a) là sai. Tài nguyên thiên nhiên có hạn, con người phải biết dùng tiết kiệm. 4. Củng cố: (2p) +CH: Qua bài học bài hôm nay em rút ra điều gì? Tài nguyên thiên nhiên là có hạn , cần bảo vệ và sử dụng hợp lí. - Nhắc lại nội dung bài. 5. Dặn dò: ( 1p) Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên( Tiếp) Lịch sử Tiết 31 khu di tích lịch sử tân trào I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nêu được một số địa danh chính của khu di tích lịch sử Tân Trào – Thủ đô của khu giải phóng. - HSHN: Nêu được một số địa danh chính của khu di tích lịch sử Tân Trào. 2. Kĩ năng: Rèn luyện phát triển kĩ năng nhận biết và ghi nhớ các sự kiện lịch sử. Chỉ được các địa danh lịch sử trên bản đồ, lược đồ. 3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu quê hương, tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương mình. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang, lược đồ khu di tích lịch sử Tân Trào III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu khái quát vị trí địa lí xã Tân Trào. - GV: Sử dụng bản đồ hành chính Tuyên Quang để giới thiệu khái quát. - HS: Lên bảng chỉ trên bản đồ vị trí xã Tân Trào và khu di tích lịch sử chính - GV: Nhận xét và chốt ý đúng. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số di tích lịch sử chính của khu của khu Tân Trào. + CH: Khu Tân Trào có những di tích lịch sử nào? + CH: Mỗi di tích gắn với di tích lịch sử nào? - HS: Chỉ trên lược đồ khu di tích lịch sử Tân Trào những di tích lịch sử chính. + CH: Trong thời kì chống thực dân Pháp, Tân Trào được gọi là gì? - GV: Đọc cho HS nghe câu chuyện: “ Nhiệm vụ của Uỷ ban dân tộc” (10p) (20p) - Những di tích lịch sử chính của Tân Trào là: Rừng Là Nừa, Đình Tân Trào, Đình Hồng Thái, lán Là Nừa, cây đa Tân Trào, Khuổi Kịch, hang Bòng. - Đình Tân Trào, Đình Hồng Thái, lán Là Nừa, cây đa Tân Trào, hang Bòng, ... - Cây đa Tân Trào: Nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên ngày 16 - 8- 1945. - Lán Nà Lừa: nơi lãnh tụ Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22- 8- 1945. - Hang Bòng: Nơi ở và làm việc của Hồ Chí Minh. + Lần thứ nhất: Từ tháng 5/ 1951 đến 3/ 1952. + Lần thứ hai: Từ tháng 5/ 1952 đến cuối năm 1952. - Tân Trào là thủ đô của khu giải phóng, là căn cứ địa cách mạng trong những ngày đầu chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám. 4. Củng cố: (3p) GV nhắc lại nội dung bài, nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: (1p) Sưu tầm những mẩu chuyện về Bác Hồ khi ở Tân Trào. Địa lí Tiết 31 vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Tuyên quang I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết vị trí địa lí, giới hạn của tỉnh Tuyên Quang. Biết được đặc điêm nổi bật của điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên quang, diện tích, các con sông chảy qua địa phận tỉnh Tuyên Quang. - HSHN: Biết vị trí địa lí, giới hạn của tỉnh Tuyên Quang, diện tích và tên các con sông của tỉnh Tuyên Quang. 2. Kĩ năng: Kĩ năng xác định được vị trí địa lí, giới hạn của tỉnh Tuyên Quang trên lược đồ (bản đồ) 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu quê hương, đất nước, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, - Lược đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (2p) + CH: Nêu đặc điểm của châu Đại Dương? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Hoạt động 2: Xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính. - HS: quan sát bản đồ hành chính Việt Nam. - GV: Chỉ và giới thiệu. - GV: Cho HS quan sát lược đồ hành chính Tuyên Quang + CH: Tỉnh Tuyên Quang tiếp giáp với những tỉnh nào? + CH: Tuyên Quang gồm mấy huyện, thành phố? + CH: Nêu những thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí với sự phát triển kinh tế – xã hội? Hoạt động 3: Tìm hiểu một số đặc điểm tự nhiên nổi bật. - GV: Cho HS quan sát bản đồ tự nhiên Tuyên Quang. + CH: Hãy nêu đặc điểm chính của địa hình tỉnh Tuyên Quang? + CH: Trình bày đặc điểm khí hậu của Tuyên Quang? + CH: Nêu những con sông lớn chảy qua địa phận tỉnh Tuyên Quang? + CH: Điều kiện tự nhiên có thuân lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế? (1p) (15p) (15p) - Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc nước ta nằm giữa Tây Bắc và Đông Bắc của nước ta. Diện tích toàn tỉnh là 5868 km2, phía Bắc và Tây Bắc giáp với Hà Giang, phía Đông và Đông Bắc giáp với Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, phía Tây giáp với Yên Bái, phía Nam giáp với Phú Thọ, thành phố Tuyên Quang cách Hà Nội 165 km. - Tuyên Quang gồm 6 huyện và 1 thành phố là: Sơn Dơng, Yên Sơn, Chiêm Hoá, Lâm Bình, Na Hang, thành phố Tuyên Quang. * Thuận lợi: Nhờ có quốc lộ số 2 , tuyến giao thông huyết mạch chạy trên địa bàn tỉnh khoảng 90 km, Tuyên Quang có thể giao lưu với Hà Giang, các tỉnh miền núi phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội165 km Tuyên Quang có điều kiện trao đổi kinh tế với một số tỉnh miền núi Bắc Bộ. Ngoài ra, giao thông đường sông cũng là đường giao thông quan trọng. *Khó khăn: Đây là một tỉnh miền núi, lại nằm sâu trong nội địa, nền kinh tế nhìn chung còn chậm phát triển, cấu kết hạ tấn còn thấp kém, việc giao lưu, trao đổi hàng hoá với các tỉnh chủ yếu trông cậy vào đường ô tô và một phần đường sông. Do đó việc liên kết kinh tế với các tỉnh khác còn hạn chế. - Địa hình Tuyên Quang tương đối đa dạng và phức tạp với hơn 70% diên tích là đồi núi, núi cao chiếm 50% diên tích. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh – khô hạn, mùa hè nóng ẩm – mưa nhiều. - Sông Gâm, sông Lô, sông Phó Đáy. - Thiên nhiên đã ban tặng cho Tuyên Quang nhiều hang động, hồ, thác nước đẹp, những cánh rừng nguyên sinh với nhiều động vật quý hiếm. - Tuyên Quang có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu, phát triển du lịch sinh thái , thuỷ điện, ... 4. Củng cố: (1p) Nhận xét tiết học 5. Dặn dò: (1p) Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Địa lí địa phương ( Tiếp). Kỹ thuật Tiết 30 Lắp rô-bốt (Tiết 1) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp rô-bốt. - Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. - HSHN: Biết lắp rô bốt. 2. Kỹ năng: Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. 3. Thái độ :- Giáo dục HS có ý thức rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: - Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật L5. - HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật L5. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ : (2p) + HS nêu lại các bước lắp máy bay trực thăng. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu rô-bốt đã lắp sẵn. - HS quan sát mẫu rô-bốt. - HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi: + Để lắp được rô-bốt, theo em cần có mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó. Hoạt động 3: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. a) Hớng dẫn chọn các chi tiết. - GV cho 1,2 HS lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết . - HS cả lớp quan sát và bổ sung cho bạn. b) Lắp từng bộ phận. - GV hướng dẫn HS lắp từng bộ phận rô-bốt theo các bước (trong SGK). c) Lắp ráp rô-bốt. - GV hướng dẫn HS lắp ráp rô-bốt theo các bước (trong SGK). - GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng. c) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp. - HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. - GV theo dõi, uốn nắn. (1p) (10p) (18p) - Cần có 6 bộ phận: chân rô-bốt ; thân rô-bốt ; đầu rô-bốt ; tay rô-bốt ; ăng-ten ; trục bánh xe. - Các bước lắp rô-bốt: + Lắp chân rô-bốt. + Lắp thân rô-bốt. + Lắp đầu rô-bốt. + Lắp tay rô-bốt + Lắp ăng-ten. + Lắp trục bánh xe. 4. Củng cố: (2p) - HS nhắc lại các bước lắp rô-bốt. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: (1p) - Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Lắp rô-bốt (tiết 2).

File đính kèm:

  • docTuan thu 31.doc