Tập đọc
Đất nước
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước.
2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nưc tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh SGK
III. Hoạt động dạy học
4 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 27 - Thứ 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 4 ngày 21 tháng 03 năm 2007
Tập đọc
Đất nước
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước.
2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nưc tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh SGK
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi HS đọc 3đoạn của bài tranh làng Hồ và trả lời các câu hỏi ở SGK.
Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc.
Yêu cầu HS đọc bài
GV theo dõi để sửa lỗi phát âm cho HS như: xao xác; chớm lạnh; phù sa; rì rầm...
Yêu cầu HS đọc bài lần 2
GV theo dõi và lưu ý cách ngắt nhịp cho HS
GV đọc mẫu.
b, Tìm hiểu bài.
Yêu cầu HS đọc bài 2 khổ thơ đầu.
? “Những ngày thu đã xa” được tả trong hai khổ thơ này đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó.
Yêu cầu HS đọc khổ thơ 3
? Cảnh đất nước trong mùa thu mới được miêu tả ntn?
? Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để miêu tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của kháng chiến?
Yêu cầu HS đọc 2 khổ thơ cuối.
? Lòng tự hào về đất nước td, về truyền thống bất khuất của DT được thể hiện qua những TN, hình ảnh nào trong 2 khổ thơ này?
# Giáo viên nhận xét và giảng thêm
? Em hãy nêu nội dung chính của bài?
c, Luyện đọc diễn cảm.
Yêu cầu HS đọc bài, lớp theo dõi để thống nhất giọng đọc.
Treo bảng phụ ghi đoạn 4+5
GV đọc mẫu
Yêu cầu HS đọc bài theo cặp.
TC thi đọc diễn cảm
Giáo viên nhận xét, cho điểm
3. Củng cố, dặn dò.
3 HS dọc và trả lời
+ 5HS đọc bài, mỗi HS đọc một khổ thơ
Lớp theo dõi
+5HS đọc bài, mỗi HS đọc một khổ thơ
Lớp theo dõi
+ HS theo dõi
+ 1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ sáng mát trong; gió thổi mùa thu hương cốm mới; sáng chớm lạnh; thềm nắng; lá rơi đầy; người .... đầu không ngoảnh lại.
+ 1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ Rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới, trong biếc nói cười thiết tha.
+ Nhân háo làm cho đất trời cũng biết thay áo mới, cũng nói cười như con người để thể hiện niềm vui phấp phới rộn ràng ...
+ 1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ TN: đây những, của chúng ta, chưa bao giờ khuất, rì rầm trong tiếng đất, vọng nói về.
+ Thể hiện niềm vui, tự hào về đất nước tự do, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
HS theo dõi và lắng nghe
HS đọc theo cặp
3HS thi đọc diễn cảm
3HS thi đọc thuộc lòng
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố cách tính quãng đường
- Rèn luyện kĩ năng tính toán.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi bài tập 1
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS lam bài tập 2VBT và nêu công thức tính quãng đường.
Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới
Bài 1
Treo bảng phụ ghi bài tập 1
Yêu cầu HS đọc bài
Hãy nêu nhận xét
# Ta cần phải đổi thòi gian ra giờ vì vận tốc đo bằng km/ giờ.
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Bài 2
Yêu cầu HS đọc bài
Để tính được quãng đường ta phải tính gì? sau đó làm gì nữa?
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Bài 3
Yêu cầu HS đọc bài
Nếu để 15 phút thì có tính được không? vì sao?
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Bài 4
Yêu cầu HS đọc bài
Để tính được s của Căngguru ta cần làm gì?
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
3. Củng cố, dặn dò.
2HS làm và trả lời
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ vận tốc là km/giờ, thời gian là phút, giờ
+ HS lắng nghe
1HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ Tính được thời gian đi sau đó đổi ra giờ
1HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ Không vì vận tốc là km/giờ
1HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ Đổi 1phút 15 giây ra giây
+ 1HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét
Tập làm văn
Ôn tập về tả cây cối
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Củng cố hiểu biết về văn tử cây cối: Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối, trình tự miêu tả. Những giác qunan được sử dụng đẻ quan sát. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài văn.
2. Nâng cao kĩ năng làm bài văn tả cây cối.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng học nhóm , VBT
bảng phụ ghi sẵn các bộ phận của cây
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS đọc bài văn đã viết về tả đồ vật
Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
Yêu cầu HS đọc đoạn văn “ Cây chuối mẹ”
? Cây chuối mẹ được miêu tả theo trình tự nào?
? Còn có thể tả cây chuối theo trình tự nào nữa?
? Cây chuối được tả theo cảm nhận của các giác quan nào?
? Còn có thể quan sát cây cói bằng những giác quan nào?
? Tìm các hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để tả cây cối?
# Giáo viên nhận xét
# Treo bảng phụ ghi sẵn các kiến thức về tả cây cối.
Yêu cầu HS đọc bài
Bài 2
Yêu cầu HS đọc bài
? Em chon bộ phận nào của cây để tả? Hãy giới thiệu cho bạn biết?
Đọc phần chú ý:
Yêu cầu HS lam bài
3. Củng cố, dặn dò.
2HS đọc
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ Từng thời kì phát triển của cây: non – to – mẹ.
+ Tả bao quát đến chi tiết từng bộ phận
+ Theo ấn tượng của thị giác: Thấy hình giáng của cây lá hoa.
+ Còn có thể quan sát bằng xúc giác, thị giác, khứu giác.
+ tàu lá nhỏ xanh lơ, dì như lưỡi mác, các tàu lá ngả ra như những cái quạt lớn ...
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
3HS giới thiệu về các bộ phận cây mình định tả
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
3HS đọc bài làm của mình, lớp nhận xét
Đính kq, chữa bài, nhận xét
Kĩ thuật
lắp xe chở hàng ( T3)
I –mục tiêu
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe chở hàng.
- Lắp được xe chở hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II -đồ dùng dạy-học
- Mộu xe chở hàng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III –các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động 3. HS thực hành lắp xe chở hàng
a) Chọn chi tiết
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
- Trước khi HS thực hành, GV cần:
+ Cho một HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để cả lớp nắm rõ quy trình lắp xe chở hàng.
+ Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS cần lưu ý một số điểm sau:
+ khi lắp phần ca bin cần chú ý vị trí các lỗ của tấm chữ L, thanh thẳng 7 lỗ.
+ khi lắp mui xe và thành bên xe, cần chú ý vị trí trong, ngoài của thành chữ U dài, tấm 25 lỗ và thanh thẳng 5 lỗ.
- GV cần theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS(hoặc nhóm) còn lúng túng.
c) Lắp ráp xe chở hàng(H1-SGK)
- HS lắp ráp theo các bước trong SGK.
- GV nhắc HS lưu ý khi lắp ráp các bộ phận với nhau, cần phải:
+ chú ý vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận với nhau (khi lắp thành sau, mui xe và thành bên vào thùng xe).
+ Các mối ghép phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch.
- GV quan sát và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm )còn lúng túng.
Hoạt động 4. Đánh giá sản phẩm
GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.
- GV nhắc lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- Cử 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức: hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B. những HS hoàn thành sớm, sản phẩm bảo đảm yêu cầu kĩ thuật được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
- GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
IV –nhận xét-dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe chở hàng.
- GV nhắc HS đọc trtước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học bài “lắp xe cần cẩu”.
File đính kèm:
- Thu 4.doc