Tiết 2 Toán Tiết 131
LUYỆN TẬP (Trang 139)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố cách tính vận tốc.
2. Kĩ năng: Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng nhóm
III.Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
21 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 27 năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4. Củng cố: (2p) GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về học đọc phần ghi nhớ.
Tiết 4 Chính tả: (nhớ viết) Tiết 27
CỬA SÔNG (Trang 84)
I. Mục tiêu 1.
Kiến thức: Nhớ viết lại đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông. Tiếp tục ôn tập quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài.
2. Kĩ năng: Viết đúng, đẹp đúng mẫu và cỡ chữ.
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ để HS làm BT 2
III.Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn nhớ - viết.
- 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS cả lớp nhẩm lại 4 khổ thơ
- GV nhắc HS chú ý những từ khó
- Nêu nội dung chính của bài thơ?
- HS nhớ viết.
- GV thu một số bài để chấm.
- GV nhận xét.
Hoạt động3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài. Gạch dưới trong VBT các tên riêng vừa tìm được; giải thích cách viết các tên riêng đó.
- GV phát phiếu riêng cho 2 HS làm bài.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- 2 HS làm bài trên phiếu, dán bài trên bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
(1p)
(20p)
(10p)
Bài tập 2:
*Lời giải:
- Tên riêng:
+ Tên người: Cri-xtô-phô-rô, A-mê-ri-gô
Ve-xpu-xi, Et-mâm Hin-la ri, Ten-sinh
No-rơ-gay.
+ Tên địa lí: I-ta-li-a Lo-ren, A-mê-ri-ca, E-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu Di-lân.
- Giải thích cách viết:
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
Tên địa lí: Mĩ, Ân Độ, Pháp.
Viết giống như cách viết tên riêng VN.
4. Củng cố: (1p) GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2013
Tiết 1 Âm nhạc
Giáo viên bộ môn dạy
Tiết 2 Toán Tiết 135
LUYỆN TẬP (Trang 143)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố cách tính thời gian của chuyển động. Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường.
2. Kĩ năng: Thực hành tính thời gian của một chuyển động.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu bài tập.
III.Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (2p) - Nêu quy tắc và công thức tính thời gian của một chuyển động.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động2: Bài mới.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào phiếu bài tập.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào vở.
- 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
(1p)
(30p)
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.
*Kết quả:
Thời gian ở cột 1 là: 4,35 giờ
Thời gian ở cột 2 là: 2 giờ
Thời gian ở cột 3 là: 6 giờ
Thời gian ở cột 4 là: 2,4 giờ
Bài 2: Bài giải:
1,08 m = 108 cm
Thời gian ốc sên bò là:
108 : 12 = 9 (phút)
Đáp số: 9 phút.
Bài 3:
Bài giải:
Thời gian đại bàng bay quãng đường đó là:
72 : 96 = 0,75(giờ)
0,75 giờ = 45 phút
Đáp số: 45 phút.
Bài 4:
Bài giải:
10,5 km = 10500 m
Thời gian rái cá bơi quãng đường đó là:
10500 : 420 = 25 (phút)
Đáp số: 25 phút.
4. Củng cố: (2p) GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Tiết 3 Thể dục
Giáo viên bộ môn dạy
Tiết 4 Luyện từ và câu Tiết 54
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
(Trang 97)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối.
2. Kĩ năng: Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn; biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng nhóm.
III.Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Phần nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS trình bày, lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
- HS đọc yêu cầu.
- HS suy nghĩ sau đó trao đổi với bạn.
- Một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS đọc phần ghi nhớ trong sgk.
Hoạt động3: Luyện tâp.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 9, ghi KQ vào bảng nhóm.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân. 2HS làm vào giấy khổ to dán trên bảng.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
(1p)
(10p)
(20p)
12p
Bài tập 1: *Lời giải:
- Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1.
- Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2
* Cụm từ vì vậy ở VD trên giúp chúng ta biết được biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu.
Bài tập 2:
*VD về lời giải:
- Tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác,
Ghi nhớ:
Để thể hiện trái lại, đồng thời.
Bài tập 1:
*VD về lời giải:
- Đoạn 1: nhưng nối câu 3 với câu 2
- Đoạn 2: vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1; rồi nối câu 5 vớicâu 4.
- Đoạn 3: nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2; rồi nối câu 7 với câu 6
Bài tập 2: *Lời giải:
- Từ nối dùng sai : nhưng
- Cách chữa: thay từ nhưng bằng vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì.
Câu văn sẽ là: Vậy (vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì) bố hãy tắt đèn đi và kí vào số liên lạc cho con.
4. Củng cố: (2p) HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
5. Dặn dò: (1p) HS về học bài và xem lại toàn bộ cách liên kết các câu trong bài.
Tiết 5 Tập làm văn Tiết 54
TẢ CÂY CỐI (Trang 90)
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện
được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng.
2. Kĩ năng: Viết được bài văn tả cây cối hoàn chỉnh.
3. Thái độ: Yêu văn học.
II. Đồ dùng dạy học
III.Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra.
- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra và gợi ý trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
- GV hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào?
- GV nhắc HS nên chọn đề bài mình đã chuẩn bị.
Hoạt động3: HS làm bài kiểm tra.
- HS viết bài vào vở.
- GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- Hết thời gian GV thu bài.
(1p)
(5p)
(25p)
- Chọn 1 trong các đề sau.
1. Tả một loài hoa mà em thích.
2. Tả một loài trái cây mà em thích.
3. Tả một giàn cây leo.
4. Tả một cây non mới trồng.
5. Tả một cây cổ thụ.
4. Củng cố: (2p) GV nhận xét tiết làm bài.
5. Dặn dò: (1p) Dặn HS về ôn tập chuẩn bị cho KTĐKGKII.
Tiết 6 Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
1. Đạo đức
Các em học sinh ngoan lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn, không xẩy ra đánh cãi nhau.
2. Học tập
Các em có đủ sách giáo khoa, vở viết, bút mực và các đồ dùng khác phục vụ
học tập. Lớp duy trì nề nếp học tập các em học sinh đi học đều, đi học đúng giờ. Nhiều em có ý thức học tập tốt (Dương Thương, Huyền, Lê Hiệp, Đàm Hiệp, Hoàng Thương). Còn một số học sinh chưa tự giác tập trung trong học tập (Lý Đoàn, Tình, Sơn, Viên).
3. Lao động vệ sinh
Các em đã tự giác tích cực thực hiện hoàn thành công việc được giao.
Công tác vệ sinh lớp học hàng ngày thực hiện khá tốt có ý thức tự giác.
* Nhắc nhở học sinh thực hiện nhiệm vụ tuần tới
- Yêu cầu cả lớp đi học đều, đi học đúng giờ, trường hợp ốm đau nghỉ học phải có giấy xin phép. Có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học cần tập trung phát biểu ý kiến xây dựng bài;
- Về nhà luyện viết bài và làm bài trong vở bài tập đầy đủ.
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa học kì 2
- Sơ kết đợt thi đua chào mừng ngày 26/3
- Tự giác làm tốt công tác vệ sinh lớp học và khu vực được phân công;
TUẦN 28
Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2013
Tiết 1 CHÀO CỜ
Tiết 2 Toán Tiết 136
LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 144)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian. Củng cố đổi đơn vị đo dộ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.
2. Kĩ năng: Vận dụng làm đúng các bài tập.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ học sinh.
III.Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động2: Luyện tập.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bằng bút chì vào nháp. Sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
(1p)
(30p)
8p
Bài 1:
Bài giải:
4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Mỗi giờ ô tô đi được là:
135 : 3 = 45 (km)
Mỗi giờ xe máy đi được là:
135 : 4,5 = 30 (km)
Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là:
45 - 30 = 15 (km)
Đáp số: 15 km.
Bài 2:
Bài giải:
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
1250 : 2 = 625 (m/phút) ;
1 giờ = 60 phút.
Một giờ xe máy đi được:
625 60 = 37500 (m)
37500 = 37,5 km/giờ.
Đáp số: 37,5 km/ giờ.
Bài 3:
Bài giải:
15,75 km = 15750 m
1giờ 45 phút = 105 phút
Vận tốc của xe ngựa với đơn vị đo m/phút là:
15750 : 105 = 150 (m/phút)
Đáp số: 150 m/phút.
Bài 4:
Bài giải:
72 km/giờ = 72000 m/giờ
Thời gian để cá heo bơi 2400 m là:
2400 : 72000 = (giờ)
giờ = 60 phút = 2 phút.
Đáp số: 2 phút.
File đính kèm:
- Tuan 27.doc