Tiết 51
LUYỆN TẬP (trang 52)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm đ¬ợc chắc về kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. HS đ¬ợc củng cố về so sánh các số thập phân.
2. Kĩ năng: Sử dụng kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân để giải bài toán với số thập phân.
3. Thái độ: Ý thức tự giác trong học tập, ham học toán.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ dùng cho bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: (1p)
51 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 11, 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
3. Thái độ: Yêu thích môm học.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng nhóm HS
III.Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động2: Luyện tập.
- HS Làm bài theo nhóm 3
Nhận xét
- HS nêu yêu cầu của bài tập
- 2 HS lên bảng làm bài tập.
- Lớp làm bài vào vở.
- GV chấm bài, nhận xét
- HS nêu yêu cầu của bài tập
- 1HS lên bảng làm bài tập.
- Lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, bổ sung.
(1p)
(30p)
Bài 1: a) Tính rồi so sánh giá trị của (ab) c và a(bc)
a
b
c
(ab) c
a(bc)
2,5
3,1
0,6
(2,53,1)0,6 = 4,65
2,5(3,10,6) = 4,65
1,6
4
2,5
(1,64)2,5
=16
1,6(42,5)
=16
4,8
2,5
1,3
(4,82,5)1,3
=15,6
4,8(2,51,3)
=15,6
Phép nhân có tính chất kết hợp.
Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại
(ab) c = a(bc)
b) Tính bằng cách thuận tiện nhất.
9,650,4 2,5 = 9,65(0,42,5)
= 9,651 = 9,65
0,25409,84 = (0,2540)9,84
= 10 9,84
= 98,4
7,38 1,2580 = 7,38(1,2580)
= 7,38 100
= 738
34,3 5 0,4 = 34,3 (50,4)
= 3,432
= 6,86
Bài 2: Tính
a) (28,7 + 34,5) 2,4
= 63,2 2,4 = 151,68
b) 28,7 + 34,5 2,4
= 28,7 + 82,8 = 111,5
Bài 3:
Bài giải
Quãng đường người đi xe đạp đi được trong 2,5 giờ là:
12,5 2,5 = 31,25(km)
Đáp số: 31,25 km.
4. Củng cố: (2p) G V tóm tắt lại nội dung chính của bài học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
Luyện từ và câu Tiết 23
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Trang 115)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về môi trường.
2. Kĩ năng: Tìm đúng từ đồng nghĩa với từ đã cho. Ghép đúng tiếng bảo với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học
Bài tập 1b viết sẵn vào bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (3p)
- Đặt câu với một cặp quan hệ từ: (Tuy nhà tôi nghèo nhưng tôi vẫn cố gắng đi học)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS làm bài tập.
- HS báo cáo kết quả bài làm.
- GV kết luận lời giải đúng.
- HS làm ý b).
- Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1HS lên bảng nối từ với nghĩa của từ
- GV nhận xét- tuyên dương.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài, làm bài tập.
- HS báo cáo kết quả bài làm.
- GV kết luận lời giải đúng.
(1p)
(27p)
12p
Bài tập1:
a)+ Khu dân c: là khu vực dành cho nhân dân ăn ở và sinh hoạt.
+ Khu sản xuất: Là khu làm việc của nhà máy xí nghiệp.
+ Khu bảo tồn thiên nhiên: Là khu vực trong đó có nhiều loại cây quý hiếm và nhiều loại động vật, côn trùng và là cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ và giữ gìn.
b)+ Sinh vật: tên gọi chung các vật sống, bao gồm động, thực vật và vi sinh vật, có sinh đẻ, lớn lên và chết.
+ Sinh thái: Quan hệ giữa sinh vật (kể cả người) với môi trường xung quanh.
+ Hình thái: Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật có thể quan sát được.
Bài tập 2:
VD: Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp.
4. Củng cố: (2p) GV nhắc lại nội dung chính của bài.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu Tiết 24
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ (Trang 121)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Xác định đợc quan hệ từ trong câu, ý nghĩa của quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong câu cụ thể.
2. Kĩ năng: Sử dụng đúng các từ thích hợp với các câu cụ thể. Sử dụng quan hệ từ đúng mục đích trong khi đặt câu.
3. Thái độ: Yêu thích môm học.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (3p) HS đọc thuộc phần ghi nhớ về quan hệ từ.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm.
- GV gợi ý cho HS cách làm bài.
- HS làm bài tập, báo cáo kết quả bài làm.
- GV kết luận lời giải đúng.
Nhóm đôi
- HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm.
- HS thảo luận và làm bài tập.
- HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả.
- GV kết luận lời giải đúng.
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS làm bài tập vào vở.
- 2HS làm bài tập trên bảng phụ và trình bày trên bảng.
- GV kết luận lời giải đúng.
- HS đọc lại toàn bài.
- HS đọc yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài tập theo 2 nhóm.
- Các nhóm HS nối tiếp nhau ghi kết quả.
- GV kết luận lời giải đúng và tuyên dương khen ngợi nhóm thực hiện tốt.
(1p)
(28p)
7p
7p
Bài tập1:
- A cháng đeo cày, cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ, cổ đeo cung ra trận.
- bằng nối bắp cày với gỗ tốt; như nối vòng với hình cái cung; như nối hùng dũng với một chàng hiệp sĩ.
Bài tập 2:
a) Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.
b) Mà: biểu thị quan hệ tương phản.
c) Nếu...thì: biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.
Bài tập 3:
a) điền từ: và.
b) điền từ: ...và... ở... của..
c) điền từ :... thì...thì....
d) điền từ: ... và... nhưng...
Bài tập 4:
VD: Tôi dặn mãi mà nó không nhớ.
- Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng.
- Cái áo này chất liệu bằng ni lon.
4. Củng cố: (1p) GV nhắc lại nội dung chính của bài.
5. Dặn học: (1p) Về nhà ghi nhớ các quan hệ từ và tập đặt câu có quan hệ từ.
Tập làm văn Tiết 24
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Quan sát và chọn lọc chi tiết) (Trang 127)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Phát hiện những chi tiết tiêu biểu về hình dáng, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu Bà tôi và Người thợ rèn. Biết cách khi quan sát hay viết một bài văn tả người phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng.
2. Kĩ năng: Vận dụng để ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
III.Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (3p) HS nêu cấu tạo của bài văn tả người? (gồm 3 phần...)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS đọc yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài tập theo nhóm đôi.
- Các nhóm HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả.
- GV kết luận lời giải đúng.
+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
+Giảng: Bài văn vì thế mà ngắn gọn, sống động mà khắc hoạ nét hình ảnh người bà của tác giả trong tâm trí người đọc, từ đó thấy được tình yêu của cháu đối với bà.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS làm vào vở .
+ HS dựa vào các câu hỏi gợi ý để làm bài tập.
- HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả
- Cùng HS nhận xét, sửa chữa.
+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
+ Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?
- Kết luận: Như vậy ta biết chọn lọc những chi tiết nổi bật khi miêu tả sẽ làm cho người được tả khác biệt hẳn với người xung quanh, làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn không lan tràn, dài dòng.
(1p)
(27p)
Bài tập 1. Đọc bài văn sau và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà (mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, ).
- Chi tiết tả đặc điểm ngoại hình của người bà là:
+ Mái tóc: Đen và dày kì lạ, phủ kín hai vai xoã xuống ngực, xuống đầu gối, mớ tóc dày khiến bà đưa lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.
+ Giọng nói: Trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, khắc sâu và dễ dàng vào trí nhớ của cháu, dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống như đoá hoa.
+ Đôi mắt: Hai con ngươi đen sẫm mở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp vui tươi.
+ Khuôn mặt: Đôi má ngăm ngăm đã nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
- Tác giả đã quan sát bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để tả.
Bài tập 2: Đọc và ghi lại những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc trong bài văn Người thợ rèn:
- Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc:
+ Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy con cá sống.
+ Quai những nhát búa hăm hở (khiến cho những con cá vàng vùng vẫy quằn quại, giãy lên đành đạch, vẩy bắn tung toé thành những tia lửa sáng rực, nghiến răng ken két, cưỡng lại, không chịu khuất phục).
+ Quặp thỏi thép trong đôi kìm thép dài, dúi đầu nó vào đống than hồng, lệnh cho thợ phụ thổi.
+ Lại lôi con cá lửa ra...
+ Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo một tiếng vào cái chậu nước đục ngầu...
+ Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
- Tác giả đã quan sát rất kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa, đập,...
- Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy tò mò thích thú.
4.Củng cố:(2p) GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
1. Đạo đức
Các em học sinh ngoan lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn, không xẩy ra đánh cãi nhau.
2. Học tập
Các em có đủ sách giáo khoa, vở viết, bút mực và các đồ dùng khác phục vụ học tập. Lớp duy trì nề nếp học tập các em học sinh đi học đều, đi học đúng giờ. Nhiều em có ý thức học tập tốt ( Dương Thương, Huyền, Hiệp). Còn một số học sinh chưa tự giác tập trung trong học tập (Lý Đoàn, Tình, Sơn).
3. Lao động vệ sinh
Các em đã tự giác tích cực thực hiện hoàn thành công việc được giao.
Công tác vệ sinh lớp học hàng ngày có thực hiện nhưng chưa tự giác mà giáo viên phải nhắc nhở nhiều lần.
* Nhắc nhở học sinh thực hiện nhiệm vụ tuần tới
- Yêu cầu cả lớp đi học đều, đi học đúng giờ, trường hợp ốm đau nghỉ học phải có giấy xin phép. Có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học cần tập trung phát biểu ý kiến xây dựng bài;
- Tự giác làm tốt công tác vệ sinh lớp học và khu vực được phân công;
- Thực hiện nộp các khoản đóng góp trong năm học.
- Tham gia luyện tập Tiếng Việt của chúng em
- Tập luyện nghi thức Đội
Kiểm tra giáo án tuần 11+12
.
.
.
Phạm Thị Lộc
File đính kèm:
- tuan11,12,.doc