I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện luật lệ an toàn giao thông: là trách nhiệm của mọi người dân .
2. Thái độ: - Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông
- Đồng tình, noi gương những người chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông; Không đồng tình với những người chưa chấp hành luật lệ an toàn giao thông
3. Hành vi: - Thực hiện và chấp hành các luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông
- Tuyên truyền mọi người xung quanh cùng chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nội dung một số tin về an toàn giao thông thu thập từ sách báo, truyền hình
- Một số biển báo giao thông cơ bản
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
34 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp các môn học lớp 4 - Học kì II - Tuần 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước ta.
GV giới thiệu: Mãn Thanh là một vương triều thống trị Trung Quốc từ thế kỉ XVII.. ..
Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
+ GV treo bảng phụ có ghi sẵn gợi ý của nội dung thảo luận, sau đó theo dõi HS thảo luận.
+ GV cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
Hãy cùng đọc SGK, xem lược đồ trang 61
1. Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã làm gì? Vì sao nói việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế là một việc làm cần thiết.
2. Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào? Ở đây ông đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng như thế nào?
3. Dựa vào lược đồ, nêu đường tiến của 5 đạo quân.
4. Trận đánh mở màn diễn ra ở đâu? Khi nào? Kết quả ra sao?
5. Hãy thuật lại trận Ngọc Hồi.
6. Hãy thuật lại trận Đống Đa.
- GV tổ chức cho HS thi kể lại diễn biến của trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
- GV tổng kết cuộc thi.
Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua quang trung.
- GV tiến hành hoạt động cả lớp.
+ Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc?
+ Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào? Theo em, việc chọn thời điểm ấy có lợi gì cho quân ta, có hại gì cho quân địch? Trước khi tiến vào Thăng Long nhà vua đã làm gì để động viên tinh thần quân sĩ.
+ Tại trận Ngọc Hồi, nhà vua đã cho quân tiến quân vào đồn giặc bằng cách nào? Làm như vậy có lợi gì cho quân ta?
- Vậy, theo em vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh?
3 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS: Phong kiến phương Bắc từ lâu đã muốn thôn tính nước ta, nay mượn cớ giúp nhà Lê khôi phục ngai vàng nên quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta.
- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS và cùng thảo luận theo hướng dẫn .
+ Tiến hành thảo luận.
+ Đại diện các nhóm báo cáo, mỗi nhóm chỉ báo cáo 1 nội dung, các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
1. Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ liền lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế là cần thiết vì trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy cần có người đứng đầu lãnh đạo nhân dân, chỉ có Nguyễn Hụê mới đảm đương được nhiệm vụ ấy.
2. Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp (Ninh Bình) vào ngày 20 tháng Chạp năm kỉ dậu (1789). Tại đây, ông đã cho quân lính ăn Tết trước rồi mới chia thành 5 đạo quân để tiến đánh Thăng Long. Việc nhà vua cho quân lính ăn Tết trước làm lòng quân thêm hứng khởi, quyết tâm đánh giặc.
3. Đạo quân thứ nhất do vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy thẳng hướng Thăng Long, đạo quân thứ hai và thứ ba do đô đốc Long, đô đốc Bảo chỉ huy đánh vào Tây Nam Thăng Long, đạo thứ tư do đô đốc Tuyết chỉ huy tiến ra Hải Dương, đạo thứ năm do đô đốc Lộc chỉ huy tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang) chặn đường rút lui của địch.
4. Trận đánh mở màn là trận Hạ Hồi, cách Thăng Long 20km, diễn ra vào đêm mùng 3 Tết Kỷ Dậu. Quân Thanh hoảng sợ xin hàng.
5. HS thuật lại như SGK (trận Ngọc Hồi do vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy).
6. HS thuật lại như SGK (trận Đống Đa do đô đốc Long chỉ huy).
- Các nhóm cử đại diện tham gia cuộc thi, khuyến khích các nhóm thuật lại diễn biến theo hình thức nối tiếp để nhiều HS được tham gia.
+ Nhà vua phải cho quân hành quân bộ từ Nam ra Bắc để đánh giặc, đó là đoạn đường dài, gian lao nhưng nhà vua và quân sĩ vẫn quyết tâm đi để đánh giặc.
+ Nhà vua chọn đúng Tết Kỷ Dậu để đánh giặc. Trước khi vào Thăng Long nhà vua cho quân ăn Tết trước ở Tam Điệp để quân sĩ thêm quyết tâm đánh giặc. Còn đối với quân Thanh, xa nhà lâu ngày, vào dịp Tết chúng sẽ uể oải, nhớ nhà, tinh thần sa sút.
+ Vua cho quân ta ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tấm tiến lên. Tấm lá chắn này giúp quân ta tránh được mũi tên của quân địch, rơm ướt khiến địch không thể dùng lửa đánh quân ta.
- Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc, lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy.
6
Củng cố, dặn dò:
GV chốt nội dung bài học, yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
-Nhận xét tiết học.
Lắng nghe.
-Đọc ghi nhớ.
Môn : Tập làm văn
Tiết 54 : Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn miêu tả con vật.
Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh ảnh minh hoạ trong SGK.
Tranh ảnh một số con vật nuôi trong nhà.
Một số tờ giấy rộng để học sinh lập dàn ý.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh lần lượt đọc tóm tắt tin tức đã làm ở tiết tập làm văn trước.
GV nhận xét + cho điểm.
Giới thiệu bài:
Học sinh
1.
2.
3.
4.
5
Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh lần lượt đọc tóm tắt tin tức đã làm ở tiết tập làm văn trước.
GV nhận xét + cho điểm.
Giới thiệu bài:
Phần nhận xét:
a) Làm bài tập 1, 2, 3, 4:
- Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập.
- GV giao việc.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét + chốt ý:
* Bài văn có 3 phần, 4 đoạn.
Mở bài(đoạn 1): giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài.
Thân bài (đoạn 2, 3):
+ Đoạn 2: Tả hình dáng con mèo.
+ Đoạn 3: Tả hoạt động, thói quen của con mèo.
Kết luận (đoạn 4): Nêu cảm nghĩ về con mèo.
- Từ bài văn con mèo hoang, em hãy nêu nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật?
- GV nhận xét + chốt lại + ghi nhớ.
Ghi nhớ:
- Cho học sinh đọc ghi nhớ.
- GV nhắc lại một lượt nội dung ghi nhớ + dặn học sinh phải học thuộc ghi nhớ.
Phần luyện tập: Lập dàn ý.
- Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập.
- GV giao việc: Các em cần chọn một con vật nuôi trong nhà và lập dàn ý chi tiết về con vật nuôi đó.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả làm bài.
- GV nhận xét + khen những học sinh làm bài tốt.
- 1 học sinh đọc, cả lớp lắng nghe.
- Theo dõi.
- Cả lớp đọc đề bài Con mèo hoang.
- Một số học sinh phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- HS phát biểu ý kiến.
- 4 học sinh đọc 4 nội dung cần ghi nhớ.
- 1 học sinh đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh trình bày kết quả bài làm.
- Lớp nhận xét.
6.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả một con vật nuôi.
- Quan sát ngoại hình con mèo, con chó của nhà em hoặc của nhà hàng xóm.
*************************************************
Hoạt động ngoài giờ
Bài 6 : An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông công cộng đỗ, đậu để đón khách lên xuống.
-HS biết cách lên xuống tàu an toàn, biết các quy định khi ngồi tàu xe.
2.Kỹ năng: Có khả năng và thái độ đúng khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng như xếp hàng khi lên xuống.
3.Thái độ : Có ý thức thực hiện đúng quy định khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.
II/ CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Hình ảnh các nhà ga, bến tàu, bến xe
-Hình ảnh người lên xuống tàu xe.
III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
*MT : Có kỹ năng thực hiện các động tác cài dây an toàn, bám vào tay vịn khi lên xuống.
+Đi xe ô tô con
?Xe đỗ bên lề đường thì lên xuống xe ở phía nào?
?Ngồi vào xe động tác đầu tiên phải nhớ là gì?
+Đi xe ô tô, xe buýt, xe đò:
-Xếp hàng thứ tự ở phía hè đường hoặc trên sàn bến xe.
-Bám chắc tay vịn mới bước lên xe.
+Đi tàu hoả:
-Lên theo thứ tự bám chắc tay vịn ở cửa rồi đu người lên.
-Vào trong đi tìm đúng số ghế.
-Xếp hành lý gọn gàng.
+Đi thuyền, ca nô, tàu:
-Đi từ từ, bước vững chắc lên ván nối giữa thành tàu và bờ, nên nắm tay người lớn khi lên xuống.
-Đi thuyền phải ngồi trong khoang thuyền hoặc ván sàn.
-Quan sát hoặc hỏi xem phao cứu hộ ở đâu, đề phòng tai nạn.
?Nếu chen nhau ai cũng vội vàng lên trước thì sao?
?Nếu hấp tấp bước lên tàu, thuyền không bám vịn thì sao?
-Kết luận: Khi lên xuống tàu xe chúng ta phải:
Chỉ lên xuống khi dừng hẳn, khi lên xuống phải theo đúng thứ tự không chen lấn, phải bám vịn chắc vào thành xe, tay vịn, nhìn xuống chân.
*MT : HS biết những quy định khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng để đảm bảo an toàn cho bản thân, cho mọi người -HS biết cách ngồi an toàn trên tàu xe, tránh những hành vi nguy hiểm.-Có ý thức tôn trọng người khác, giữ gìn trật tự nơi công cộng.
?Ngồi trên tàu xe có ghế ngồi không?
?Có được đi lại không? Có được thò dầu ra ngoài để quan sát cảnh vật không ?
-Kết luận : nhắc lại các quy định khi đi trên đường, không thò đầu, tay ra ngoài, không ném các đồ vật ra ngoài .
Củng cố – dặn dò : Chốt nội dung chính. Nhận xét tiết học.
Phía hè đường
Đeo dây an toàn.
Làm thuyền tròng trành dễ ngã.
Trượt ngã, rơi xuống nước.
Có
Không nên
File đính kèm:
- TUAN 29 HUONG.doc