Thiết kế tổng hợp các môn học lớp 4 - Học kì I - Tuần 6

I/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.

2. Thái độ:

- Ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của các bạn và tôn trọng ý kiến của người lớn.

3. Hành vi:- Biết nêu ý kiến của mình đúng lúc, đúng chỗ.

- Lắng nghe ý kiến của bạn bè, người lớn và biết bày tỏ quan điểm

II CHUẨN BỊ :

 -Bảng phụ ghi tình huống

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc30 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp các môn học lớp 4 - Học kì I - Tuần 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính. - GV hỏi HS vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình? - GV nhận xét Luyện tập Bài 1: - Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc kết quả bài làm trước lớp. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Bài 4: - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. - 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. - HS kiểm tra bài làm của bạn và nêu nhận xét. - HS 1 nêu về phép tính 865279 -450237. - 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính theo yêu cầu của GV. - Làm bài và kiểm tra bài của bạn. - 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - Đọc đề bài, sau đó 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Số cây năm ngoái trồng được là: 214800 - 80600 = 134200 (cây) Số cây cả hai năm trồng được là: 134200 + 214800 = 349000 (cây) Đáp số: 349000 cây Củng cố, dặn dò: - Nêu cách thực hiện phép trừ các số có nhiều chữ số. - Chuẩn bị bài: luyện tập - Nhận xét tiết học. ******************************************************** . Khoa học Bài 12:Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng I. MỤC TIÊU: Giúp HS: -Kể được một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. -Bước đầu hiểu được nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. -Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Các hình minh họa trang 26, 27 SGK (phóng to nếu có điều kiện). -Phiếu học tập cá nhân. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: + Yêu cầu 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi của nội dung bài 11. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Quan sát phát hiện bệnh - GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng sau: + Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 26 SGK và tranh ảnh do mình sưu tầm được, sau đó trả lời các câu hỏi: 1) Người trong hình bị bệnh gì? 2) Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải? + Gọi nối tiếp các HS trả lời Nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thiếu chất bột đường - Phát phiếu học tập cho HS. + Yêu cầu HS đọc kĩ và hoàn thành phiếu của mình trong 5 phút. + Gọi HS chữa phiếu học tập. + Gọi các HS khác bổ sung nếu có ý kiến khác. + Nhận xét, kết luận về phiếu đúng. + Vì sao trẻ nhỏ lúc 3 tuổi thường bị suy dinh dưỡng? + Làm thế nào để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không? - Nhận xét, cho điểm HS trả lời đúng. 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau - Hoạt động cả lớp. + Quan sát các hình minh họa trong SGK và tranh ảnh mà mình hoặc bạn bên cạnh chuẩn bị. Câu trả lời đúng là: * Em bé ở hình 1 trang 26 bị bệnh suy dinh dưỡng, cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ. Cô ở hình 2 trang 26 bị bệnh bướu cổ, cổ cô bị lồi to. - Nhận phiếu học tập. + Hoàn tnành phiếu học tập. + 2 HS chữa phiếu học tập. + Bổ sung, các HS khác chữa vào phiếu của mình (nếu sai). Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý. - Dặn HS về nhà luôn nhắc nhở các em bé phải ăn đủ chất, phòng và chống các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. ***************************************************** Địa lí Bài 6:Tây Nguyên I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết: - Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam - Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu) - Dựa vào lược đồ, bản đồ, bảng số liệu, tranh, ảnh để tìm kiến thức II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ? - Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì? - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Tây nguyên – xứ sở của các cao nguyên xếp tầng - GV cho HS làm việc cả lớp - GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam - GV gọi một vài HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam và đọc tên các cao nguyên - GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK, xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, Nhóm 1: Về cao nguyên Đắk Lắk Nhóm 2: Về cao nguyên Kon Tum Nhóm 3: Về cao nguyên Di Linh Nhóm 4: Về cao nguyên Lâm Viên - GV sửa chữa, bổ sung giúp từng nhóm hoàn thiện phần trình bày. Tây nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân - Nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: + Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào? + Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào? + Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên. - GV sửa chữa, bổ sung giúp HS hoàn thiện câu trả lời - HS làm việc cả lớp - HS quan sát GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam - HS chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc xuống Nam. - HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam và đọc tên - HS dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK, xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao: Đắk Lắk, Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên - Lớp chia thành 4 nhóm, - Đại diện các nhóm HS trình bày HS làm việc cá nhân, dựa vào mục 2 và bảng số liệu ở mục 2 trong SGK, từng HS trả lời các câu hỏi của GV + Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10 . Mùa khô vào những tháng 1, 2, 3, 4, 11, 12 + Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô + Mùa mưa ở Tây Nguyên thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xóa. Mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô, vụn bở Củng cố, dặn dò: - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình và khí hậu của Tây Nguyên - HS đọc ghi nhớ trong SGK - Nhận xét tiết học ***************************************** Sinh hoạt lớp Sinh hoạt văn nghệ,đăng kí thi đua I/Nội dung -Tổ chức cho HS hát ,múa các bài hát -Qua đó GD cho HS về Truyền thống tổ chứ đăngkí thi đua II/Hình thức tổ chức -Tổ chức cho HS biểu diễn theo nhóm:mỗi nhóm chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ như hát múa -GV chọn ngẫu nhiên hội đồng trọng tài chấm các tiết mục -Nhóm nào biểu diễn được nhiều ca khúc đúng chủ đề hơn thì nhóm đó thắng cuộc -Tuyên dương nhóm thắng cuộc đăng kí thi đua theo tổ,cá nhân Âm nhạc Bài6 : Tập đọc nhạc: Tđn số 1 Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc I. MỤC TIÊU: - HS đọc được bài TĐN Số 1, thể hiện đúng độ dài các nốt đen, nốt trắng - Phân biệt được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên: đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nhạc cụ quen dùng. - Chép sẵn các bài tập cao độ, tiết tấu, TĐN số 1 vào bảng phụ - Hình vẽ các nhạc cụ: đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà - Băng âm thanh các trích đoạn nhạc III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 1. Kiểm tra bài cũ: - Ôn lại các bài tập tiết tấu lần trước, vỗ tay, đọc lời theo tiết tấu 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Yêu cầu HS làm việc cả lớp - GV hướng dẫn HS luyện tập cao độ: Đô – Rê - Mi – Son – La + GV chỉ tên nốt trên khuông + GV đọc mẫu 5 âm + GV chỉ nốt trên khuông, yêu cầu HS đọc - Luyện tập tiết tấu - Luyện tập tiết tấu TĐN SỐ 1 – Son La Son và bài tập phát triển, vỗ tay, gõ thanh phách. - Hướng dẫn HS làm quen với bài TĐN Số 1 – Son La Son - GV dùng nhạc cụ để HS có chỗ dựa đọc theo - GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai, kịp thời sửa chữa Giới thiệu nhạc cụ dân tộc: đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà - GV treo tranh vẽ, giới thiệu cho HS biết hình dáng từng nhạc cụ - Cho HS nghe băng trích đoạn nhạc do từng loại nhạc cụ diễn tấu. - GV hỏi HS âm sắc từng lọai nhạc cụ - HS làm việc cả lớp - HS luyện tập cao độ: Đô – Rê – Mi – Son – La + HS nói tên nốt trên khuông theo tay chỉ của GV + HS lắng nghe + HS đọc đúng cao độ + HS vỗ tay, gõ thanh phách: Tùng tùng tùng Tùng rinh rinh tùng - HS làm quen với bài TĐN Số 1 – Son La Son + Nói tên nốt + Gõ tiết tấu + Đọc cả cao độ ghép với hình tiết tấu + Ghép lời ca - HS tập đọc - HS quan sát, nhận biết về sự khác nhau giữa các loại đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà - HS lắng nghe, phân biệt âm sắc từng lọai nhạc cụ - HS trả lời: 3 Củng cố, dặn dò - Hát lời và gõ đệm bài TĐN Số 1 – Son La Son - Về nhà tập chép nhạc bài TĐN Số 1 - Nhận xét tiết học

File đính kèm:

  • docTUAN 6 HUONG.doc
Giáo án liên quan