I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo
2. Thái độ: - Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp
3. Hành vi:Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh vẽ tình huống bài tập 1
- Giấy, bút viết cho mỗi nhóm
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
31 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp các môn học lớp 4 - Học kì I - Tuần 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uống.
- Đọc tình huống của mình.
Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học thuộc ghi nhớ, viết vào vở những câu văn, tình huống em vừ phát biểu ở bài 2,3.
- Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – trò chơi.
- Nhận xét tiết học.
*******************************
Toán
Tiết 69:Chia một tích cho một số
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện chia một tích cho một số.
- Aùp dụng phép chia một tích cho một số để giải các bài toán có liên quan.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, bảng, phấn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài.
GV nhận xét ghi điểm HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
So sánh giá trị các biểu thức
- GV viết lên bảng 3 biểu thức sau:
- Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức trên.
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của 3 biểu thức trên.
b) Tính chất một tích chia cho một số:
- Biểu thức (9 × 15) : 3 có dạng như thế nào?
- Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào?
- Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của (9 × 15) : 3 ?
GV 9 và 15 là gì trong biểu thức (9 × 15) : 3 ?
- GV: vậy khi thực hiện tính một tích chia cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết), rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia.
- Hỏi: với biểu thức (7 × 15) : 3 tại sao chúng ta không tính (7 : 3) × 15 ?
- GV nhắc HS khi áp dụng tính chất chia một tích cho một số nhớ chọn thừa số chia hết cho số chia.
Luyện tập
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV khuyến khích HS tính giá trị của mỗi biểu thức trong bài theo 3 cách khác nhau.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV viết lên bảng biểu thức (25 × 36) : 9 và yêu cầu HS đọc biểu thức
- Vì sao cách 2 làm thuận tiện hơn cách thứ nhất?
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- Đọc biểu thức.
- 3 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- Giá trị của ba biểu thức trên bằng nhau và cùng bằng 45.
- Có dạng là một tích chia cho một số.
- Tính tích 9 ×15 = 135 rồi lấy 135 : 3 = 45.
- Lấy 15 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 9 (Lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15)
- Là các thừa số của tích (9 × 15).
- HS nghe và nhắc lại kết luận.
- Vì 7 không chia hết cho 3.
- Tính giá trị của biểu thức.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai.
- Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- HS thực hiện yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
+ HS 1: (25 × 36) : 9 = 900 : 9 = 100
+ HS 2: (25 × 36) : 9 = 25 × (36 : 9)
= 25 × 4 = 100
HS giải thích .
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số mét vải cửa hàng có là:
30 × 5 = 150 (m)
Số mét vải cửa hàng đã bàn là:
150 : 5 = 30 (m)
Đáp số: 30 m
Củng cố, dặn dò:
- Phát biểu qui tắc chia một tích cho một số.
- Chuẩn bị bài: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
- Nhận xét tiết học.
***********************************************
Lịch sử
Bài 12: Nhà Trần thành lập
I.MỤC TIÊU:Sau bài học, HS có thể :
-Nêu được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần .
-Nêu được tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, pháp luật, quân đội thời Trần và những việc nhà Trần làm để xây dựng đất nước.
-Thấy được mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa vua với quan, giữa vua với dân dưới thời nhà Trần.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình minh họa trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HĐ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1
HĐ 2
HĐ 3
1. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 11.
-GV nhận xét ,ghi điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
* Hoàn cảnh ra đời của Nhà Trần
-GV yêu cầu HS đọc “ Đến cuối thế kỷ XII Nhà Trần được thành lập”
? Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỷ XII như thế nào ?
-Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào ?
-Kết luận : Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không còn gánh vác được việc nước nên sự thay thế nhà Lý bằng nhà Trần là một điều tất yếu. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài để biết nhà Trần đã làm gì để xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nhà Trần xây dựng đất nước
? Hãy tìm những sự việc cho thấy dưới thời Trần, quan hệ giữa vua và quan, giữa vua và dân chưa quá cách xa ?
-GV kết luận về những việc nhà Trần đã làm để xây dựng đất nước.
2 HS trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi SGK.
-Cuối thế kỷ XII, nhà Lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, đời sống nhân dân khổ cực. Giặc ngọai xâm lăm le xâm lược nước ta. Vua Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần ( Trần Thủ Độ) để giữ ngai vàng.
-Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con giá Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ tìm cách cho Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành lập.
- HS đọc SGK và trả lời : Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến thỉnh khi có việc cầu xin hoặc oan ức. Trong các buổi yến tiệc, có lúc vua và các quan nắm tay nhau ca hát vui vẻ.
Củng cố, dặn dò:
-GV gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về ôn lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài sau.
************************************
Tập làm văn
Tiết 28: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
-Hiểu được cấu tạo bài văn miêu tả gồm: Các kiểu mở bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài, kết bài.
-Viết được đoạn mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật giàu hình ảnh, chân thật và sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Tranh minh hoạ cái cối xay tr.144 SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HĐ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1
HĐ 2
HĐ 3
1. Bài cũ:
- Gọi hai HS lên bảng viết câu văn miêu tả sự vật mà mình quan sát được.
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Thế nào là miêu tả?
Nhận xét ghi điểm học sinh.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bài văn.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu: - Bài văn tả cái gì?
- Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì?
- Phần mở bài dùng giới thiệu đồ vật được miêu tả. Phần kết bài thường nói đến tình cảm, sự gắn bó thân thiết của người với đồ vật đó hay ích lợi của đồ vật ấy.
- Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?
- Mở bài trực tiếp là như thế nào?
- Thế nào là kết bài mở rộng?
- Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?
Bài 2:
- Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì?
Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Luyện tập
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm và trả lời câu hỏi.
- Câu văn nào tả bao quát cái trống?
- Những bộ phận nào của cái trống được miệu tả?
- Tìm những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống?
- Yêu cầu HS viết thêm mở bài, kết bài cho toàn thân bài trên.
- Gọi HS trình bày bài GV sửa lỗi dùng từ,
HS thực hiện theo yêu cầu.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát và lắng nghe.
.
- Lắng nghe.
+ Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể truyện.
+ Mở bài trực tiếp là giời thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân.
+ Kết bài mở rộng là bình luận thêm về đồ vật.
+ Phần thân bài tả hình dáng cái cối - Khi tả đồ vật ta cần tả từ bên ngoài vào bên trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hện được tình cảm của mình với đồ vật ấy.
- Lắng nghe.
- Hai HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
- Một HS đọc đoạn văn, một HS đọc câu hỏi của bài.
- Bộ phận: mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
+ Hình dáng:
+ Âm thanh: - Tự làm bài vào vở.
- Lắng nghe.
- 3-5 HS đọc đoạn mở bài, kết bài của mình.
Củng cố, dặên dò :
- Khi viết văn miêu tả cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà viết lại đoạn mở bài , kết bài và chuẩn bị bài sau.
************************************
Sinh hoạt lớp
An toàn giao thông ( Bài 3)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS biết đi xe đạp, phải bảo đảm an toàn, hiểu được vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định, biết được các quy luật GTĐB.
2.Kĩ năng : Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường.
3.Thái độ : Giáo dục HS có ý thức khi đi xe đạp, biết thực hiện các quy định bảo đảm ATGT.
II.CHUẨN BỊ :
-Sơ đồ ngã tư
-Một số hình ảnh đi xe đạp đúng- sai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HĐ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra:
GV đưa các tranh về vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn.
2.Bài mới:
*Lựa chọn xe đạp an toàn :
File đính kèm:
- TUAN 14 HUONG.doc