Thiết kế tổng hợp các môn học lớp 4 - Học kì I - Tuần 12

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Ông bà, cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi nấng, chăm sóc và rất yêu thương chúng ta.

- Rèn cho học sinh thói quen biết quan tâm đến ông bà cha mẹ

2. Thái độ:

- Yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ. Biết quan tâm tới sức khỏe, niềm vui, công việc của ông bà, cha mẹ3. Hành vi- Giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời, làm việc để ông bà, cha mẹ vui

- Phê phán những hành vi không hiếu thảo

II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi nội dung các tình huống

III/ Các hoạt động dạy học :

 

doc30 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp các môn học lớp 4 - Học kì I - Tuần 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu cầu HS trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi. - Gọi HS phát biểu, Nhận xét . + Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy? Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi. - Gọi HS phát biểu, nhận xét - Kết luận: có 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. + Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho. + Thêm các từ rất, quá, lắm, . . . vào trước hoặc sau tính từ. - Có những cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Yêu cầu HS lấy ví dụ về các cách thể hiện. * Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét, bổ sung. - Gọi HS đọc lại đoạn văn. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS trao đổi và tìm từ. - Yêu cầu HS dán phiếu lên bảng và cửa đại diện đọc các từ vừa tìm được. Gọi các nhóm khác bổ sung. - Kết luận các từ đúng. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS đặt câu và đọc câu của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. - 2 HS lên bảng viết. - 3 HS đứng tại chỗ đọc bài. - Nhận xét bài làm của bạn trên bảng - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. -HS trao đổi thảo luận ,tìm câu trả lời a. Tờ giấy màu trắng: mức độ trắng bình thường. b. Tờ giấy này trắng trắng: mức độ trắng ít. c. tờ giấy này trắng tinh: mức độ trắng cao. + Ở mức độ trung bình thì dùng tính từ trắng. Ở mức độ trắng ít thì dùng từ láy trăng trắng. Ở mức độ cao thì dùng từ ghép trắng tinh. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - 2 HS ngồi cùng bản thảo luận và trả lời câu hỏi. - Trả lời: ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách: + Thêm từ rất vào trước tính từ trắng = rất trắng. + Tạo ra phép so sánh bằng cách ghép từ hơn, nhất là tính từ trắng = trắng hơn, trắng nhất. - HS trả lời. - 3, 4 HS đọc thành tiếng. - Ví dụ: tim tím, tím biếc, rất tím, đỏ quá, cao nhất, cao hơn, to hơn, . . . - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung bài, cả lớp đọc thầm. - HS dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. - Nhận xét và bổ sung bài làm của bạn. - 1 HS đọc thành tiếng. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu, cả lớp đọc thầm. - HS trao đổi tìm từ và ghi các từ tìm được vào phiếu. - Các nhóm đán phiếu lên bảng và đọc các từ vừa tìm được. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - Lần lượt HS đọc câu mình đặt. Củng cố, dặn dò: - Tính từ có những cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. - Về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong SGK. - Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ: Ý chí – nghị lực. - Nhận xét tiết học. ************************************* Toán Tiết 59:Luyện tập I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh : - Rèn kĩ năng nhân với số có hai chữ số. - Giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK, bảng, phấn. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách đặt tính và thực hiện phép nhân với số có hai chữ số. GV nhận xét cho điểm HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Điền số nào vào ô trống thứ nhất? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét cho điểm HS. Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét cho điểm HS. Bài 4: - Gọi HS đọc đề. - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 5: - Gọi HS đọc đề. - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. - HS nối tiếp nhau nêu - Đặt tính rồi tính. - 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 18 428 2057 86 39 23 108 3852 6171 144 1284 4114 1548 16692 47311 - 2 HS nhận xét. - Viết giá trị của biểu thức vào ô trống. - HS: Với m = 3 thì m × 78 = 3 × 78 = 234, vậy điền số 234 vào ô trống thứ nhất. - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Số lần tim người đó đập trong một giờ là: 75 × 60 = 4500 (lần) Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là: 4500 × 24 = 108 000 (lần) Đáp số: 108 000 lần - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Củng cố, dặn dò: - Nêu cách đặt tính và thực hiện phép nhân với số có hai chữ số. - Về nhà luyện tập thêm về làm tính nhân. - Chuẩn bị bài: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. - Nhận xét tiết học. ************************************* Lịch sử Bài 10: Chùa thời Lý I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS nêu được : - Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. - Chùa là công trình kiến trúc đẹp, là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. - Mô tả được một ngôi chùa. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình minh họa trong SGK ( phóng to nếu có điều kiện) - Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về chùa thời Lý (GV và HS) III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HĐ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1 HĐ 2 HĐ 3 HĐ 4 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 9. - GV nhận xét , ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng. Đạo Phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác. - GV yêu cầu HS đọc SGK từ Đạo Phật rất thịnh đạt. ? Đạo Phật du nhập vào nước ta từ bao giờ có giáo lý như thế nào ? -Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật ? -GV tổng kết nội dung hoạt động 1 Sự phát triển của đạo phật dưới Thời Lý -Chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận ?Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý , đạo Phật rất thịnh đạt ? - GV yêu cầu đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. - GV kết luận : Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là Quốc Giáo ( là tôn giáo của quốc gia) Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân - Chùa gắn với sinh hoạt văn hóa của nhân dân ta thế nào ? Tìm hiểu về một số ngôi chùa Thời Lý -GV tổng kết. 2 HS trả lời câu hỏi. -1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc SGK. - từ rất sớm. Đạo Phật khuyên người ta phải biết yêu thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, giúp đỡ người khó khăn, không được đối xử tàn ác với loài vật, -Vì phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm được nhân dân ta tiếp nhận và tin theo. -Thảo luận để tìm câu trả lời. -Đại diện nhóm nêu ý kiến, +Đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo Phật rất đông, nhiều nhà vua thời này cũng theo đạo Phật. Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trong trong triều đình. + Chùa mọc lên khắp nơi, năm 1031, triều đình bỏ tiền xây 950 ngôi chùa, nhân dân đóng góp tiền xây chùa -HS làm việc các nhân, - Chùa là nơi tu hành của các nhà sư , là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hóa của các làng, xã. Nhân dân đến chùa để lễ Phật, hội họp, vui chơi Củng cố, dặn dò +Em biết gì về sự khác nhau giữa chùa, đình ? -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà ôn lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học. ********************************* Tập làm văn Tiết 24: Kể chuyện ( Kiểm tra viết) I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : - HS thực hành viết một bài văn kể chuyện. - Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự kiện, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc). - Lời kể tự nhiên, chân thật, dùng từ hay, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng lớp viết dàn ý vắn tắt của bài văn kể chuyện. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HĐ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1 HĐ 2 1. Bài cũ: Kiểm tra giấy bút của học sinh. Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới: Giới thiệu bài,ghi bảng. Thực hành viết: - GV viết đề lên bảng . Phân tích đề + GV Ra 3 đề để học sinh lựa chọn khi viết bài. + Đề 1 là đề mở. +Nội dung ra đề gắn với các chủ điểm đã học. - Cho học sinh viết bài. - Thu chấm một số bài. - Nêu nhận xét chung. - HS đọc đề - Hs tìm hiểu đề - HS viết bài vào vở Củng cố, dặên dò : GV nhận xét tiết học.- Dặn dò học sinh học chuẩn bị bài sau. ************************* Sinh hoạt lớp Luyện tập văn nghệ I/Nội dung -HS thuộc và hát đúng giai điệu 1 số bài hát ca ngợi quê hương ,Đảng,Bác Hồ -Biết tham gia biểu diễn văn nghệ. II/Hình thức tổ chức -Nêu ý nghĩa của buổi diễn -Phân công +Mỗi tổ biểu diễn 3 tiết mục +Lê Minh Thanh dẫn chương trình -Các đội đăng kí tiết mục ,cử người biểu diễn -GV cho HS chọn ngẫu nhiên 4 bạn ở ban giám khảo -Khen ngợi động viên các tổ có tiết mục đặc sắc *****************************************************************************

File đính kèm:

  • docTUAN 12 HUONG.doc