Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 25 đến tuần 30

TẬP ĐỌC

TIẾT 49 : PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

( TRANG 68 )

I. MỤC TIÊU:

 + Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

 + Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 + Tranh minh hoạ trang 67,68 SGK ( phóng to nếu có điều kiện)

 + Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc111 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 25 đến tuần 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giọng cho từng HS. - Lưu ý các con số: + Thế kỉ XIX ( thế kỉ mười chín) + Thế kỉ XX ( thế kỉ hai mươi) + 1945 ( một ngàn chín trăm bốn mươi lăm) - Gọi HS đọc phần chú giải. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài. b. Tìm hiểu bài. - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cùng đọc thầm, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK. - GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn trao đổi và tìm hiểu bài. - Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa? + Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền? + Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam? + Em hãy nêu nội dung chính của bài. - Ghi nội dung chính của bài lên bảng. c. Đọc diễn cảm. - Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Nhắc HS cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1 và 4. + Treo bảng phụ có đoạn văn đã chọn. + Đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, cho điểm từng HS. - 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng và lần lượt trả lời từng câu hỏi theo SGK. - Nhận xét. - HS đọc bài theo trình tự. + HS 1: Phụ nữ Việt Nam xanh hồ thuỷ + HS 2: Từ đầu thế kỉ gấp đôi vạt phải. + HS 3: Từ những năm 30 trẻ trung. + HS 4: Áo dài trở thành thanh thoát hơn. - 1 HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp nghe. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc nối tiếp từng đoạn. - 1 HS đọc toàn bài trước lớp. - Đọc thầm, trao đổi, trả lời từng câu hỏi trong SGK dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. - 1 HS khá điều khiển cả lớp trả lời câu hỏi. + Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy làm cho người phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo. + Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân may như áo tứ thân, nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải. Áo dài tân thời chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau. + Vì áo dài thể hiện phong cách vừa tế nhị, vừa kín đáo và lại làm cho người mặc thêm mềm mại, thanh thoát hơn. + Bài văn giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam. - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp ghi vào vở. - 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài, cả lớp trao đổi và thống nhất giọng đọc như đã giới thiệu ở mục 2a. + Theo dõi, đánh dấu chỗ nhấn giọng ngắt giọng. + 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe. - 3 – 5 HS thi đọc diễn cảm. C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Hỏi: Bài văn cho em biết điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Công việc đầu tiên. Thứ ......... ngày ....... tháng ........ năm ......... TẬP LÀM VĂN TIẾT 59 : ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT ( TRANG 123 ) I.MỤC TIÊU: Giúp HS. +Hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn. + Viết được đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Bảng phụ viết sẵn. Cấu tạo bài văn miêu tả con vật. 1. Mở bài: Giới thiệu về con vật sẽ tả. 2. Thân bài: Tả hình dáng, Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật. + Giấy khổ to và bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học. A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Gọi HS đọc đoạn văn tả cây cối đã viết lại. - Nhận xét ý thức học bài của HS. B. DẠY HỌC BÀI MỚI. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn trả lời câu hỏi. a. Bài văn trên gồm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? - 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn mình đã viết lại. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi. - 1 HS khá lên điều khiển các bạn trả lời câu hỏi. a. Bài văn trên gồm 4 đoạn. + Đoạn 1 ( Chiều nào cũng vậynhà tôi mà hót) giới thiệu sự xuất hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều. + Đoạn 2: ( Hình như nó mờ mờ rủ xuống cỏ cây) tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều. + Đoạn 3: ( Hót một lúc lâutrong bóng đêm dày) tả cách ngủ rất đặc biệt của hoạ mi trong đêm. + Đoạn 4: ( Rồi hôm sauđoạn vỗ cánh bay vút đi) tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi. b. Tác giả bài văn quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào? c. Em thích chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao? - Nhận xét chung về hoạt động của HS. Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV yêu cầu: Hãy giới thiệu về đoạn văn em định viết cho các bạn cùng nghe. - Yêu cầu HS viết đoạn văn. - Yêu cầu HS làm ra giấy dán lên bảng. - GV nhận xét, sửa chữa bài của HS. - Cho điểm HS viết đạt yêu cầu. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. - Sửa chữa và cho điểm HS viết đạt yêu cầu. b. Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng thị giác và thính giác. + Bằng thị giác: nhìn thấy chim hoạ mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân, thấy hoạ mi nhắm mắt, thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến, thấy hoạ mi kéo dài cổ ra mà hót, xù lông giũ hết những giọt sương, nhanh nhẹn chuyển bụi nọ sang bụi kia, tìm sâu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi. + Bằng thính giác: nghe thấy tiếng hót của hoạ mi vào các buổi chiều, nghe tiếng hót vang lừng chào nắng sớm của nó vào các buổi sáng. c. Ví dụ: HS nêu theo suy nghĩ. + Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Hình ảnh nhân hoá này làm cho hoạ mi trở thành một em bé hồn nhiên vui tươi. + Tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế hình ảnh này gợi tả rất đúng, rất đặc biệt tiếng hót hoạ mi âm vang trong buổi chiều tĩnh mịch. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - Nối tiếp nhau giới thiệu. Ví dụ. + Em tả con mèo đang rình chuột. + Em tả hình dáng của con chó - 2 HS viết vào giấy khổ to ( hoặc bảng nhóm) HS cả lớp làm vào vở - 2 HS báo cáo kết quả làm việc. - 3 – 5 HS đọc đoạn văn. C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn nếu chưa đạt và chuẩn bị bài sau. Thứ ......... ngày ....... tháng ........ năm ......... LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 60 : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( DẤU PHẨY) ( TRANG 124 ) I.MỤC TIÊU: Giúp HS. + Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1). + Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Bảng tổng kết về dấu phẩy, phô tô hoặc viết vào giấy khổ to. + Câu chuyện Truyện kể về bình minh viết từng đoạn vào giấy khổ to + Bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học. A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Gọi 3 HS nối tiếp nhau làm miệng bài tập 1,2 trang 120 SGK. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. - Nhận xét, cho điểm HS. B. DẠY HỌC BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhắc HS: Các em chú ý đọc kĩ từng câu văn, xác định được tác dụng của dấu phẩy trong từng câu. Sau đó xếp câu văn vào ô thích hợp trong bảng. - Gọi HS làm ra phiếu dán lên bảng, GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - 1 HS làm bài tập 1, hai HS làm bài tập 2. - Nhận xét. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - HS cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bài vào giấy khổ to. - 1 HS báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp nhận xét, bổ sung. Tác dụng của dấu phẩy. Ví dụ 1a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. 1b. Phong trào Ba đảm đang thời kì chống Mĩ cứu nước, phong trào giỏi Việc nước, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung. 2a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. 2b. Khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng. 3a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. 3b. Thế kỉ XX là thể kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó. Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Hỏi: Đề bài yêu cầu em làm gì? - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS làm ra phiếu dán bài lên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Trả lời: Đề bài yêu cầu điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống và viết lại đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa. - 2 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở. - 2 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả làm việc. - Chữa bài ( nếu sai) Sáng hôm ấy , có một cậu bé mù dậy rất sớm, đi ra vườn . Cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân. Có một thầy giáo cũng dậy sớm , đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé , khẽ chạm vào vai cậu , hỏi: [] Môi cậu bé run run , đau đớn. Cậu nói: - Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hoa mào gà , ,cũng chưa được thấy cây đào ra hoa. [] Bằng một giọng nhẹ nhàng , thầy bảo: - Bình minh giống như một nụ hôn của người mẹ , ,giống như làn da của mẹ Chạm vào ta. - Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện - Câu chuyện kể về một thầy giáo đã biết cách giải thích khéo léo, giúp một bạn nhỏ khiếm thị chưa bao giờ nhìn thấy bình minh hiểu được bình minh là như thế nào? C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Hỏi: Dấu phẩy có những tác dụng gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc tác dụng của dấu phẩy, học bài và chuẩn bị bài sau. Thứ ......... ngày ....... tháng ........ năm ......... TẬP LÀM VĂN TIẾT 60 : TẢ CON VẬT ( KIỂM TRA VIẾT) I.MỤC TIÊU: + Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý,dùng từ, đặt câu đúng. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Kiểm tra giấy bút của HS. B. THỰC HÀNH VIẾT: - Gọi HS đọc đề bài, gợi ý trong SGK. - Nhắc HS: Viết bài văn lôgíc giữa các đoạn. - HS viết bài. - Thu, chấm một số bài. - Nêu nhận xét chung. C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS. - Dặn HS về nhà chuẩn bị kiến thức về văn tả cảnh.

File đính kèm:

  • docGIAO AN TVK5 TU TUAN 25 DEN TUAN 30.doc