Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Phần: Ôn tập

ĐỀ 1

Dựa vào nội dung bài đọc “THƯ GỬI CÁC HỌC SINH” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:

1. Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

a.  Đó là ngày khai trường gặp nhiều khó khăn nhất.

b.  Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.

c.  Đó là ngày khai trường được tổ chức rầm rộ nhất.

2. Sau Cách mạng tháng tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?

a.  Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta.

b.  Theo kịp các nước khác trên toàn cầu.

c.  Cả hai ý trên đều đúng.

3. Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là gì?

a.  Đó là cuộc Cách mạng tháng tám 1945, giành độc lập cho đất nước.

b.  Đó là cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức của dân ta.

c.  Đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

4. Điền vào chỗ trống câu văn trong bài nói lên sự trông mong chờ đợi của nước nhà cũng như của Bác đối với các em học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước?

 

doc57 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Phần: Ôn tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào? £ Không có trường lớp, sách vở và thầy giáo là chủ một gánh xiếc. £ Rê-mi học chữ trên đường đi hát rong kiếm sống. £ Cả hai ý trên đều đúng. Chi tiết nào cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học? £ Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những gỗ khắc đầy những chữ cái để học. £ Khi biết đọc rồi cậu còn muốn học nhạc. £ Cả hai ý trên đều đúng. Qua câu chuyện này, để thực hiện quyền học tập của trẻ em thì nhiệm vụ người lớn và trẻ em là gì? Viết câu trả lời vào chỗ trống. Trẻ em phải: Người lới phải: Những từ nào đồng nghĩa với từ “quyền lực”? £ Quyền hạn. £ Quyền lợi. £ Quyền công dân. Những từ nào đồng nghĩa với từ “Bổn phận”? £ Thân phận. £ Số phận. £ Trách nhiệm. Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo” có tác dụng gì? £ Ngăn cách các vế câu. £ Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. £ Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng c c a c b Câu 3: a. Ham học, biết vượt lên khó khăn để học tập tốt. b. Tạo điều kiện cho các em học và giúp đỡ các em trong quá trình học. ĐỀ 51 Dựa vào nội dung bài đọc “NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: Nhân vật Tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai? £ Tác giả và Pô-Pốp. £ Trẻ em và tác giả. £ Tác giả và trẻ em. Khổ thơ nào nói về cảm giác thích thú của anh hùng Pô-Pốp khi xem tranh các bạn thiếu nhi vẽ? £ Khổ thơ thứ nhất. £ Khổ thơ thứ hai. £ Khổ thơ thứ ba. Tranh vẽ các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh? £ Những chú ngựa hồng lại phi trong lửa. £ Cả thế giới khăn quàng đỏ. £ Cả hai ý trên đều đúng. Tác giả viết bài thơ để làm gì? £ Để nói lên tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ thơ. £ Để nói lên sự lì lợm của trẻ thơ. £ Cả hai ý trên đều đúng. Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có tác dụng gì? Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to: -Lạy thầy! Hôm nay con đem các moan sinh đến để tạ ơn thầy. £ Đánh dấu phần chú thích trong câu. £ Đánh dấu chỗ bất đầu lời nói của nhân vật đối thoại. £ Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. Dấu ngoặc kép trong câu “Và thế này thì “ghê gớm” thật” có tác dụng gì? £ Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật. £ Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. £ Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a b c a b c ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I BÀI KIỂM TRA ĐỌC (30 phút) A – ĐỌC THẦM Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù savới những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có nhữngngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo chị tôi . Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh, cột buồm phất phới như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căn phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng. Bất kể ngày đêm Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đãnhững con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người. Theo BĂNG SƠN B – DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, ĐÁNH DẤU X VÀO Ô TRỐNG TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG Nên chọn tên nào đật cho bài văn trên? £ Quê hương £ Làng tôi £ Những cánh buồm £ Con sông quê tôi Suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì? £ Dòng sông đỏ lựng phù sa £ Những bãi cát nổi lên £ Những con lũ dâng đầy £ Nước sông đầy ắp Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với với gì? £ Màu nắng của những ngày đẹp trời £ Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng £ Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng £ Màu áo của những người thân trong gia đình Cách so sánh trên (nêu ở câu 3) có gì hay? £ Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm £ Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động £ Cho thấy hình ảnh những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng £ Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió? £ Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng £ Những cánh buồm đi như rong chơi £ Những cánh buồm lên ngược về xuôi £ Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ Vì sao tác giả nói những cánh buồm chung thủy với con người? £ Vì những cánh buồm đẩy thuyền lên ngược về xuôi, giúp đỡ người £ Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay £ Vì những cánh buồm quanh năm,suốt tháng cần cù, chăm chỉ như con người £ Vì những cánh buồm đã đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa, giúp đỡ con người Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ to lớn? £ Một từ £ Hai từ £ Ba từ £ Bốn từ Trong câu “ Từ bờ tre làng tôi, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi” có mấy cặp từ trái nghĩa? £ Một cặp từ £ Hai cặp từ £ Ba cặp từ £ Bốn cặp từ Từ trong ở cụm từ phất phới trong gió và từ trong ở cụm từ nắng đẹp trời trong có quan hệ với nhau như thế nào? £ Đó là một từ nhiều nghĩa £ Đó là hai từ đồng nghĩa £ Đó là hai từ gần nghĩa £ Đó là hai từ đồng âm Trong câu “Còn lá buồm thì cứ căn phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi” có mấy quan hệ từ? £ Một quan hệ từ £ Hai quan hệ từ £ Ba quan hệ từ £ Bốn quan hệ từ ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng c a d d d b a b d b ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II BÀI KIỂM TRA ĐỌC (30 phút) A – ĐỌC THẦM Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa. Chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất Những con nhạn bay thành đàn trên bầu trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượng. Những cánh đồng lúa xanh xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Đâu đó thoảng hương cốm mới Bên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói xanh lơ. Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đồng dao cổ nghe vui tai: Khói về rứa ăn cơm với cá Khói về ri lấy đá chập đầu. Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai Mùa thu, hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động đồng quê Theo NGUYỄN TRƯỜNG TẠO B – DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, ĐÁNH DẤU X VÀO Ô TRỐNG TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên? £ Cánh đồng quê hương £ Âm thanh mùa thu £ Mùa thu ở làng quê £ Cánh đồng mùa thu Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào? £ Chỉ bằng thị giác (nhìn) £ Chỉ bằng thính giác (nghe) £ Chỉ bằng khứu giác (ngửi) £ Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác Trong câu “Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất”, từ đó chỉ sự vật gì? £ Chỉ những cái giếng £ Chỉ làng quê £ Chỉ bầu trời mùa thu £ Chỉ những hồ nước Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất? £ Vì bầu trời mùa thu rất cao nên tác giả có cảm tưởng đó là bầu trời bên kia trái đất £ Vì bầu trời mùa thu rất xanh nên tác giả có cảm tưởng đó là bầu trời khác £ Vì những hồ nước in bóng bầu trời là “những cái giếng không đáy” nên tác giả có cảm tưởng đó là bầu trời bên kia trái đất £ Vì tác giả đã hòa mình vào bầu trời mùa thu nên có cảm tưởng đó là bầu trời bên kia trái đất Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hóa? £ Đàn chim nhạn, con đê và những cánh đồng lúa £ Con đê, những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai £ Những cánh đồng lúa, đàn chim nhạn và cây cối, đất đai £ Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh? £ Một từ £ Hai từ £ Ba từ £ Bốn từ Trong các cụm từ : chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ nào mang nghĩa chuyển? £ Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển £ Có hai từ dù và chân mang nghĩa chuyển £ Có ba từ dù, chân, tay đều mang nghĩa chuyển £ Có bốn từ du, chân, tay, xua đều mang nghĩa chuyển Từ chúng trong bài văn được dùng để chỉ những sự vật nào? £ Các hồ nước £ Bọn trẻ £ Những cánh đồng lúa £ Các hồ nước, bọn trẻ, những cánh đồng lúa Trong đoạn văn “Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất”. Có mấy câu ghép £ Một câu £ Hai câu £ Ba câu £ Bốn câu Hai câu “Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiêng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai” liên kết với nhau bằng cách nào? £ Bằng cách thay thế từ ngữ £ Bằng cách lặp từ ngữ £ Bằng cách dùng từ ngữ nối £ Bằng cách thay thế và lặp từ ngữ ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng c d d c d b a d a b

File đính kèm:

  • docOn Tieng Viet.doc