Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Ôn tập giữa học kì

Ôn tập

I/ Tập đọc

1. Em đã học những chủ điểm nào? (VN- TQ em; Cánh chim HB; Con người với thiên nhiên

2. Đọc thuộc lòng các bài thơ và nêu tên tác giả của mỗi bài?

3. Lập bảng thống kê

 a) Các bài thơ đã học

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Ôn tập giữa học kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập I/ Tập đọc 1. Em đã học những chủ điểm nào? (VN- TQ em; Cánh chim HB; Con người với thiên nhiên 2. Đọc thuộc lòng các bài thơ và nêu tên tác giả của mỗi bài? 3. Lập bảng thống kê a) Các bài thơ đã học Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung Việt Nam Tổ quốc em Sắc màu em yêu Phạm Đình Ân Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh, qua đó thể hiện tình yêu ...với quê hương đất nước. Cánh chim hoà bình Bài ca về trái đất Định Hải Trái đất thật đẹp, Sự sống trên trái đất thật đáng quý, đáng yêu. Các dân tộc đều có quyền bình đẳng. Chúng ta cần giữ gìn để trái đất bình yên tươi đẹp, không có chiến tranh. Ê-mi-li, con Tố Hữu Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh XL của Mĩ ở VN Con người với thiên nhiên Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà Quang Huy Cảm xúc của nhà thơ trước hình ảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp Trước cổng trời Nguyễn Đình Ảnh Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của một dải đất vùng cao biên giới tổ quốc ta. b, Các bài văn xuôi Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung – Ý nghĩa Việt Nam Tổ quốc em Thư gửi các học sinh Bác Hồ Bác Hồ nêu lên trách nhiệm to lớn của học sinh đối với tương lai đất nước; Bác khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và Bác tin thế hệ trẻ sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của ông cha, xây dựng thành công nước VN mới. Quang cảnh làng mạc ... Tô Hoài Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương. Nghìn năm văn hiến Nguyên Hoàng Việt Nam có truyền thống khoa cử từ rất sớm. Đó là là một bằng chứng về nền văn hiến lâu dời của nước ta. Cánh chim hoà bìnhnhiên Những con sếu băgng giấy Theo NMCLS TG Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới. Một chuyên gia máy xúc Theo Hông Thúy Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc. 5. Xác định tính cách từng nhân vật trong vở kịch Lòng dân + Dì Năm: bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ. + An: thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ. + Chú cán bộ: bình tĩnh, tin tưởng vào sự che chở, bảo vệ của nhân dân. + Lính: hống hách, hung hăng + Cai: xảo quyệt, vòi vĩnh II/ Chính tả: 1. Cấu tạo phần vần 2. Quy tắc đánh dấu thanh 3. Quy tắc ghi âm đầu "cờ" , "gờ", "ngờ" III/ Luyện tập từ và câu Ôn tập từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa Mở rộng vốn từ: Tổ quốc, Nhân dân, Hòa bình, Hữu nghị - Hợp tác, Thiên nhiên. IV/ Tập làm văn: Tả cảnh. 1. Dàn bài chung: a) Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả - Đó là cảnh gì? Ở đâu? (Vị trí cụ thể)? Cảnh hiện ra trước mắt em vào thời gian nào? - Hoặc: lí do em yêu thích và chọn cảnh vật đó để miêu tả. VD: + Vì cảnh đó gắn với kỉ niệm thời thơ ấu của em. + Vì đó là cảnh vật thiên nhiên có vẻ đẹp độc đáo, khó quên. + Vì đó là cảnh vật mang những nét đặc trưng rất riêng của quê em. Là niềm tự hào của quê hương em ... b) Thân bài: (Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian) VD: (xem một số VD ở phần 2) + Tả khái quát + Tả chi tiết: tả cảnh vật cụ thể theo trình tự thời gian, không gian Lưu ý: Vận dụng so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, nhân hóa, và dùng tất cả các giác quan để cảm nhận, miêu tả. - Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về cảnh được tả: cảnh vật thiên nhiên gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì? (hoặc cảnh vật để lại cho em ấn tượng gì làm em thích thú ...) Đề: Tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua. 1) Mở bài: - Giới thiệu tên trường, trường nằm ở vị trí nào? - Trường được xây dựng tự bao giờ? (mới xây, đã lâu, không biết từ bao giờ ...) - Tại sao em lại chọn ngôi trường này để tả? (thân yêu đã gắn bó với em) 2) Thân bài: a. Tả bao quát: - Trường được dựng bằng gì? (nếu là trường xây thì có mấy tầng?) Mái lợp ..., vách (tường gạch, vững chắc), nền sân trường đất, xi măng, nền lớp học lát gạch hoa, láng xi măng hay nền đất) . - Địa điểm: Ở đâu? Có đặc điểm gì? (cao ráo, khang trang, gần khu dân cư ) b. Tả những chi tiết nổi bật: - Cảnh khu lớp học (thẳng hay chữ U, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên ...). - Cảnh dãy nhà văn phòng: phòng cô hiệu trưởng, phòng giáo viên, văn phòng, v.v - Cảnh sân trường: vị trí, phạm vi, cảnh vật, hàng cây, bồn hoa, cột cờ, vườn trường, căng- tin - Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, giờ ra chơi. 3) Kết bài: Nêu cảm nghĩ, mong ước ...: yêu mến, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp

File đính kèm:

  • docOn tap giua ki TV5.doc
Giáo án liên quan