Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần 1

I.Mục đích, yêu cầu :

-Luyện đọc : +Đọc đúng các từ (hoặc cụm từ) : ngày tựu trường, siêng năng, công cuộc kiến thiết; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt – nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 +Đọc diễn cảm toàn bài với giọng đọc thong thả thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

-Hiểu : +Nghĩa các từ (cụm từ) : 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu

+Nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn, kế tục sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

-Nhắc nhở hs thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy”.

II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy và học :

 1.Mở đầu : Giới thiệu chương trình học, tên các chủ điểm và nội dung từng chủ điểm.

 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Thư gửi các học sinh

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùp). 1a.Tập làm văn : Cấu tạo của bài văn miêu tả cảnh I.Mục đích, yêu cầu : -Học sinh nắm được cấu tạo bài văn tả cảnh. -Rèn kĩ năng phân tích cấu tạo của bài văn tả cảnh. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ trình bày cấu tạo của bài Nắng trưa. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Mở đầu : Giới thiệu sơ lược về chương trình học và yêu cầu đối với môn học 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Cấu tạo của bài văn tả cảnh. b.Nội dung : Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của trò Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức (18’) Mục tiêu : Hướng dẫn hs phân tích các đoạn văn và trả lời câu hỏi để nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh và nội dung của mỗi phần =>Bài văn tả cảnh thường có 3 phần : 1.Mở bài : Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. 2.Thân bài : Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian 3.Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết. -Đọc bài văn Hoàng hôn trên sông Hương và cho biết “Bài văn tả cảnh ở đâu, vào lúc nào?” -Đọc thầm phần chú giải và giải nghĩa từ “hoàng hôn” -Xác định phần mở bài, thân bài và kết bài. -TLCH : Bài văn được miêu tả theo trình tự nào? -Đọc lướt bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và xác định trình tự miêu tả -Lần lượt trả lời các câu hỏi : 1.Cách miêu tả ở hai bài có gì khác nhau? 2.Cấu tạo bài văn tả cảnh gồm mấy phần? Đó là những phần nào? 3.Mỗi phầân trong bài văn tả cảnh nói về nội dung gì? -Nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh Hoạt động 2 : Thực hành (12’) Mục tiêu : Hướng dẫn hs làm việc cá nhân và thảo luận nhóm để xác định được các đoạn và nội dung của mỗi đoạn trong một bài văn. -Đọc bài văn và xác định cấu tạo 3 phần của bài văn -Nêu nội dung chính của mỗi phần (Nhận xét chung về nắng trưa; Cảnh vật trong nắng trưa; Cảm nghĩ về mẹ) -Thảo luận nhóm 4 : Xác định số đoạn ở phần thân bài và nội dung chính của mỗi đoạn. -Nêu nhận xét về kiểu kết bài (Mở rộng) 3.Củng cố : -Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh -Nêu nội dung của mỗi phần Dặn dò : Làm bài vào vở bài tập, chuẩn bị bài sau. Ngày soạn : - - 2007 Ngày dạy : Thứ năm ngày tháng năm 2007 1b.Tập đọc : Quang cảnh làng mạc ngày mùa I.Mục đích, yêu cầu : -Luyện đọc : +Đọc đúng các từ (hoặc cụm từ) : vàng xuộm, cuống, chuỗi tràng hạt, héo tàn hanh hao; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt – nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. +Đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, dịu dàng; nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng khác nhau của cảnh, vật. -Hiểu : +Nghĩa các từ (cụm từ) : lụi, kéo đá và phân biệt được sắc thái của các từ chỉ màu sắc. +Nội dung bài : Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa và thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương. -Lưu ý hs : có thể học tập cách dùng các từ ngữ chỉ màu sắc để tả một cảnh đẹp. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Kiểm tra bài cũ : Thư gửi các học sinh -Yêu cầu hs đọc bài và trả lời câu hỏi : a.Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với ngày khai trường khác? b.Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì? c.Là hs, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước? 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa b.Nội dung : Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của trò Hoạt động 1 : Luyện đọc (10’) Mục tiêu : Hướng dẫn hs luyện đọc cá nhân, đọc theo nhóm; sửa lỗi phát âm sai và giải nghĩa từ. =>Hs đọc đúng các từ : vàng xuộm, cuống, chuỗi tràng hạt, héo tàn hanh hao; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt – nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. -Đọc thành tiếng cả bài – Đọc phần chú giải -Đọc nối tiếp theo đoạn (3 lần) Lần 1 : kết hợp sửa lỗi phát âm chưa đúng Lần 2 : kết hợp giải nghĩa từ (hợp tác xã) -Luyện đọc theo nhóm 2, báo cáo kết quả. -Theo dõi gv đọc mẫu toàn bài. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (12’) Mục tiêu : Hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi để giúp hs thấy được sự quan sát rất tinh tế và cách dùng từ rất gợi cảm; nắm được ý của đoạn và nội dung bài. =>Ý chính : 1.Quang cảnh làng mạc ngày mùa thật đẹp. 2.Tình yêu tha thiết của tác giả với con người, với quê hương. Nội dung chính : Bài văn miêu tả vẻ đẹp của làng mạc ngày mùa đồng thời thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương. *Nội dung 1 : -Đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi 1 -Trả lời câu hỏi 2. -Giải nghĩa các từ chỉ màu vàng -Trả lời câu hỏi 3 -Nêu ý 1 *Nội dung 2 : -Đọc lướt toàn bài và trả lời câu hỏi 4 -Nêu ý đoạn 2 *Đọc thầm toàn bài và nêu nội dung chính của bài -Nhắc lại nội dung chính Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm (10’) Mục tiêu : Đọc mẫu và hướng dẫn hs luyện đọc theo nhóm; tổ chức thi thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài. -Theo dõi gv đọc và hướng dẫn cách đọc diễn cảm đoạn “Màu lúa chín vàng mới” -Luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2 -4 hs thi đọc diễn cảm trước lớp. 3.Củng cố : -Tìm một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết “từ đó gợi cảm giác gì?” -Ngoài những từ chỉ màu sắc, tác giả còn dùng cách nào để bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động? Dặn dò : Luyện đọc, chuẩn bị bài tiết sau. 1b.Luyện từ và câu : Luyện tập về từ đồng nghĩa I.Mục đích, yêu cầu : -Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa. -Rèn kĩ năng tìm từ đồng nghĩa và đặt câu với từ đồng nghĩa; lựa chọn từ thích hợp với văn cảnh cụ thể. -Gợi ý cho hs sử dụng từ đồng nghĩa trong viết đoạn văn, bài văn. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ, trang từ điển với các từ chỉ màu sắc (xanh, đỏ, trắng, đen) III.Các hoạt động dạy và học : 1.Bài cũ : Từ đồng nghĩa -Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ “nhỏ” -Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ “vui” -Đặt câu với 1 từ trong mỗi yêu cầu trên. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Luyện tập về từ đồng nghĩa b.Nội dung : Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của trò Hoạt động : Hướng dẫn học sinh làm bài tập (27’) Mục tiêu : Hướng dẫn hs thảo luận nhóm, cá nhân để tìm và đặt câu với từ đồng nghĩa, lựa chọn từ thích hợp với văn cảnh cụ thể. =>Bài 1 : Từ đồng nghĩa chỉ màu sắc chủ yếu là từ đồng nghĩa không hoàn toàn Bài 2+3 : Khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn phải lưu ý lựa chọn cho phù hợp với câu văn, với tình huống cụ thể. Bài 1 : -Xác định các màu có trong bài -Theo dõi phần hướng dẫn lại cách sử dụng từ điển -Tìm từ đồng nghĩa và trình bày trên bảng theo nhóm 4 -Nêu nhận xét về các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc -Viết vào vở 3 từ đồng nghĩa cho mỗi câu. Bài 2 : -Chọn từ ở bài 1 sẽ dùng để đặt câu -Làm bài vào vở, đọc trước lớp. Bài 3 : -Nêu nhận xét về ý nghĩa của các từ trong ngoặc -Hoàn thành bài VBT -Đọc hoàn chỉnh bài và giải thích lý do chọn từ 3.Củng cố : -Tìm các từ đồng nghĩa chỉ màu xám -Đặt câu với mỗi từ tìm được Dặn dò : Hoàn thành vở bài tập và chuẩn bị bài sau. 1b.Tập làm văn : Luyện tập tả cảnh I.Mục đích, yêu cầu : -Học sinh hiểu được thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh. -Rèn kĩ năng lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát được. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ, tranh quang cảnh vườn cây, công viên, cánh đồng. -Học sinh : Quan sát cảnh một buổi trong ngày (ở một nơi cụ thể) và ghi chép lại, tranh về cảnh vật III.Các hoạt động dạy và học : 1.Bài cũ : Cấu tạo của bài văn tả cảnh -Trình bày cấu tạo của bài văn tả cảnh -Đọc lướt bài Nắng trưa và nhắc lại cấu tạo của bài 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Luyện tập tả cảnh b.Nội dung : Hoạt động dạy của thầy Hoạt động học của trò Hoạt động : Hướng dẫn hs làm bài tập (27’) Mục tiêu : Hướng dẫn hs phân tích bài văn và làm việc cá nhân để rèn kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả cảnh. *Lưu ý : Phần thân bài có thể quan sát theo từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian =>Khi miêu tả cảnh, ta cần quan sát kĩ cảnh vật bằng nhiều giác quan và chọn tả những sự vật có đặc điểm nổi bật để làm cho cảnh vật thêm sinh động. Bài 1 : -Đọc thầm bài văn Buổi sớm trên cánh đồng và “tìm những sự vật được tác giả tả trong buổi sớm mùa thu” -TLCH : Tác giả quan sát sự vật bằng các giác quan nào? -Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả -Giải nghĩa từ : xám đục, xanh vòi vọi, chấp chới, kết đòng Bài 2 : -Đọc đề và xác định trọng tâm đề -Giới thiệu tranh đã chuẩn bị theo nhóm 2 -Nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh -Dựa vào bài đã chuẩn bị, lập dàn ý vào vở theo trình tự hợp lí. -Trao đổi -Trình bày trước lớp và bổ sung bài làm 3.Củng cố : -Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh -Trình bày dàn bài hoàn chỉnh Dặn dò : Làm bài vào vở bài tập, chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • doctap doc.t1.doc
Giáo án liên quan