Tập đọc
Tiết 7 : NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài: Xa-da-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-xi-ma, Na-ga-sa-ki.
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, nhấn mạnh những từ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.
2. Kĩ năng:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài.
- Hiểu được các từ ngữ: bom nguyên tử, phóng xạ, truyền thuyết, sát hại .
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: 2 tranh minh họa, bản đồ thế giới - Bảng phụ hướng dẫn học sinh rèn đoạn văn.
- Trò : Mỗi nhóm vẽ tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
33 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 45 năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận nội dung sau:
+ Trình bày những chuyển biến về kinh tế của nước ta?
- Học sinh thảo luận theo nhóm ( đại diện từng nhóm báo cáo.
- Học sinh cần nêu được:
+ Trước kh Pháp xâm lược, kinh tế nước ta chủ yếu có những ngành gì? Những ngành KT mới nào ra đời?
+ Trước đây có những giai cấp nào? Đến đầu thế kỉ XX, xuất hiện những giai cấp nào, tầng lớp nào?
( Giáo viên nhận xét + chốt lại.
Pháp xây dựng nhiều nhà máy, lập đồn điền, xây dựng đường sắt, thành thị phát triển.
( Giáo viên giới thiệu tranh.
Giáo viên trình bày mối quan hệ giữa những biến đổi về KT với những biến đổi về mặt XH.
* Hoạt động 2: Rút ra ghi nhớ
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Đàm thoại, tổng hợp
- Giáo viên rút ra ghi nhớ.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Động não
- Giáo viên nhấn mạnh những biến đổi về mặt kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thế kỉ XX.
- Bên cạnh sự thay đổi của KT & XH Việt Nam, em thấy tầng lớp XH nào không thay đổi?
- Người dân lao động vẫn cơ cực, khốn khó, thậm chí còn hơn trước.
- Em có nhận xét gì về những chính sách ấy của Pháp và hoàn cảnh dân ta lúc bấy giờ?
( Giáo dục: căm thù giặc Pháp
5. Tổng kết - dặn dò:
- Học bài ghi nhớ
- Chuẩn bị: “Phan Bội Châu và phong trào Đông Du”
- Nhận xét tiết học
[
***********************************************
Địa lí:
Tiết 4 : SÔNG NGÒI NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam và vai trò của nó.
2. Kĩ năng: Chỉ trên bản đồ (lược đồ) 1 số con sông chính củaViệt Nam. Xác lập được mối quan hệ địa lý đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Hình SGK phóng to - Bản đồ tự nhiên.
- Trò: Tìm hiểu trước về đặc điểm của một số con sông lớn ở Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Hát
2. Bài cũ: “Khí hậu”
- Nêu câu hỏi
+ Trình bày sơ nét về đặc điểm khí hậu nước ta?
- Học sinh trả lời kèm chỉ lược đồ, bản đồ
+ Nêu lý do khiến khí hậu Nam -Bắc khác nhau rõ rệt?
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sản xuất của nhân dân ta?
Giáo viên nhận xét. Đánh giá
3. Giới thiệu bài mới:
“Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Tiết địa lý hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.”
- Học sinh nghe
4. Phát triển các hoạt động:
- Hoạt động cá nhân, lớp
* Hoạt động 1: Sông ngòi nước ta dày đặc
+ Bước 1:
- Phát phiếu học tập
- Mỗi học sinh nghiên cứu SGK, trả lời:
+ Nước ta có nhiều hay ít sông?
- Nhiều sông
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ H.1 vị trí một số con sông ở Việt Nam? Ở miền Bắc và miền Nam có những con sông lớn nào?
- Miền Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông Cầu, sông Thái Bình
- Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai
- Miền Trung có sông nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ, ngắn, dốc lớn hơn cả là sông Cả, sông Mã.
- Vì sao sông miển Trung thường ngắn và dốc?
- Vì vị trí miền Trung hẹp, núi gần biển.
+ Bước 2:
- Học sinh trình bày
- Sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời
- Chỉ trên bàn đồ tự nhiên Việt Nam các con sông chính.
Chốt ý: Sông ngòi nước ta dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Sông ở miền Trung thường nhỏ, ngắn, dốc do vị trí miền Trung hẹp, núi gần biển.
- Lặp lại
* Hoạt động 2: Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa.
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan, thực hành.
+ Bước 1: Phát phiếu giao việc
- Hoàn thành bảng sau:
- Học sinh đọc SGK, quan sát hình 2, 3, thảo luận và trả lời:
Chế độ nước sông
Thời gian (từ tháng đến tháng)
Đặc điểm
Mùa lũ
Mùa cạn
+ Bước 2:
- Sửa chữa, hoàn thiện câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
Chốt ý: “Sự thay đổi chế độ nước theo mùa do sự thay đổi của chế độ mưa theo mùa gây nên, gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất về giao thông trên sông, hoạt động của nhà máy thủy điện, mùa màng và đời sống đồng bào ven sông”.
- Nhóm khác bổ sung.
- Lặp lại
* Hoạt động 3: Sông ngòi nước ta có nhiều phù sa. Vai trò của sông ngòi
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải, trực quan, thực hành
- Màu nước sông mùa lũ mùa cạn như thế nào? Tại sao?
- Thường có màu rất đục do trong nước có chứa nhiều bùn, cát (phù sa) vào mùa lũ. Mùa cạn nước trong hơn.
Chốt ý: 3/4 diện tích đất liền nước ta là đồi núi, độ dốc lớn. Nước ta lại có nhiều mưa và mưa lớn tập trung theo mùa, đã làm cho nhiều lớp đất trên mặt bị bào mòn đưa xuống lòng sông làm sông có nhiều phù sa song đất đai miền núi ngày càng xấu đi. Nếu rừng bị mất thì đất càng bị bào mòn mạnh.
- Nghe
- Sông ngòi có vai trò gì?
- Tạo nên nhiều đồng bằng lớn, cung cấp nước cho đồng ruộng và là đường giao thông quan trọng. Cung cấp nhiều tôm cá và là nguồn thủy điện rất lớn.
- Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam:
+ Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng.
+ Vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình và Trị An.
- Học sinh chỉ trên bản đồ.
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Trò chơi, thực hành, thảo luận nhóm
- Nhận xét, đánh giá
- Thi ghép tên sông vào vị trí sông trên lược đồ.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Xem lại bài
- Chuẩn bị: “Biển nước ta”
- Nhận xét tiết học
****************************************************************
Thứ bảy ngày 19 tháng 9 năm 2009
Khoa học
Tiết 8 : VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục (theo giới), biết cách lựa chọn quần áo lót hợp vệ sinh (theo giới).
2. Kĩ năng: Học sinh xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Các hình ảnh trong SGK trang 16, 17
- Trò: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Hát
2. Bài cũ: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
- Giáo viên để các hình nam, nữ ở các lứa tuổi từ tuổi vị thành niên đến tuổi già, làm các nghề khác nhau trong xã hội lên bàn, yêu cầu học sinh chọn và nêu đặc điểm nổi bật của giai đoạn lứa tuổi đó.
- Học sinh nêu đặc điểm nổi bật của lứa tuổi ứng với hình đã chọn.
- Học sinh gọi nối tiếp các bạn khác chọn hình và nêu đặc điểm nổi bật ở giai đoạn đó.
( Giáo viên cho điểm, nhận xét bài cũ.
- Học sinh nhận xét
3. Giới thiệu bài mới:
“Vệ sinh tuổi dậy thì”
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập.
- Hoạt động nhóm đôi, lớp
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải
+ Bước 1:
- Giáo viên chia lớp thành các cặp nam riêng, nữ riêng và phát cho mỗi cặp phiếu học tập.
- Nam: nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam”.
- Nữ nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ”.
+ Bước 2:
- Thảo luận cả lớp và thuyết trình về vệ sinh cơ quan sinh dục nam.
- Lần lượt đọc từng câu hỏi.
- Học sinh cho biết ý kiến đúng hay sai, đưa ra đáp án đúng.
- Cần rửa cơ quan sinh dục?
- hàng ngày
- Khi rửa cơ quan sinh dục cần làm gì?
- dùng nước sạch, dùng xà phòng tắm, kéo bao quy đầu về phía người, rửa sạch bao quy đầu và quy đầu.
- Cần chú ý gì khi thay quần lót?
- thay mỗi ngày 1 lần, giặt sạch, phơi ở nơi khô ráo và nắng.
+ Bước 3:
- Thảo luận cả lớp và thuyết trình về vệ sinh cơ quan sinh dục nữ.
- Lần lượt đọc lại câu hỏi.
- Học sinh cho biết ý kiến đúng hay sai, chọn đáp án đúng.
- Cần rửa cơ quan sinh dục?
- hàng ngày, khi thay đồ hành kinh
- Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý điều gì?
- dùng nước sạch, dùng xà phòng tắm, chỉ rửa bên ngoài, không rửa bên trong.
- Cần chú ý gì sau khi đi vệ sinh?
- lau từ trước ra sau (tránh gây viêm nhiễm).
- Khi hành kinh, cần thay băng vệ sinh mấy lần trong 1 ngày?
- ít nhất ngày 4 lần.
+ Bước 4:
- Thảo luận cả lớp về những điều cần biết về nữ giới khi hành kinh?
- Học sinh thảo luận, trả lời các câu hỏi.
+ Khi hành kinh, nữ giới cần lưu ý gì về chế độ làm việc / chế độ nghỉ ngơi, ăn uống?
+ Khi hành kinh, tính khí người nữ có gì cần lưu ý?
+ Nữ giới thường dùng gì để thấm máu kinh nguyệt?
Giáo viên chốt: Khi hành kinh, nữ giới cần chú ý:
+ Nam giới cần biết những điều trên không?
+ Không làm việc nặng và không ngâm mình trong nước.
+ ăn nhiều thực phẩm có chất sắt
+ ngủ đủ giấc
+ Nếu đau bụng,đau lưng chườm nóng, chèn gối, uống cao ích mẫu
- Trước và trong khi hành kinh, phụ nữ dễ xúc động và nổi cáu.
- Nữ giới thường dùng băng vệ sinh.
- Nam giới cần hiểu, thông cảm, hỗ trợ nữ giới trong những ngày đặc biệt này.
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
- Hoạt động nhóm đôi, lớp
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải
+ Bước 1:
- Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn.
- Học sinh thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi
+ Cặp nam: Như thế nào là một chiếc quần lót tốt? Có những điều gì cần chú ý khi sử dụng quần lót?
+ Cặp nữ: Thế nào là một chiếc quần lót tốt? Có những điều gì cần chú ý khi sử dụng quần lót? Khi mua và sử dụng áo lót, điều gì cần chú ý?
+ Bước 2: Thảo luận cả lớp và tổng kết giáo viên chốt:
- Một chiếc quần lót tốt: vừa vặn, bằng vải bông, thấm ẩm tốt, thoáng khí.
- Học sinh lắng nghe
- Thay giặt quần lót hàng ngày.
+ Nam: hạn chế dùng quần lót bó ( ảnh hưởng tới sản xuất tinh trùng.
+ Nữ: áo lót vừa vặn (cả dây quanh ngực, dây treo vai và bầu ngực).
* Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận, đ.thoại
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt quan sát các hình 5, 6, 7, 8 trong SGK trang 17.
- Chỉ và nói nội dung từng hình.
- Ở tuổi dậy thì cũng như tuổi vị thành niên cần tham gia những hoạt động nào và không tham gia những hoạt động nào? Tại sao?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
( Giáo viên chốt: Ở tuổi dậy thì cần ăn uống đầy đủ chất, luyện tập thể dục thể thao không sử dụng các chất gây nghiện, không xem phim ảnh, sách báo không lành mạnh.
- Học sinh lắng nghe.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Xem lại bài + học ghi nhớ
- Chuẩn bị: Thực hành “Nói không với rượu, bia, thuốc lá, ma túy”
- Nhận xét tiết học
BGH KÍ DUYỆT
File đính kèm:
- Tuan 4 lop 5 chuan.doc