I/ MỤC TIÊU
- Đọc lưu loát toàn bài. Đọc dúng tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Biết đọc diễn cảm với giọng trầm buồn, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến trang hạt nhân, khát vọng sống của bé Xa -da - cơ, mơ ước hoà bình của thiếu nhi.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới.
II/ ĐỒ DÙNG
Tranh SGK phóng to
Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. BÀI CŨ:
- HS đọc bàI “ Lòng dân” ( 6 hs đọc phân vai)
? Nêu đại ý của bài?
B. BÀI MỚI:
1/ Giới thiệu chủ điểm: Cánh chim hoà bình.
- Giới thiệu bài: Những con sếu bàng giấy.
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
32 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 4 năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủng cố.
Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 29 tháng 9 năm 2006
Tập làm văn
Tả cảnh (kiểm tra)
I/ Mục tiêu.
- Dựa trên kết quả của những tiết tập làm văn tả cảnh đã học, học sinh viết được một bàI văn tả cảnh hoàn chỉnh.
- Rèn kỹ năng viết văn ngắn gọn, câu có chu-vị.
II/ Hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bàI kiểm tra.
- Gv ghi đề bàI lên bảng:
+ Đề 1: Tả cảnh buổi sáng (trưa, chiều) trong một vườn cây.
+ Đề 2: Tả cảnh công viên.
+ Đề 3: Tả cảnh trên cánh đồng quê hương em.
+ Đề 4: Tả cơn mưa em thường gặp.
+ Đề 5: Tả ngôI trường của em.
- HS đọc đề tự chọn một đề để làm
- Gv giảI đáp thắc mắc của HS.
- Học sinh làm bài
- Thu bàI và nhận xét.
3. Củng cố.
Nhận xét tiết học.
Khoa học
Vệ sinh tuổi dậy thì
I/ Mục tiêu.
Học sinh có thể:
- Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh tuổi dậy thì.
- Xác định những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Hình vẽ SGK trang 18,19.
- Các phiếu ghi một số thông tin về việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ tuổi dạy thì.
- Chuẩn bị thẻ ghi đúng sai.
III/ Hoạt động dạy học.
A. Bài cũ:
? Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già gồm mấy giai đoạn? đó là những giai đoạn nào?
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Các hoạt động:
a) Hoạt động 1:
* Mục tiêu: Học sinh nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
* Cách tiến hành:
- GV giảng và nêu vấn đề:
ở tuổi dậy thì các tuyến mồ hôI bắt đầu hoạt động mạnh: Có thể gây ra mùi hôI, vì vậy nếu để đọng lâu trên cơ thể đặc biệt là những chỗ kín sẽ gây mùi khó chịu. Tuyến dầu tạo ra mỡ làm nhờn da, đặc biệt là mặt đó là môi trường thjuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên có trứng cá
- HS đưa ra những ý kiến ngắn gọn ( GV ghi bảng):
? Vậy ở tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh mụn trứng cá?
? Em hãy nêu tác dụng của từng việc làm trên?
1. Những việc làm để giữ gìn vệ sinh cơ thể
- Gội đầu, rửa mặt, thay quần áo thường xuyên.
- Tắm, gội, thay quần áo thường xuyên sẽ giúp cơ thể sạch sẽ, thơm tho.
- Rửa mặt thường xuyên sẽ gúp chất nhờn trôI đI tránh được mụn trứng cá.
* GV chốt: Tất cả những việc làm trên là cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nói chung.
b) Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập ( sử dụng bàI tập 1 trang 14 vở bàI tập)
- Chia lớp thành hai nhóm nam và nữ
- Các nhóm thảo luận.
- Gv chữa bàI theo từng nhóm.
- HS đọc đoạn đầu của mục bạn cần biết SGK T19
c) Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận.
* Mục tiêu: HS xác định được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
* Cách tiến hành:
? Nêu nội dung từng bức tranh vẽ gì?
? Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
Các nhóm thảo luận, Đại diện các nhóm trả lời.
- HS quan sát các H4, 5, 6, 7 trang 19 SGK
- H4: Vẽ 4 bạn, một bạn tập võ, một bạn chạy, một bạn đánh bóng, một bạn đá bóng.
- H5: Vẽ một bạn đanh khuyên các bạn khác không nên xem các phim không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi của mình.
- H6: Vẽ các loại thức ăn bổ dưỡng.
- H7: Vẽ các chất gây nghiện.
- Cần ăn uống đầy đủ, luyện tập TDTT, vui chơI giảI trí làng mạnh, không sử dụng các chất gây nghiện, không xem phim ảnh sách báo không lành mạnh.
* GV chốt kiến thức: Mục bạn cần biết SGK T19.
d) Hoạt động 4: Trò chơi “Tập làm diễn giả”
* Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học về những việc nên làm ở tuổi dậy thì.
* Cách tiến hành:
- GV chọn 6 học sinh để chơi: dẫn chương trình, Khử mùi, Trứng cá, nụ cười, dinh dưỡng, vận động viên.
- 6 HS thảo luận theo phiếu GV phát và diễn trước lớp, HS dưới lớp nghe để nhận xét rút ra bài học
C. Củng cố:
- GV dặn dò HS biết giữ vệ sinh.
- Nhận xét tiết học.
Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu.
- Rèn kỹ năng giảI toán tổng, hiệu và tỉ số, giải toán 2 đại lượng cùng tăng cùng giảm, 1 đại lượng tăng một đại lượng giảm.
- Học sinh giảI thành thạo các dạng toán trên.
II/ Hoạt động dạy học.
A. Bài cũ:
HS giảI bàI 3 SGK
30 người gấp 10 số cây là:
30 : 10 = 3 (lần)
30 người cùng đào trong một ngày được số mét mương là:
35 x3 = 105 (m)
Đáp số: 105 cây.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Thực hành:
- HS đọc đề bàIi tóm tắt bài toán;
-Bài này thuộc dạng toán gì?
- Một Hs làm bảng
* Chữa bài:
- Nhận xét đúng sai
- Giải thích cách làm
Chốt:
Toán tổng tỉ gồm gồm 3 bước:
+ Tính tổng số phần bằng nhau
+ Tìm số thứ nhất: Tổng chia tổng số phần nhân số phần tương ứng của nó.
+ Tìm số còn lại lấy tổng trừ đi số vừa tìm được
? Bài này thuộc dạng toán nào?
? Một bài toán hiệu tỉ khi giải gồm mấy bước? Đó là những bước nào?
1 HS làm trên bảng
* Chữa bài:
Nhận xét chữa bài chốt dạng toán hiệu tỉ.
Bài 1:
Giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 (phần)
Số Hs nam là;
36 : 4 = 9 (em)
Số HS nữ là:
36 - 9 = 27 (HS)
Đáp số:
Bài 2
Gải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
3 - 2 = 1 (phần)
Chiều dàI là:
10 : 1 x 3 = 30 (m)
Chiều rộng là:
30 - 10 = 20 (m)
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
(30 + 20) x 2 = 100 (m)
Đáp số: 100m.
*
- HS đọc đề và tóm tắt
Chiều dài:
Chiều rộng:
- Dạng toán hiệu tỉ.
- Gồm ba bước:
+ Tính hiệu số phần bằng nhau.
+ Tìm số thứ lớn: Hiệu chia cho hiệu số phần bằng nhau nhân số phần bằng nhau của số lớn.
+ Tìm số còn lại: Số lớn trừ đI hiệu.
Một HS lên bảng làm bài:
* Bài 3:
- Bài này thuộc dạng toán nào?
- Em giải bàI toán này theo dạng toán nào?
*GV chốt kiến thức: dạng toán hai đại lượng cùng tăng lên một số lần.
- HS đọc đề tóm tắt bàI toán
1 tạ thóc: 60 kg gạo
300 kg thóc: .kg gạo?
- Dạng toán hai đại lượng cùng tăng một số lần.
- Cách giảI rút về đơn vị.
HS giảI bàI toán trên bảng
Đổi 1 tạ = 100 kg
1 kg thóc xay được số ki-lô-gam là:
60 : 100 =
150 kg thóc xay được số ki-lô-gam là:
Đáp số: 180 kg
* Bài 4:
?Trong bài đại lượng nào không thay đổi?
? Những đại lượng nào thay đổi phụ thuộc vào nhau?
? Bài này thuộc dạng toán nào?
HS nhận xét bài, đổi chéo vở kiểm tra.
Gv khắc sâu
- Hs đọc đề và tóm tắt:
Nếu một ngày 300 sp: 15 ngày.
Nêú mỗi ngày 450 sp: ...ngày?
- Sản phẩm giao trong kế hoạch.
- Số sản phẩm mỗi ngày và số ngày hoàn thành.
- Hai đại lượng một tăng một giảm.
- Học sinh lên bảng giảI bài:
15 ngày làm số sản phẩm là:
300 x 15 = 4500 (SP)
Nếu mỗi ngày làm 450 SP thì xong trong số ngày là:
4500 : 450 = 10 (ngày)
Đáp số: 10 ngày.
3. Củng cố.
Nhận xét tiết học.
Thể dục
Bài 8: Đội hình đội ngũ
Trò chơi: Mèo đuổi chuột
I/ Mục tiêu.
- Ôn tập củng cố nâng cao kỹ thuật động tác quay phảI, quay tráI, quay sau, đI đều vòng phảI, vòng tráI, đổi chân khi đI sai nhịp.
- Trò chơI “Meò đuổi chuột”
II/ Địa điểm phương tiện.
- Sân trường đảm bảo an toàn, vệ sinh.
- Chuẩn bị còi kẻ sân trò chơi.
III/ Hoạt động dạy học.
1. Phần mở đầu:
GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu.
- Xoay các khớp cổ, cổ tay, chân, hông, bụng
- Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp.
- Trò chơI “ Nhóm 3 nhóm 7”
2. Phần cơ bản:
a) Đội hình đội ngũ
- Ôn tập hành ngang, dóng hàng, điểm số, đI vòng phảI, vòng tráI, đổi chân khi đI sai nhịp.
- GV điều khiển
- Gv quan sát, nhắc nhở
- GV làm trọng tài
- GV điều khiển để HS tập củng cố lại
b) Trò chơI vận động:
- Gv nêu tên trò chơI: “Mèo đuổi chuột” và phổ biến luật chơi
- Nhận xét đội thắng.
3. Phần kết thúc:
- Gv hệ thống bài.
- Nhận xét đáng giá kết quả tiết học.
5’
22’
6’
- Lớp trưởng tập trung lớp
- Đội hình tập trung:
* * * * * * * * *
x * * * * * * * * * (H1)
* * * * * * * * *
Đội hình ôn tập:
* * * * * * * * *
* * * * * * * * * (H2)
* * * * * * * * *
x
- Cả lớp tập
- Tổ trưởng điều khiển, tập theo tổ.
- Các tổ thi đua trình diễn.
Đội hình trò chơi: Vòng tròn
- Một tổ chơI thử.
- Các tổ thi đua.
- Cả lớp chạy đều thành vòng tròn lớn khép lại thành vòng tròn nhỏ.
- Làm động tác thả lỏng.
An toàn giao thông
Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Nhớ và giảI thích 23 biển báo đã học.
- hiểu ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo giao thông mới.
2. Kỹ năng:
- GiảI thích sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông.
- Có thể mô tả các biển báo đó bằng lồihặc bằng hình vẽ.
3. Thái độ:
Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II/ Hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Trò chơI phóng viên.
- Học sinh tự phân vai
HS thực hiện trò chơI theo nội dung câu hỏi đã chuẩn bị:
? ở gần nhà bạn có những biển báo hiệu GT nào?
? Những biển báo đó được đặt ở đâu?
? Những người ở gần biển đó có biết nội dung của biển báo đó không?
? Họ có cho rằng những biển báo đó là cần thiết không?
? Theo bạn tại sao lại có những người không tuân theo hiệu lệnh của biển báo giao thông?
? Theo bạn việc không tuân theo hiệu lệnh có thể xẩy ra điều gì?
? Theo bạn nên làm thế nào để mọi người tuân theo biển báo hiệu giao thông?
- GV quan sát và tổng kết cuối trò chơi.
b) Hoạt động 2: Ôn lại các biển báo hiệu đã học.
* Nhận dạng các biển giao thông:
- GV tổ chức cho hs chơI trò chơI: “Nhớ tên biển”
- GV phát các biển báo cho các đội và phổ biến luật chơi.
- Các nhóm thi đua chơi.
- GV nhận xét chốt kiến thức .
- 2 HS đọc phần ghi nhớ.
c) Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo hiệu giao thông.
- GV ghi 3 dạng biển lên bảng: Biển báo cấm, Biển báo nguy hiểm. Biển chỉ dẫn.
- HS lên gắn biển giao thông cho đúng nhóm.
- Lớp nhận xét bàI trên bảng.
- GV nhận xét tuyên dương.
* Tìm hiểu tác dụng của những biển báo mới:
GV tổ chức cho HS quan sát hai biển (Một đã học và một chưa học) để rút ra nhận xét và hiểu nội dung biển báo mới.
d) Hoạt động 4: Luyện tập:
- GV gắn 10 biển ở các vị trí khác nhau yêu cầu học sinh lên gắn lại cho đúng nhóm.
- HS làm phiếu học tập: Tả lại hình dáng màu sắc các biển đã học.
- GV nhận xét.
đ) Hoạt động 5: Trò chơi:
- GV chuẩn bị 33 biển báo GT đã học và 33 tên tương ứng.
- Các thi tiếp sức tìm biển gắn đúng tên.
- Nhận xét tuyên dương đội thắng.
3. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- Tuan 4.doc