Tập đọc
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. MỤC TIÊU
KN: - Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn : dập dờn, xoè hoa, sừng sững, xa xa, Sóc Sơn, xâm lược, lưng trừng,.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trong tha thiết.
KT:- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ,.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
TĐ:ý thức bảo vệ và giữ gìn phong cảnh làng chùa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
* Tranh minh hoạ trang 67, 68 SGK.
* Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
71 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 25, 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hỏi: Muốn tính vận tốc của một chuyển động ta là như thế nào?
- Hãy nêu cách viết đơn vị của một vận tốc.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS nghe và nhắc lại bài toán.
- HS thảo luận, sau đó một vài HS nêu ý kiến trước lớp.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
- HS: Ta thực hiện phép tính 170 : 4
- 1 HS lên bảng trình bày.
Bài giải
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là:
170 : 4 = 42,5 ( km )
Đáp số: 42,5 km
- HS: Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km.
+ Là quãng đường ô tô đi được.
+ Là thời gian ô tô đi hết 170 km.
+ Là vận tốc của ô tô.
+ Chúng ta đã lấy quãng đường ô tô đi được ( 170 km ) chia cho thời gian ô tô đi hết quãng đường đó ( 4 giờ )
+ HS trao đổi theo cặp, sau đó nêu trước lớp:
V = S : t
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS đứng tại chỗ tóm tắt
S = 60 m
t = 10 giây
V = ?
- Chúng ta lấy quãng đường ( 60 m ) chia cho thời gian ( 10 giây ).
- 1 HS lên bảng trình bày bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Vận tốc của người đó là:
60 : 10 = 6 ( m/giây)
Đáp số: 6 m/giây
- Đơn vị đo vận tốc chạy của người đó trong bài toán là m/giây.
- Nghĩa là cứ mỗi giây người đó chạy được quãng đường là 6 m.
- 2 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp.
- 1 HS tóm tắt trước lớp.
- Để tính vận tốc của người đi xe máy đó ta lấy quãng đường đi được ( 105 km) chia cho thời gian ( 3 giờ ).
- 1 HS lên bảng trình bày bài toán, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Vận tốc của người đi xe máy đó là:
105 : 3 = 35 ( km/ giờ )
Đáp số: 35 km/giờ
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng. HS cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Vận tốc của máy bay là:
1800 : 2,5 = 720 ( km/ giờ )
Đáp số: 720 km/giờ
- 1 HS nhận xét, nêu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- Vì quãng đường bay được tính theo ki-lô-mét, thời gian bay hết quãng đường đó tính theo đơn giờ nên vận tốc thường tính theo đơn vị km/giờ
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Người đó chạy được 400.
+ Thời gian để chạy hết 400 m là 1 phút 20 giây.
+ Tính vận tốc chạy của người đó theo đơn vị m/giây.
+ Quãng đường tính bằng đơn vị mét, thời gian tính bằng đơn vị giây.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc chạy của người đó là:
400 : 80 = 5 ( m/giây)
Đáp số: 5 m/giây.
- Muốn tìm vận tốc của một chuyển động ta lấy quãng đường đi được chia cho thời gian đi hết quãng đường đó.
- Đơn vị của một vận tốc bằng tên đơn vị của quãng đường trên tên đơn vị của thời gian.
- Nghe và chuẩn bị bài sau.
Địa lí:
châu phi ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu
Sau bài học HS, có thể:
- Nêu được dân số của châu phi ( theo số liệu năm 2004).
- Nêu được đa số dân cư châu phi là người da đen.
- Nêu được một số đặc điểm chính của kinh tế của kinh tế châu phi.
- Nêu được một số nét tiêu biểu về Ai cập.
- Xác định được vị trí Ai Cập trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Bản đồ Kinh tế châu phi.
- Các hình minh hoạ trong SGK
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Tìm và nêu vị trí địa lí của châu Phi trên quả Địa cầu.
+ Tìm và chỉ vị trí cuỉa sa mạc Xa-ha-ra và xa-van trên lược đồ tự nhiên châu phi.
+ Chỉ vị trí các sông lớn của châu phi trên lược đồ tự nhiên châu phi.
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học trước chúng ta đã học về các yếu tố địa lí tự nhiên châu Phi, trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về dân cư và các hoạt động kinh tế của châu phi. Các em hãy chú ý để tìm xem các yếu tố địa lí đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân châu phi như thế nào.
Hoạt động 1:
Dân cư châu phi
- GV yêu cầu Hs làm việc cá nhân để giải quyết các nhiệm vụ sau:
+ Mở SGK trang 103, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để:
- Nêu số dân của châu phi
- So sánh số dân của châu phi với các châu lục khác.
+ Quan sát hình minh hoạ 3 trang 118 và mô tả đặc điểm bên ngoài của người châu phi. Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì về điều kiện sống của người dân châu phi?
+ Người châu phi sinh sống chủ yếu ở những vùng nào?
- HS tự làm việc theo yêu cầu.
+ Năm 2004, số dân châu phi là 884 triệu người, chưa bằng số dân của châu á.
+ Người châu phi có nước da đen. tóc xoăn, ăn mặc quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ.
- Bức ảnh cho thấy cuộc sống của họ có nhiều khó khăn, người lớn và trẻ con trông đều buồn bã, vất vả.
+ Người dân châu phi chủ yếu sinh sống ở vùng ven biển và các thung lũng sâu, còn các vùng hoang mạc hầu như không có người ở.
- GV kết luận: Năm 2004 dân số châu phi là 884 triệu người, hơn trong số họ là người da đen.
Hoạt động 2:
Kinh tế châu phi
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, cùng trao đổi và hoàn thành bài tập sau:
Ghi vào ô c chữ Đ ( đúng) trước ý kiến đúng, chữ S ( sai ) trước ý kiến sai.
c a) Châu phi là châu lục có nền kinh tế phát triển.
c b) Hầu hết các nước châu phi chỉ tập trung vào khai thác khoáng sả và trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
c c) Đời sống người dân châu phi còn rất nhiều khó khăn.
- GV gọi HS nêu kết quả bài làm của mình.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- Yêu cầu HS nêu và chỉ trên bản đồ các nước ở châu phi có nền kinh tế phát triển hơn cả.
- Hỏi: Em có biết vì sao các nước châu phi lại có nền kinh tế chậm phát triển không?
- HS làm việc theo cặp.
Đáp án:
a) Sai
b) Đúng
c) Đúng
- 1 HS nêu ý kiến, HS khác nhận xét, cả lớp thống nhất đáp án như trên.
- 3 Hs lần lượt phát biểu về 3 ý trong bài tập, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
a) Nói kinh tế châu phi là nền kinh tế phát triển là sai vì hầu hết các nước châu phi đang có nền kinh tế chậm phát triển.
b) Các khoáng sản mà người châu phi đang tập trung khai thác là vang, kim cương, phốt phát, dầu khí.
Các loại cây công nghiệp nhiệt đới được trồng nhiều ở đây là ca cao, cà phê, bông, lạc.
c) Người dân châu phi có rất nhiều khó khăn: họ thiếu ăn, thiếu mặc, dịch bệnh nguy hiểm xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là dịch HIV/ADIS.
- HS chỉ và nêu tên các nước: Ai Cập, Cộng hoà Nam Phi, An-giê-ri.
- HS trả lời theo kinh nghiệm của bản thân.
- Kết luận: Hầu hết các nước ở châu phi có nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
Hoạt động 3:
Ai cập
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành bảng thống kê về đặc điểm của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội Ai cập
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 6 người cùng đọc SGK và thảo luận để hoàn thành bảng thống kê như sau: ( phần chữ in nghiêng tron bảng là phần HS thực hiện)
Ai Cập
Các yếu tố
Đặc điểm
Vị trí địa lí
Nằm ở Bắc Phi, là cầu nối của ba châu lục: á, âu, phi. Có kênh đào Xuy-ê nổi tiếng.
Sông ngòi
Có sông Nin, là một con sông lớn, cung cấp nước cho đời sống và sản xuất.
Đất đai
Đồng bằng được sông Nin bồi đắp nên rất màu mỡ.
Khí hậu
Nhiệt đới, nhiều mưa
Kinh tế
Kinh tế tương đối phát triển ở châu phi
Các ngành kinh tế: khai thác khoáng sản, trồng bông, du lịch...
Văn hoá- kiến trúc
Từ cổ xưa đã nổi tiếng với nền văn minh sông Nin
Kim tự tháp Ai Cập, tượng nhân sư là công trình kiến trúc cổ vĩ đại
- GV theo dõi HS làm việc, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận. GV ghi nhanh lên bảng các ý kiến của HS để có bảng thống kê hoàn chỉnh như trên.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ các thông tin, tranh ảnh mình sưu tầm được về đất nước Ai Cập.
- GV theo dõi, tuyên dương HS.
- HS nêu câu hỏi nhờ GV giúp đõ khi có khó khăn.
- Mỗi nhóm báo cáo về 1 yếu tố, HS các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Một số HS trình bày các kết quả sưu tầm của mình trước lớp.
Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về rừng rậm A-ma-dôn.
Tập làm văn:
Trả bài văn tả đồ vật
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Hiểu được nhận xét chung của giáo viên và kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về:chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp... cần chữa chung cho cả lớp.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Chấm điểm màn kịch Giữ nghiêm phép nước của 3 HS.
- Nhận xét ý thức học bài của HS
2. dạy - học bài mới
2.1. Nhận xét chung bài làm của HS.
- Gọi HS đọc lại đề bài.
- Nhận xét chung
* Ưu điểm
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Lắng nghe.
+ HS hiểu đề bài, viết đúng yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục của bài văn.
+ Trình tự miêu tả.
+ Diễn đạt câu, ý.
+ Dùng từ để làm nổi bật lên hình dáng, công dụng của đồ vật .
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách quan sát, dùng từ miêu tả hình dáng, công dụng của đồ vật.
+ Hình thức trình bày bài làm văn.
- GV đọc một số bài làm tố: Bích Ngọc, Vân
* Nhược điểm:
+ GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện các sửa lỗi.
- Trả bài cho HS
2.2. Hướng dẫn chữa bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2
+ Yêu cầu chọn đoạn nào để viết lại đoạn văn mình chọn. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết lại.
- Nhận xét, khen ngợi HS viết tốt.
- GV đọc đoạn văn hay sưu tầm được.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài văn, ghi nhớ các lỗi GV đã nhận xét và chuẩn bị bài sau.
- Xem lại bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Nối tiếp nhau trả lời.
- Sửa lỗi.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- Lắng nghe.
File đính kèm:
- Tuan 2526(1).doc