Thiết kế bài soạn lớp 2 Tuần 24 - Đặng Thị Anh Nguyệt

I. Mục đích - yêu cầu:

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc phân biệt lời người kể với các nhân vật.

- Đọc phân biết giọng người kể với giọng các nhân vật.

- Hiểu từ: trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò.

- Hiểu nội dung: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng đã khôn khéo nghĩ ra mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa bài.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài soạn lớp 2 Tuần 24 - Đặng Thị Anh Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhóm nhận xét và đánh giá tuyên dương -Cả lớp chạy và hít thở sâu -HS trả lời *** Tập làm văn: (Tiết 24) Đáp lời phủ định. Nghe và trả lời câu hỏi. Thời gian:40’-42’ I. Mục tiêu: Rèn kỹ năng nói: Biết đáp lại lời phủ định của người khác bằng lời của em trong các tình huống giao tiếp hằng ngày. Rèn kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi: Nghe kể một mẩu chuyện vui, nhớ và trả lời đúng các câu hỏi về nội dung truyện. Biết kể lại câu chuyện theo lời của mình. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Máy điện thoại để học sinh thực hành đóng vai. Các tình huống viết vào giấy. Các câu hỏi gợi ý viết vào bảng phụ. Học sinh: VBT, SGK. III. Các hoạt động: 1. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ 5’: - Gọi vài học sinh đọc lại BT3. - 3 học sinh đọc. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. - Lớp nhận xét. 2. Hoạt động dạy bài mới: Giới thiệu bài mới 1’: Trong giờ học TLV hôm nay, chúng ta sẽ tập nói đáp lời phủ định trong các tình huống. Sau đó nghe và trả lời các câu hỏi về nội dung một câu chuyện vui có tựa đề là “Vì sao?”. * Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 1 - Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu. - Học sinh nêu: Đọc lời các nhân vật trong tranh. - Treo tranh và hỏi: Bức tranh minh họa điều gì? - Cảnh 1 bạn học sinh gọi điện thoại đến nhà bạn. - Khi gọi điện thoại đến, bạn trong tranh nói thế nào? - Bạn nói: Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ. - Cô chủ nhà nói thế nào? - Cô chủ nhà nói: Ở đây không có ai tên là Hoa đâu, cháu à. - Lời nói của cô chủ nhà là một lời phủ định, khi nghe thấy chủ nhà phủ định điều mình hỏi, bạn học sinh đã nói thế nào? -Bạn nói: Thế ạ? Cháu xin lỗi cô. - Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ thường xuyên được nghe lời phủ định của người khác, khi đáp lại những lời này các em cần có thái độ lịch sự, nhã nhặn. - Gọi 2 học sinh lên đóng vai thể hiện lại tình huống trên. * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài 2 - Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu. - Nói lời đáp của em. - Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi. - 1 học sinh nêu tình huống, 1 học sinh trả lời. - Cho học sinh lên thực hiện trước lớp. - Các nhóm thi đua lên thể hiện cách nói và cách trả lời tình huống trước lớp. a) - Dạ, thế ạ? Cháu xin lỗi! - Không sao ạ. Cháu chào cô. b) - Dạ, không sao đâu. Con đợi được bố ạ! - Thế ạ? Để hôm khác mua cũng được ạ. c) - Mẹ nghỉ ngơi đi mẹ nhé! - Mẹ yên tâm nghỉ ngơi, để con làm mọi việc giúp mẹ. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Lớp nhận xét. * Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập 3 - Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu. - Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi. - Giáo viên treo tranh. - Học sinh quan sát, đọc thầm 4 câu hỏi và hình dung sơ bộ nội dung mẩu chuyện. - Giáo viên yêu cầu học sinh nói về tranh. - Vài học sinh nêu: Bức tranh vẽ cảnh đồng quê, 1 cô bé ăn mặc kiểu TP đang hỏi 1 cậu bé ăn mặc kiểu nông thôn điều gì đó. Đứng bên cậu bé là 1 con ngựa. - “Vì sao?” là 1 câu chuyện cười nói về 1 cô bế ở TP lần đầu về nông thôn, thấy cái gì cũng lạ lẫm. Các em hãy lắng nghe câu chuyện để xem cô bé hỏi anh học của mình ở quê điều gì. - Giáo viên kể chuyện 1 đến 2 lần với giọng vui, dí dỏm. Vì sao Một cô bé lần đầu tiên về quê chơi. Gặp cái gì, cô cũng lấy làm lạ. Thấy 1 con vật đang ăn cỏ, cô hỏi cậu anh họ: - Sao con bò này không có sừng, hả anh? Cậu anh đáp: - Bò không có sừng vì nhiều lí do lắm. Có con bị gãy sừng. Có con còn non, chưa có sừng. Riêng con này không có sừng vì nó ... là con ngựa. Theo Tiếng cười của tuổi học trò. - Giáo viên treo bảng phụ các câu hỏi. - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm và trả lời lần lượt 4 câu hỏi. - Học sinh thảo luận nhóm và trả lời lần lượt các câu hỏi trong nhóm. - Học sinh các nhóm thi trả lời câu hỏi trước lớp. a. Lần đầu tiên về quê chơi, cô bé thấy cái gì cũng lạ. b. Cô bé hỏi cậu anh họ: Sao con bò này không có sừng, hả anh? c. Cậu anh học giải thích bò không có sừng vì nhiều lí do. Riêng con này không có sừng vì nó ... là 1 con ngựa. d. Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con ngựa. - Gọi vài học sinh kể lại câu chuyện. - 4 học sinh thực hành kể trước lớp. - Giáo viên nhận xét. - Lớp nx. 3. Hoạt động cuối cùng: - Giáo viên cho học sinh đáp lại các tình huống: - Học sinh nêu lời đáp trước lớp. + 1 bạn hứa cho em mượn truyện lại để quên ở nhà. + Em hỏi 1 bạn mượn bút nhưng lại không có. - Lớp nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Về nhà: Làm lại các bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài: Tiết 25. - Giáo viên nhận xét tiết học. *** Toán: (Tiết 120) Bảng chia 5 SGK: 121 Thời gian:35’-37’ I. Mục tiêu: Giúp HS: Lập bảng chia 5. Thực hành chia 5. II. Chuẩn bị: Các tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn III. Các hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động đầu tiên: Bài cũ 3’: - 3 HS lên bảng làm bài tập Nhận xét. 2. Hoạt động dạy bài mới: Giới thiệu bài mới (1’): Bảng chia 5 * Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia 5 * Oân tập phép nhân 5. - Giáo viên gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn. - Hỏi: Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn. - 5 x 4 = 20 Có 20 chấm tròn. * Giới thiệu phép chia 5. - Trên các tấm bìa có tất cả 20 chấm tròn, mỗi tấm có 4 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa? - 20 : 5 = 4 Có 4 tấm bìa. * Nhận xét: - Tạisao em biết 20 : 5 = 4? - Từ phép nhân 5 x 4 = 20, ta có phép chia 20 : 5 = 4. * Hoạt động 2: Lập bảng chia 5 - 1 học sinh đọc bảng nhân 5 giáo viên ghi bảng. - Từ kết quả của phép nhân tìm được phép chia tương ứng. - Học sinh tự lập bảng chia 5 vào nháp. Vài học sinh thi đua viết kết quả lên bảng. - Nhận xét. - Tổ chức cho học sinh đọc và học thuộc bảng chia 5. * Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: Tính nhẩm. - Học sinh vận dụng bảng chia 5 để tính nhẩm. Bài 2: Điền số. - Học sinh thực hiện phép nhân, rồi từ kết quả của phép nhân, tìm kết quả của phép chia tương ứng. - Học sinh nêu yêu cầu. Bài 3: Giải toán - Học sinh làm bài. - Học sinh chọn phép tính rồi tính: - Vài học sinh sửa. 20 : 5 = 4 - Nhận xét. Số tờ báo mỗi tổ nhận được là: 20 : 5 = 4 (tờ báo) Đáp số: 4 tờ báo. 3. Hoạt động cuối cùng: 2 học sinh đọc bảng chia 5. Nhận xét tiết học. Về nhà: 1, 4.CBB: Một phần năm. *** SINH HOẠT LỚP – Tiết 24 1/ Nhận xét đánh giá tuần 24: + Hạnh kiểm: - Các em thực hiện tốt nội qui nhà trường, đi học đúng giờ, lớp học yên lặng, cĩ ý thức bảo vệ của cơng, tài sản chung của nhà trường . - Cĩ vài em quần áo chưa sạch sẽ gọn gàng như : Lâm,. -Trước và sau Tết HS tham gia học đầy đủ . Học tập: Lớp cĩ nhiều cố gắng trong học tập, cĩ chuẩn bị bài chu đáo khi đến lớp. - Cịn một số em viết chính tả sai, chưa thuộc bảng chia, đọc chậm như: Quy, Khải - Kết điểm 10 cuối tuần. - Tuyên dương vài em sơi nổi trong giờ học như: Việt, Sang, Kim, 2/ Phương hướng tuần 25: -Duy trì tốt sĩ số và nề nếp trên lớp. - Thực hiện tốt nội qui nhà trường. - Phụ đạo học sinh yếu vào các buổi chiều. - Tổng kết điểm 10 cuối buổi tuần.Thực hiện tốt luật giao thơng . -Thúc đẩy học sinh nộp các khoản tiền. Tập làm văn Ôn tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Củng cố lại cách đáp lại lời phủ định của người khác bằng lời của em trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Biết ghi nhớ và có thể kể lại 1 câu chuyện theo lời của mình. Giáo dục học sinh tính lịch sự khi giao tiếp. II. Nội dung: 1. Giáo viên cho học sinh đáp lại lời trong các tình huống sau: a) - Em: Bạn có cây bút màu xanh không? - Mai: Không, mình không có cây bút đó. - Em đáp: b) - Em: Bác ơi, Bác làm ơn chỉ cho cháu nhà bạn Lan. - Bác: Bác không biết, cháu ạ. - Em đáp: 2. Giáo viên cho học sinh đọc một mẩu chuyện ngắn mà giáo viên sưu tầm. - Giáo viên cho học sinh tập kể theo nhóm. - Kể cá nhân. - Đóng kịch lại đoạn truyện vừa kể. Toán: (BS) Ôn tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Củng cố lại cho học sinh kĩ năng giải bài tập “Tìm một thừa số chưa biết”; và một số kiến thức đã học. Củng cố lại kĩ năng giải bài toán có phép chia. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. II. Nội dung: Tính nhẩm: 3 x 5 = 3 x 8 = 18 : 3 = 20 : 3 = 6 : 2 = 24 : 3 = 20 : 5 = 8 : 2 = 3 x 10 = 2. Tìm x: a) X x 2 = c) X x 3 = 18 b) 3 x X = 21 d) 2 x X = 18 3. Có 18 kg gạo chia đều ra 3 túi. Hỏi mỗi túi được bao nhiêu kg gạo? 4. Điền số: 10 : 2 = c x 3 = 24 10 - 2 = c : 2 = 10 10 x 2 = 8 x c = 16 Chính tả Ôn tập I. Mục tiêu: Nghe – viết đúng 1 đoạn trong truyện: Quả tim Khỉ. Củng cố qui tắc chính tả s/x, dấu hỏi/ dấu ngã. Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở. II. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một đoạn trong truyện: “Quả tim Khỉ”. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: Phân biệt s/x. - Giáo viên cho học sinh tìm từ có tiếng bắt đầu bằng x hay s. - Đặt câu với các từ vừa tìm được. Tìm trong bài các tiếng có thanh hỏi hay thanh ngã. - Giáo viên cho học sinh rèn viết bảng con. Củng cố: Thi đua tìm tên người bắt đầu bằng s hay x.

File đính kèm:

  • docTuan 24.doc
Giáo án liên quan