Thiết kế bài học môn công nghệ 10

A. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, học sinh cần phải:

-Biết mục đích , ý nghĩa công tác khảo nghiệm giống cây trồng.

-Biết nội dung các loại thí nghiệm so sánh giống kiểm tra kỹ thuật và sx quảng cáo.

-Rèn kỹ năng so sánh phân tích.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Tài liệu:

-Nghiên cứu Sgk,tham khảo giáo trình chọn giống cây trồng.

-Trọng tâm: mục 1, nội dung các loại thí nghuiệm trong bài.

2. Phương pháp: Giảng giải, vấn đáp.

3. Đồ dùng:

Thiết kế sơ đồ các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng , vẽ vào giấy khổ lớn, máy chiếu.

 

doc130 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài học môn công nghệ 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động -Kế hoạch sản xuất 2. Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp KHBH = … KHMH = … KHVKD =… KHLĐ = … KHSX =… IV/ Tổng kết đánh giá (5 phút) Giáo viên yêu cầu 1à2 học sinh tóm tắt nội dung chính của bài từ đó nhận xét về tiết học. V/ Công việc về nhà (2 phút) Giáo viên nhắc học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài 53 Đọc trước bài 54 trang 170 SGK. 28. Tư thục Đông Hưng Bài 55: Quản lý doanh nghiệp (2 tiết) Người soạn: Trần Thị Dương Trường: THPT Tư thục Đông Hưng A) Mục tiêu: 1. Mục tiêu kiến thức: Học xong bài này, Học sinh phải: - Biết được việc tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Biết được nội dung và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Biết được một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Mục tiêu về kỹ năng: Học sinh biết: - Xác lập được mô hình tổ chức một doanh nghiệp. 3. Mục tiêu về thái độ: - Rèn luyện ý thức làm việc có kế hoạch, có phương pháp. - Có ý thức vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn. B) Chuẩn bị bài giảng: 1. Chuẩn bị nội dung: - Nghiên cứu SGK và SGV - Đọc thêm một số tài liệu tham khảo: Kinh tế doanh nghiệp thương mại, PGS-TS Phạm Công Đoàn, TS Nguyễn Cảnh Lịch, 2004, NXB Thống kê, Hà Nội. 3. Phương pháp dạy học: - Tranh ảnh về một số doanh nghiệp - Sơ đồ phóng to: H55-1; H55-2; H55-3; H55-4 C) Tiến trình thực hiện: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra: 1 HS - Hình thức kiểm tra: Vấn đáp ? Xây dựng phương án kinh doanh cho 1 doanh nghiệp gồm những nội dung gì? 3. Các hoạt động dạy - học: Đặt vấn đề: Quản lý doanh nghiệp là một công việc rất quan trọng, là yếu tố chính để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. ở bài trước chúng ta đã được tìm hiểu về các bước triển khai việc thành lập doanh nghiệp. Vậy sau khi thành lập được doanh nghiệp, công việc quản lý doanh nghiệp được tiến hành như thế nào, chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài hôm nay. Tiết 1: Tổ chức hoạt động kinh doanh Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS I/ Tổ chức hoạt động kinh doanh. 1. Xác lập cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. a) Đặc trưng của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. * Khái niệm: * Đặc trưng: 2 đặc trưng cơ bản: - Tính tập trung - Tính tiêu chuẩn hoá b) Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. * Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhỏ. * Đặc điểm của doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. * Khái niệm: a) Phần chia nguồn lực của doanh nghiệp b) Theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh. 3. Tìm kiếm và huy động vốn kinh doanh * Tìm kiếm nguồn vốn: * Huy động vốn: - GV: Yêu cầu HS đọc SGK ? Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bao gồm những gì? Nó có quan hệ với nhau không? quan hệ như thế nào? ? Công việc của các bộ phận và cá nhân được tổ chức, phân công trên cơ sở nào? ? Các bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp làm việc nhằm mục đích gì? TL: Thực hiện mục tiêu xác định của doanh nghiệp và hưởng lương theo chế độ đã ghi trong hợp đồng. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các đặc trưng của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. ? Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp gồm có mấy đặc trưng cơ bản? Đó là những đặc trưng nào? - GV giải thích và yêu cầu HS lấy VD minh hoạ. - GV tuỳ theo quy mô của doanh nghiệp để xác lập cơ cấu tổ chức phù hợp. Qua thực tế chúng ta có thể thấy có những doanh nghiệp nhiều bộ phận, cá nhân. Có doanh nghiệp ít bộ phận, cá nhân hơn. Vì vậy người ta gọi doanh nghiệp ít bộ phận, cá nhân là doanh nghiệp nhỏ, còn doanh nghiệp có nhiều bộ phận, cá nhân là doanh nghiệp lớn. ? GV treo H55-1 và hỏi: Theo em doanh nghiệp nhỏ có đặc điểm cơ bản gì? - GV giới thiệu sơ đồ và hướng dẫn HS tìm hiểu. ? Doanh nghiệp nhỏ có ưu điểm gì? - GV treo tranh H55-2 và H55-3 - GV giới thiệu sơ đồ và giảng giải để giới thiệu cho HS biết được đặc điểm chính của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp vừa và lớn. ? Loại hình doanh nghiệp vừa và lớn có ưu điểm gì? ? Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp? ? Em hiểu thế nào là tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp? ? Theo em tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm có những công việc gì? ? Nguồn lực của doanh nghiệp gồm có những yếu tố nào? ? Cơ sở phân chia nguồn lực tài chính? ? Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả phải phân công nhân lực như thế nào? ? Nguyên tắc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp là gì? TL: Tiết kiệm, hiệu quả - GV lấy VD minh hoạ và hướng dẫn HS liên hệ thực tế ở địa phương. - GV: Theo dõi, kiểm tra là công việc cần thiết, cần phải được tiến hành thường xuyên ở bất cứ doanh nghiệp nào. - Mục đích: + Đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch của các cá nhân, bộ phận và cả doanh nghiệp. + Từ đó có sự điều chỉnh thích hợp. - GV: Xác định nhu cầu vốn kinh doanh là công việc quan trọng liên quan đến sự thành bại của doanh nghiệp. Ông cha ta đã có câu: "Sai một ly đi một dặm" ? Nếu vốn quá thấp so với yêu cầu sẽ xảy ra hiện tượng gì? ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp? ? Nếu vốn quá nhiều gây ra hiện tượng gì? ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp? ? Doanh nghiệp có thể huy động vốn kinh doanh từ những nguồn nào? - GV: Treo sơ đồ H55-4 và yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời. - GV giải thích sơ đồ H55-4 cho HS hiểu được các nguồn vốn của một doanh nghiệp. - GV gọi ý để HS liên hệ lấy VD thực tiễn ở địa phương. - HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi. - HS tham gia trả lời câu hỏi của GV và ghi chép vào vở. - HS nghiên cứu SGK và trả lời. - HS nghe GV giải thích và liên hệ lấy VD minh hoạ - HS quan sát H55-1, nghiên cứu SGK và trả lời. - HS nghe giảng và ghi chép. - HS quan sát sơ đồ, nghe giảng và ghi chép. - HS trả lời - HS đọc SGK và trả lời. - HS ghi chép vào vở. - HS nghiên cứu SGK và trả lời. - HS nghiên cứu SGK và trả lời. - HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời. - HS nghe GV giảng giải và ghi chép. - HS nghiên cứu SGK và trả lời. - HS nghiên cứu SGK, quan sát sơ đồ và trả lời. - HS liên hệ lấy VD Tiết 2: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS II/ Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp. a) Hạch toán kinh tế là gì? b) ý nghĩa của hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp: c) Nội dung hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp: d) Phương pháp hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp: * Phương pháp xác định doanh thu: * Phương pháp xác định chi phí kinh doanh: 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Doanh thu và thị phần. - Lợi nhuận - Mức giảm chi phí - Tỷ lệ sinh lời - Các chỉ tiêu khác III/ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các biện pháp: - Xác định cơ hội kinh doanh phù hợp: - Sử dụng hiệu quả các nguồn lực: - Đổi mới công nghệ kinh doanh: - Tiết kiệm chi phí: - GV yêu cầu HS đọc SGK phần: ? Hạch toán kinh tế là gì? + GV giải thích các nội dung cơ bản về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. + GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế và lấy VD minh hoạ. ? Vậy em hiểu thế nào là hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp? ? Doanh nghiệp dùng đơn vị đo lường nào để tính toán chi phí và hiệu quả kinh doanh? ? ý nghĩa của việc hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp là gì? ? Cơ sở để khẳng định doanh nghiệp kinh doanh có lãi là gì? ? Khi nào thì kết luận doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ? ? Doanh nghiệp không tiến hành hạch toán kinh tế thì có hậu quả gì? - GV: Lấy VD minh hoạ từng chỉ tiêu: + Doanh thu + Chi phí + Lợi nhuận - GV cho HS liên hệ thực tế, lấy ví dụ. Từ đó nhận xét và rút ra nội dung hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp. - GV: Kết luận lại các khái niệm về doanh thu, chi phí và lợi nhuận. - GV nêu công thức tính doanh thu. Sau đó lấy ví dụ minh hoạ. - GV yêu cầu mỗi nhóm (theo bàn) cho ví dụ để tính doanh thu theo công thức. - GV: Chi phí của mỗi loại doanh nghiệp có sự khác nhau và rất đa dạng. Vì vậy để xác định được tổng chi phí kinh doanh, doanh nghiệp phải tính từng loại phí phát sinh. - GV lấy ví dụ cụ thể 1 lĩnh vực kinh doanh. - GV nêu các công thức tính cho từng mục chi phí và lấy ví dụ (chi phí mua hàng hoá, chi phí tiền lương, quảng cáo…) - GV yêu cầu HS tính từng loại chi phí. - GV: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu: - GV treo sơ đồ H55-5 và giới thiệu cho HS biết các tiêu chí: đánh giá hiệu quả kinh doanh. - GV giải thích nội dung và ý nghĩa của từng tiêu chí, giải thích mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với từng tiêu chí ? Nếu doanh thu tăng thì hiệu quả kinh doanh như thế nào? ? Nếu doanh thu không đổi nhưng doanh nghiệp giảm chi phí thì hiệu quả kinh doanh như thế nào? - GV: Hiệu quả kinh doanh là một nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển hay phá sản của doanh nghiệp. Vì vậy việc tìm hiểu những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghệp luôn là vấn đề cấp thiết của các chủ doanh nghiệp. Vậy đó là biện pháp gì? ? Theo em các biện pháp đó là gì? ? Tại sao phải xác định cơ hội kinh doanh phù hợp? ? Sử dụng hiệu quả các nguồn lực bao gồm những vấn đề chính nào? ? Em hiểu thế nào về đổi mới công nghệ kinh doanh? - GV: Là đổi mới phương thức mua, bán hàng, quy trình sản xuất, quy trình kinh doanh ? Tiết kiệm chi phí bao gồm tiết kiệm những gì? - GV giảng giải và kết luận - HS đọc SGK, thảo luận và trả lời. - HS liên hệ thực tế trả lời. - HS nghe giảng - HS liên hệ và trả lời câu hỏi. - HS ghi chép vào vở. - HS nghe giảng - HS liên hệ thực tế và trả lời (cử đại diện theo bàn trả lời) - HS nghe giảng và trả lời - HS quan sát sơ đồ và nghe giảng - HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời. - HS đọc SGK và trả lời - HS đọc SGK và trả lời D) Tổng kết, đánh giá: - GV gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài trong SGK để giúp HS chốt lại nội dung cơ bản cần nhớ. - Trên cơ sở trả lời của HS, GV đánh giá kết quả bài học theo các mục tiêu đã xác định. E) Công việc về nhà: - Yêu cầu học sinh học bài cũ thật tốt để chuẩn bị cho bài thực hành tiếp theo. ___ Hết ____

File đính kèm:

  • doccong nghe 10.doc
Giáo án liên quan