Tập đọc
Những người bạn tốt.
I/ MỤC TIÊU:
1. Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:A- ri- ôn, Xi- xin, boong tàu, sửng sốt.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc sôi nổi, hồi hộp.
2. Đọc- hiểu.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Boong tàu, dong buồm, hành trình, sửng sốt.
- Hiểu nội dung bài: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.
-Giáo dục HS yêu quý con vật.
63 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài học khối lớp 5 - Tuần 7, 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏi đáp có nội dung như SGK.
III/ Hoạt động dạy- học
1. khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS nêu mục cần biết về bệnh viêm gan A.
- GV nhận xét- cho điểm.
3. Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nước ta có rất nhiều người mắc bệnh HIV/ AIDS số người mắc bệnh tiếp tục tăng nhanh nếu không có biện pháp ngăn chặn cũng như không biết cách phòng tránh nõ sẽ gây nguy hiểm cho toàn XH. Vậy HIV/ AIDS là gì? chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: trò chơi" Ai nhanh - ai đúng"
* Mục tiêu: - Giải thích một cách đơn giản HIV là gì? và AIDS là gì?
- Nêu được các đường lây truyền HIV/AIDS.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức và HD: Phát cho HS bộ phiếu có nội dung như SGK xem nhóm nào tìm được câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
- Đáp án như sau: 1- c ; 2- b; 3- d; 4- e; 5- a.
- GV giảng và kết luận:...
Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin và tranh ảnh và triển lãm.
* Mục tiêu: - Nêu được cách phòng tránh HIV/AIDS.
- Có ý thức tuyên truyền vận động mọi người cùng phòng tránh HIV /AIDS
* Cách tiến hành:
- GV HD HS sắp xếp trình bày các tranh ảnh thông tin tờ rơi tranh cổ động, bài báo, ... trình bày trong nhóm.
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn tập nói về những thông tin sưu tầm được( hoặc tranh ảnh trong SGK trang 35)
- YC các nhóm trình bày triển lãm và cử đại diện HS thuyết minh.
- GV giảng và kết luận:....
? Em hãy nêu những cách để lây nhiễm HIV qua đường máu?( không dùng chung bơm kim tiêm, không đánh răng chung bàn chải, không cạo râu chung ).
b/ YC HS đọc mục bạn cần biết:
4. Củng cố - Dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại mục cần biết.
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà học bài : Thái độ đối với người bị nhiễm HIV/ AIDS.
Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010.
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
Dựng đoạn mở bài, kết bài.
I/ Mục tiêu
Giúp HS: + Củng cố về cách viết đoạn mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh.
+Thực hành viết mở bài theo lối gián tiếp, kết bài theo lối mở rộng của bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
+giáo dục HS chăm học.
II/ đồ dùng dạy- học.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
1.Kiểm tra bài cũ :
2. Dạy - học bài mới.
2.1 Giới thiệu bài:? Thế nào là mở bài trực tiếp trong văn tả cảnh? ( Giới thiệu ngay cảnh định tả) ? thế nào là mở bài gián tiếp?( Nói chuyện khác rồi dẫn vào đối tượng định tả).? Thế nào là kết bài mở rộng?( nói lên cảm xúc của mình và nêu thêm ý kiến bình luận về cảnh vật định tả). Vậy Muốn có bài văn tả cảnh hay hấp dẫn người đọc các em cần quan tâm đến phần mở bài, thân bài. Hôm nay cô cùng các em đi thực hành .
2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc thầm.
- YC HS làm bài tập.
- YC HS báo cáo kết quả bài làm.
? Đoạn nào mở bài trực tiếp? đoạn nào mở bài gián tiếp? Vì sao em biết điều đó?
? Em thấy kiểu mở bài nào tự nhiên, hấp dẫn hơn?
- GV kết luận lời giải đúng.
* Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc thầm.
- YC HS làm bài tập( GV giúp đỡ HS yếu)
- YC HS báo cáo kết quả bài làm.
? em thấy kiểu bài nào hấp dẫn người đọc hơn?
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và tự làm bài. Sau đó đọc bài làm GV sửa sai.
- GV đọc một số đoạn van mẫu cho HS nghe.( nếu còn thời gian)
1 HS đọc yêu cầu bài tập- cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài tập theo nhóm.
- Các nhóm HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả
- + Đoạn a) là mở bài theo kiểu trực tiếp.
+ Đoạn b) mở bài theo kiểu gián tiếp.
- Mở bài theo kiểu gián tiếp sinh động hơn hấp dẫn hơn.
1 HS đọc yêu cầu bài tập- cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài tập nhóm.. HS dưới lớp làm vào vở .
+ Giống nhau: đều nói đến t/c yêu quý, gắn bó thân thiết của tác giả đối với con đường.
+ Khác nhau: đoạn kết bài theo kiểu tự nhiên: Khẳng định con đường là người bạn quý, gắn bó kỉ niệm với thời thơ ấu của tác giả. đoạn kết bài theo kiểu mở rộng: vừa nói về t/c yêu quý của các bạn HS , ca ngợi công ơn của các bác công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch, đẹp, có những hành động thiết thực thể hiện t/c yêu của con đường của các bạn nhỏ.
- Kiểu bài mở rộng là hay và hấp dẫn hơn.
- HS đọc yêu cầu rồi tự làm , 2 em làm vào giấy khổ to.
- HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả(trên bảng và đứng tại chỗ).
-HS nghe và nêu ý kiến về bài làm của bạn.
- HS nghe.
3. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà chuẩn bị bài sau.
Toán
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
I/ Mục tiêu
- HS nắm được kĩ bảng đơn vị đo độ dài.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
- Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
-Giáo dục HS chăm học.
iII/ Hoạt động dạy- học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Giảng bài:
* Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài.
-a) YC HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé.
-b) Nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
c) GV cho HS nêu quan hệ một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Gọi HS nhận xét.
Ví dụ: 6m 4dm=....m.
6m 4dm= 6 m= 6,4m. vậy 6m4dm= 6,4m.
GV lấy thêm ví dụ khác: 8dm3cm= ...dm.
và HD HS làm tương tự.
* Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập số 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập vào vở.
- YC HS chữa bài.
- GV nhận xét- cho điểm.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
_ GV HD : 3m4dm= ...m
Ta có 3m 4dm= m = 3,4m.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập theo hình thức ..
- YC HS chữa bài.
GV nhận xét- cho điểm..
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài 3.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- YC HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. GV kết hợp cho điểm.
- km; hm; dam; m; dm; cm; mm.
+ Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó.
+ Mỗi đơn vị đo độ dài bằng một phần mười ( bằng 0,1) đơn vị liền trước nó).
Ví dụ: 1km = 10 hm; 1 hm = 0,1 km.
1km= 1000m; 1m = 100cm; 1m= 1000mm.
1m=km= 0,001km.; 1cm= m= 0,01m; 1mm =m= 0,001m.
- HS nhận xét.
- HS theo dõi.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập 1.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:
a)8m 6dm= 8m = 8,6m.
b) 3m7cm=3m = 3,07m.
c) 2dm 2cm = 2dm = 2,2 dm.
d) 23m 13cm= 23 m = 23,13m
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài 2.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:
2m 5cm =2m = 2,05m.
21m36cm = 21m = 21,36m
b) 8dm7cm = 8dm = 8,7dm.
4dm32mm = 3d m =4,32 dm.
73mm= dm = 0,73 dm.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 3 và nêu yêu cầu của bài 3.
- Nghe.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài.
a) 5km 302 m=5 km = 5,302km.
b) 5km 75m = 5km = 5,075km.
c) 302m = km = 0,302km.
- Nhận xét và bổ sung.
4. Củng cố - Dặn dò.
- G V tóm tắt lại nội dung chính của bài học .
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
lịch sử
Xô viết Nghệ- Tĩnh.
I/ Mục tiêu
Sau bài học HS biết:
- Xô viết Nghệ- Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng VN từ 1930- 1931.
- Nhân dân ở một số địa phương ở Nghệ -Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ thôn, xã xây dựng c/s mới văn minh tiến bộ.
II/ Đồ dùng dạy học
- Hình trong SGK phóng to.
- Bản đồ Việt nam.
III/ Hoạt động dạy- học
1. khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu ghi nhớ của bài Đảng Cộng sản VN ra đời.
- HS khác nhận xét bổ sung .
- GV nhận xét- cho điểm.
3. Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Sau khi ra đời ĐCSVN đã lãnh đạo phong trào đấu tranh CM mạnh mẽ, nổ ra trong nước(1930- 1931) Nghệ - Tĩnh( Nghệ An và Hà Tĩnh) là nơi phong trào phát triển mạnh nhất, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Nêu nhiệm vụ học tập: + Tinh thần CM của nhân dân nghệ Tĩnh trong những năm 1930-1931.
+ Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh giành được chính quyền CM.
+ ý nghĩa của phong trào Xô viết nghệ Tĩnh.
- Cho HS đọc SGK sau đó tường thuật lại cuộc biểu tình ngày 12/ 9/ 1930, nhấn mạnh ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô viết nghệ- Tĩnh.
- GV nêu những sự kiện diễn ra trong năm 1930.
? Những năm 1930-1931 trong các thôn xã ở Nghệ -Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra điều gì mới?
- HS đọc SGK sau đó trả lời:
+ Không hề xảy ra trộm cướp...
+ Chính quyền CM bãi bỏ tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đả phá nạn rượu chè, cờ bạc...
- GV giảng và kết luận: Bọn đế quốc phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết nghệ tĩnh hết sức dã man, chúng điều thêm lính về đàn áp, triệt hạ xóm làng. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đầy hoặc bị giặc giết...
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- GV nêu vẫn đề cho cả lớp thảo luận:
? Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh có ý nghĩa gì?
+ Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng CM của nhân dân lao động.
+ Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- GV giảng và kết luận: ....
Thơ văn đương thời nói về Xô viết nghệ - Tĩnh.
Than ôi! nước mất, nhà xiêu.
Thế không chịu nổi, liệu chiều tính mau.
Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước.
Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng theo.
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng nguyên,
Anh Sơn Hà Tĩnh một phen dậy rồi.
b/ YC HS đọc ghi nhớ.
- Chỉ bản đồ VN 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
4. Củng cố - Dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc bài và xem trước bài 9: Cách mạng mùa thu.
Sinh hoạt lớp.
Kiểm điểm nề nếp tuần 8
I- Mục tiêu:
Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 8.
Nhận xét ưu điểm, tồn tại trong tuần.
Bình xét thi đua học sinh trong lớp, tổ.
Rút kinh nghiệm, khắc phục tồn tại
Văn nghệ lớp.
II- Cách tiến hành:
1. Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần- lớp trưởng điều khiển
Các tổ báo cáo điểm tốt, xấu.
ý kiến của các thành viên trong lớp.
Tự xếp loại của tổ, lớp.
ý kiến của GV chủ nhiệm.
2. Kế hoạch tuần 9.
-Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại trên
3. Văn nghệ lớp:
III- Phương hướng tuần tới: Thi đua học tốt giữa các tổ, cá nhân dành nhiều điểm tốt lấy thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
File đính kèm:
- tuan7,8.doc