Bài 26 : Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai
A. Mục tiêu :
- HS hiểu nội dung của bài học: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu cho HS.
- GD HS tình đoàn kết các dân tộc.
B. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ SGK.
C. Hoạt động dạy học :
I. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ bài Ê- mi- li, con : 2 em lên bảng.
II. Bài mới:
26 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài học khối lớp 5 - Tuần 6 năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Củng cố -dặn dò:
GV nhận xét giờ học.
Về tập viết đơn.
Hoạt động của HS
- 1 HS đọc yêu cầu BT1.
- 1 em đọc to đoạn văn.
- Lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm 3.
- Vài em trình bày.
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu BT2.
- 1 em đọc phần chú ý SGK
- HS làm VBT Tiếng Việt.
- Gọi cá nhân trình bày miệng .
- Cả lớp nhận xét .
- HS nhắc lại cách làm đơn.
Tiết 4 :Đạo đức
Bài 3: Có chí thì nên (tiết 2)
A. Mục tiêu: Như tiết 1.
B. Đồ dùng dạy học :
- Sưu tầm 1 số mẩu chuyện nói về gương HS Có chí thì nên.
C. Hoạt động dạy học :
I.Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS nêu phần ghi nhớ bài :Có chí thì nên.
- GV nhận xét,cho điểm.
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Nội dung bài dạy :
Hoạt động của GV
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT: (BT3- SGK)
+ Mục tiêu:Mỗi nhóm nêu được 1 tấm gương tiêu biểu để kể cho lớp cùng nghe.
+ Cách tiến hành:
- GV chia nhóm.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân.
+ Mục tiêu : HS tự liên hệ, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra cách giải quyết khó khăn đó.
+ Cách tiến hành:
- Thảo luận nhóm.
- GV kết luận, giúp HS tìm cách tháo gỡ.
- GV yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- Tổng kết toàn bài.
III. Củng cố - Dặn dò:
- GV: Lớp ta còn có 1 số bạn gia đình khó khăn, bạn đã biết nỗ lực cố gắng ....
- Nhận xét giờ học .
Hoạt động của HS
- Thảo luận nhóm 3, từng cá nhân kể cho nhóm mình nghe về câu chuyện mình sưu tầm được.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- HS trao đổi với bạn về những khó khăn của mình với nhóm.
- 1 số em trình bày trước lớp.
- Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ.
- 3 HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- HS nắm được và biết giúp đỡ bạn trong lớp mình.
Tiết 2: Toán (ôn)
Ôn các bài toán về đại lượng
I. Mục tiêu :
- Củng cố cho HS về các bài toán có liên quan đến đơn vị đo đại lượng.
- Rèn kĩ năng tính toán thành thạo, chính xác.
- GD HS tính cẩn thận khi tính toán.
II. Nội dung ôn tập :
Hoạt động của GV
* HĐ1: GV hướng dẫn HS ôn lại kiến thức cũ.
+ Kể tên bảng đơn vị đo độ dài? Mối quan hệ giữa các đơn vị đo?
+ Kể tên các đơn vị đo khối lượng? Mối quan hệ giữa các đơn vị đo?
- GV chốt lại kiến thức cũ.
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm 1 số bài tập .
+Bài 1: Lấy BT 67- SBTToán- trang 13.
- GV hướng dẫn cả lớp chữa bài.
+Bài 2: Lấy BT 71- SBTToán- trang 13.
- GV hướng dẫn HS chữa bài.
+ Bài 3: Lấy BT 81- SBTToán- trang 16.
- Hướng dẫn HS làm vở chấm.
- GV nhận xét, chữa bài.
+ GV chốt lại kiến thức cần ghi nhớ.
+ Củng cố toàn bài.
III. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học .
Hoạt động của HS
- HS dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đề toán.
- Nhóm 2 lên bảng làm.
- Cả lớp làm vở.
- HS nêu yêu cầu của bài tập .
- Nhóm 4 lên bảng làm.
- Cả lớp làm vở.
- Chấm 10- 15 em.
- Về nhà hoàn thành vở bài tập .
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Ca hát chủ đề Hoà bình hữu nghị
I.Mục tiêu:
- HS biểu diễn một số bài hát về chủ đề hoà bình hữu nghị.
- Rèn kĩ năng biểu diễn tự nhiên, vui vẻ.
- GD HS tham gia sôi nổi, nhiệt tình.
II. Nội dung sinh hoạt
- GV nói ý nghĩa về chủ đề Hoà bình và hữu nghị.
- HS thi tìm nhiều bài hát nói về chủ đề Hoà bình hữu nghị.
- Cá nhân lên biểu diễn bài hát mình chọn.
- Cả lớp đánh giá thi đua.
III. Nhận xét giờ sinh hoạt.
Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2006
Tiết 1: Thể dục
Đội hình đội ngũ- Trò chơi “ Lăn bóng bằng tay”
A. Mục tiêu :
- Củng cố cho HS các động tác về đội hình đội ngũ. Nắm được cách chơi trò chơi.
- Rèn kĩ năng tập đúng kĩ thuật các động tác. Nhanh nhẹn khi chơi trò chơi.
- GD HS chăm luyện tập.
B. Địa điểm, phương tiện :
- Sân tập, 1 còi, 4 quả bóng.
C.Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung t.lượng
1. Phần mở đầu
- GV tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ bài 6- 10’
học.
- Nhắc lại nội quy tập luyện .
- Hướng dẫn HS khởi động :
vài lần
2.Phần cơ bản
-Hướng dẫn HS luyện tập . 18-22’
a) Đội hình đội ngũ: ( 10-12 phút)
- HD HS ôn các động tác : Dàn hàng,
dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái,
đổi chân khi đi sai nhịp.
- GV quan sát, sửa sai.
b)Trò chơi vận động:( 10- 12 phút)
- GV nêu tên trò chơi “ Lăn bóng bằng
tay”.
- HD HS cách chơi.
- GV quan sát, nhận xét, tuyên dương
đội thắng cuộc.
3.Phần kết thúc: 6- 10’
- HD HS thả lỏng.
- GV nhận xét giờ học.
Phương pháp
* * * * * *
* * * * * * * c.sự
* GV
- Lĩnh hội nhiệm vụ học tập .
- Vài em nhắc lại nội quy học tập .
- Xoay các khớp.
- HS quan sát GV hướng dẫn .
- Cả lớp tập vài lần.
- Hoạt động nhóm luyện tập nhiều lần- tổ trưởng điều khiển
- Từng nhóm thi tập .
- HS chuyển đội hình chơi trò chơi.
- Cả lớp cùng chơi trò chơi.
- Cả lớp thực hiện động tác thả lỏng.
- Thường xuyên luyện tập ở nhà.
Tiết 2: Luyện từ và câu
Bài 12 :Dùng từ đồng âm để chơi chữ.
A. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ.
- Bước đầu hiểu tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người đọc ,người nghe.
- GD HS chăm chỉ học bài.
B. Đồ dùng dạy học :
- VBT Tiếng Việt .
C. Hoạt động dạy học :
I. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là từ đồng âm? cho ví dụ?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung bài dạy :
Hoạt động của GV
* Hoạt động 1: Phần nhận xét.
- GV gọi HS đọc phần nhận xét.
+ Có thể hiểu câu trên theo những cách nào?
+ Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy?
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
* Hoạt động2: Ghi nhớ- SGK- t 61.
- Gợi ý đưa ra kết luận SGK.
- GV chốt lại nội dung cần ghi nhớ, ghi bảng.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
+ BT1: Các câu sau đã sử dụng những từ đồng âm nào để chơi chữ? ( SGK )
- GV chốt lại câu trả lời đúng.
+ BT2: Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở BT1.
- GV chữa bài.
- GV tổng kết toàn bài.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học .
Hoạt động của HS
- 1em đọc to phần nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 4,5 em nhắc lại.
- 1 em đọc yêu cầu BT1.
- Hoạt động nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu BT2.
- Gọi cá nhân trình bày miệng.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại nội dung bài học.
Tiết 3:Toán
Bài 30: Luyện tập chung (T31-32)
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách so sánh phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
- Giải bài toán có liên quan đến tìm thành phần chưa biết của biểu thức.
- GD HS tính cẩn thận, chăm chỉ khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy học:
- Dụng cụ học Toán.
C. Hoạt động dạy học :
I.Kiểm tra bài cũ : Chữa bài ở nhà.
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Nội dung bài dạy :
Hoạt động của GV
a:Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức cũ.
+ Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số?
+ Cách so sánh phân số khác mẫu số?
+ Cách cộng, trừ hai phân số cùng(khác) mẫu số?
- GV nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ.
b.Hướng dẫn HS luyện tập .
+ Bài 1-SGK: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV chốt lại kết quả đúng.
+Bài 2 - SGK: Tính.
- GV hướng dẫn HS thứ tự thực hiện.
- GV chốt lại kết quả đúng.
+Bài 3 - SGK:
- GV tóm tắt đề toán lên bảng.
- GV chốt lại kết quả đúng.
( Kết quả: 15 000 m2)
+ Bài 4- SGK:
- Cho HS làm vở chấm(7-10 em)
- Tổng kết toàn bài .
III. Củng cố -dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
Hoạt động của HS
- Một số em trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 1HS đọc yêu cầu BT1.
- Cả lớp làm vở, 2 em lên bảng chữa.
- Nhận xét, chữa bài.
- 1HS đọc yêu cầu BT2.
- HS làm vở, 4 em lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
- 1HS đọc đề toán BT3:
- HS làm vở, 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS đọc yêu cầu BT4:
- HS làm vở.
Tiết 4: Tập làm văn
Bài 12: Luyện tập tả cảnh (62)
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về thể loại văn tả cảnh.
- Biết quan sát và lập dàn ý cho một bài văn tả cảnh sông nước .
- GD HS chăm chỉ làm bài.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh hoạ cảnh sông nước.
- Vở BTTV
C. Hoạt động dạy học :
I.Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sách vở của HS.
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Nội dung bài dạy :
Hoạt động của GV
*Hoạt động 1: Bài tập 1
- Đọc đoạn văn SGK rồi trả lời câu hỏi:
+ Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
+ Tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
+ Khi quan sát biển tác giả đã có những liên tưởng thú vị như thế nào?
- GV nhận xét phần trình bày của HS.
* Hoạt động 2: Bài tập 2
- Lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước ( một vùng biển, một dòng sông, một con suối, một hồ nước.)
- GVnhận xét,cho điểm.
- Tổng kết toàn bài .
III. Củng cố -dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
Hoạt động của HS
-HS đọc lại yêu cầu của bài .
-1 em đọc to đoạn văn SGK.
- HS thảo luận nhóm 3 trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Dựa vào bài đã chuẩn bị ở nhà để lập dàn ý chi tiết vào vở BTTV.
- HS hoạt động cá nhân.
- Gọi nhiều em trình bày .
- Cả lớp lắng nghe,phát biểu ý kiến.
- HS nhắc lại nội dung bài học.
chiều thứ sáu:
Tiết 1: Âm nhạc ( đ/c Nga dạy)
Tiết 2: Tiếng Việt (ôn)
Thi đọc diễn cảm
A.Mục tiêu:
- HS nắm được yêu cầu đọc diễn cảm của bài văn hoặc bài thơ.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu cho HS.
- GD HS chăm chỉ luyện đọc diễn cảm.
B. Nội dung ôn tập:
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ Tổ chức hình thức hái hoa kiến thức: Gọi cá nhân lên bốc thăm, đọc một đoạn của bài theo yêu cầu trong phiếu.( lấy ở các bài tập đọc từ tuần 1).
+ Cả lớp cùng làm giám khảo, đánh giá, nhận xét.
- GV nhận xét , tuyên dương.
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Tiết 3: Hoạt động tập thể
Sinh hoạt Đội: Văn nghệ.
A.Mục tiêu:
HS được vui văn nghệ thật thoải mái, vui vẻ.
Rèn HS tính bạo dạn khi đứng trước lớp.
Từ việc vui văn nghệ, các em thấy ham thích học tập hơn.
B. Nội dung:
- Chi đội trưởng lên điều khiển buổi sinh hoạt.
- Giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt.
- Cả lớp vui văn nghệ:
+ Hát cá nhân.
+ Hát, múa theo nhóm, tổ...
+ Hát tập thể.
- GV nhận xét chung, tuyên dương , nêu phương hướng tuần tới.
Ban giám hiệu kí duyệt:
File đính kèm:
- tuan 6.doc