Tập đọc
Ngu công xã Trịnh Tường.
I- Mục đích yêu cầu:
1-Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.
Đọc diễn cảm toàn bài:
2- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
3-Giáo dục HS chăm lao động.
22 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài học khối lớp 5 - Tuần 17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về tỉ số phần trăm, kết hợp rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi.
II- Đồ dùng dạy học:
- Máy tính bỏ túi cho các nhóm học sinh.
III- Các hoạt động dạy – học:
A- Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc một số phép tính cho học sinh bấm máy và nêu kết quả.
- GV nhận xét cho điểm học sinh.
B- Dạy học bài mới:
1- Giới thiệu bài: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải một số bài toán về tỉ số phần trăm.
2- Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm.
a) Tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40.
- GV yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40.
- GV yêu cầu học sinh thực hiện
- Vậy tỉ số phần trăm của 7 và 40 là ?
- GV chốt lại ý đúng.
b) Tính 34% của 56
- GV nêu vấn đề, GV yêu cầu học sinh thực hiện
Cách tìm 34% của 56.
- GV yêu cầu học sinh thực hiện trên máy tính
- GV hướng dẫn học sinh bấm các phím: 5 6 x 3 4 %
c) Tìm 1 số biết 65% của nó bằng 78
- GV yêu cầu học sinh nêu cách tính
- GV yêu cầu học sinh bấm máy thực hiện tính 78 : 65 x 100
- GV nêu cách sử dụng:
Ta bấm phím: 7 8 : 6 5 %
3- Thực hành luyện tập:
Bài 1: GV cho học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu ta tính gì ?
- GV yêu cầu học sinh sử dụng máy tính để tính, ghi kết quả vào vở.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu bài tập
Học sinh nêu kết quả.
Bài 3: Học sinh đọc đề bài
Bài yêu cầu gì ?
- GV cho học sinh chữa bài.
Học sinh thựchiện bấm máy
Đọc kết quả
- Tìm thương của 7 : 40
- Nhân thương đó với 100 rồi viết kí hiệu % vào bên phải thương
- Học sinh thao tác trên máy tính
7 : 40 = 0,175
- TS phần trăm của 7 và 40 là 17,5 %
- Tìm thương của 56 : 100
- Lấy thương vừa tìm được nhân với 34
Học sinh nêu: 56 x 34 : 100 = 19,04
- Học sinh nêu: Lấy 78 : 65
- Lấy tích vừa tìm được nhân với 100
- Học sinh bấm máy tính và nêu kết quả 78 : 65 x 100 = 120
- Học sinh lắng nghe và dùng máy tính tìm một số khi biết 65% của nó là 78.
- Tính tỉ số giữa Nam và Nữ của 1 trường.
- Học sinh làm bài vào vở.
Học sinh đọc kết quả
- Bài yêu cầu tìm 1 số biết 0,6% của nó là 30000 đồng; 60000 đồng; 90000 đồng.
- Học sinh tự tính kết quả, chữa bài.
Giải:
+ Để có tiền lãi là 30000 đồng sau một tháng thì số tiền cần giử tiết kiệm là:
30000 : 0,6 x 100 = 5000000 (đồng)
+ Để có tiền lãi là 60000 đồng sau một tháng thì số tiền cần giử tiết kiệm là:
60000 : 0,6 x 100 = 10000000 (đồng)
+ Để có tiền lãi là 90000 đồng sau một tháng thì số tiền cần giử tiết kiệm là:
90000 : 0,6 x 100 = 15000000 (đồng)
Đáp số: 5000000 (đồng)
10000000( đồng)
15000000 (đồng)
3- Củng cố - dặn dò:
- Ôn các bài về tỉ số phần trăm.
Chính tả
Người mẹ của 51 đứa con.
I- Mục đích yêu cầu:
1- Nghe-viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả Người mẹ của 51 đứa con
2- Làm đúng bài tập ôn mô hình cấu tạo vần. Hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn mô hình cấu tạo vần cho học sinh làm bài tập 2.
III- Các hoạt động dạy – học:
A- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng đặt câu với từ ngữ chứa tiếng rẻ / giẻ.
- Học sinh đọc mẩu chuyện: Thầy quên mặt nhà con rồi hay sao ?
- GV đánh giá cho điểm học sinh
B- Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Chính tả nghe viết
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi học sinh đọc đoạn văn
- Đoạn văn nói về ai ?
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- Học sinh tìm tiếng khó khi viết chính tả
- GV yêu cầu học sinh viết từ khó.
c) Viết chính tả
- GV đọc cho học sinh viết
- Chú ý: Tư thế ngồi, cầm bút cho HS
d) GV chấm một số bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu và mẫu của bài tập
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh nhân xét bài
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
b) Thế nào là những tiếng bắt vần với nhau ?
- Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong những câu thơ trên ?
- GV nêu: Trong thơ lục bát, tiếng thớ sáu của dòng 6 bắt vần với tiếng thứ tám của dòng 8.
- 2 học sinh lên đặt câu hỏi
- 1 học sinh đọc, lớp nhận xét
1 học sinh đọc
- Học sinh nêu: Đoạn văn nói về mẹ Nguyễn Thị Phú.nnuôi dưỡng 51 em bé mồ côi đến nay nhiều người đã trưởng thành.
- Lý Sơn; Quảng Ngãi, nuôi dưỡng
- Học sinh viết vào nháp
- Học sinh viết bài
- Soát lỗi chính tả
1 học sinh đọc tthành tiếng
1 học sinh làm bài trên bảng, lớp làm vào vở
Học sinh nhận xét
- Học sinh chữa bài của mình
- Những tiếng bắt vần với nhau là những tiếng có phần vần giống nhau
- Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi
3- Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Kiểm tra học kì 1.
Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
I- Mục đích yêu cầu:
1- Nắm được yêu cầu của bài văn tả người theo đề đã cho: Bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
2- Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi cô giáo yêu cầu chữa trong bài viết của mình, tự viết lại một đoạn cho hay hơn.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn 4 đề bài và một số lỗi cần chữa.
III- Các hoạt động dạy – học:
A- Kiểm tra bài cũ: Không.
B- Dạy- học bài mới.
1. Nhận xét chung bài làm của học sinh.
- Gọi 1 học sinh đọc lại đề tập làm văn.
- Nhận xét chung về bài làm:
+ Những ưu điểm chính:
- Học sinh hiểu đề, viết đúng yêu cầu.
- Bố cục của bài văn rõ ràng
- Diễn đạt câu, ý.
- Thể hiện sự sáng tạo trong bài văn.
- Chính tả viết đúng
- Hình thức của bài văn được
+ Những tồn tại:
- GV nêu một số lỗi về dùng từ, đặt câu, cách trình bày, lỗi chính tả.
- Trả bài cho học sinh.
2. Hướng dẫn học sinh chữa bài.
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung.
1 học sinh lên thực hiện chữa trên bảng.
- GV sửa lại cho đúng.
b) Hướng dẫn từng học sinh sửa lỗi trong bài.
- Học sinh tìm lỗi mắc và sửa lỗi
c) Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt.
- GV gọi học sinh có đoạn văn hay đọc.
d) Hướng dẫn viết lại một đoạn văn.
- Gợi ý học sinh viết lại 1 đoạn văn khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Mở bài, kết bài đơn giản.
- Gọi hoc sinh đọc lại đoạn văn
- Nhận xét.
1 học sinh đọc trước lớp
- Lắng nghe.
- Xem lại bài của mình.
Học sinh dưới lớp chữa trên nháp.
- 2 học sinh cùng bàn trao đổi về lỗi
Cùng chữa bài.
3-5 học sinh đọc, lớp nghe.
3-5 học sinh đọc lại đoạn văn của mình.
3- Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài giờ sau.
Toán.
Hình tam giác.
I/ Mục tiêu. Giúp HS:
- Nhận biết đặc điểm của hình tam giác có: 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.
- Phân biệt được ba dạng hình tam giác ( phân loại theo góc ).
- Nhận biết đáy và đường cao ( tương ứng ) của hình tam giác.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
- Học sinh: sách, vở, bảng con, Ê ke ...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
TG
Học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
* Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác.
- GV giới thiệu đặc điểm:
+ Hình tam giác có 3 góc nhọn.
+ Hình tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn.
+ Hình tam giác có 1 góc vuông và 2 góc nhọn( tam giác vuông )
* Giới thiệu đáy và đường cao ( tương ứng )
- Giới thiệu tam giác ABC, đáy BC, đường cao AH
* Thực hành.
Bài 1: Hướng dẫn làm bài cá nhân.
Bài 2:
- Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Gọi HS chữa bảng.
Bài 3: Hướng dẫn làm vở.
-Gọi HS chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
c)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
3’
30’
2’
- Chữa bài giờ trước.
* HS nhận dạng, tìm ra những những hình tam giác theo từng dạng( góc ) trong tập hợp nhiều hình học.
* HS tập nhận biết đường cao của tam giác tronh các trường hợp ( dùng êke ).
Bài 1:
* Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, nêu các góc các cạnh tìm được.
+ Nhận xét bổ xung.
Bài 2:
* Đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài, báo cáo kết quả.
- Chữa, nhận xét.
Bài 3:
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, chữa bảng.
Bài giải:
Đáp số: a/ Hai tam giác có diện tích bằng
nhau.
b/ Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích tam giác EDC.
Lịch sử
Ôn tập học kỳ I
I. Yêu cầu
Củng cố mở rộng kiến thứ đã học trong học kỳ I.
Rèn kỹ năng trình bày bài.
Giáo dục HS lòng yêu bộ môn.
II-Chuẩn bị : Bảng thống kê các sự kiện lịch sử .
III-Lên lớp
Hướng dẫn HS hệ thống hóa các kiến thức sau:
Năm
Các sự kiện lịch sử
1862
Trương Định được ND tôn làm “Bình Tây đại nguyên soái”kiên quyết cùng ND
Chống quân xâm lược.
Sau năm 1860
Nguyễn Trường Tộ đã nhiều lần đề nghị canh tân đất nước. Nhưng đề nghị của ông không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện.
5-7-1885
Cuộc phản công ở kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Quảng Trị,ra chiếu Cần vương.
Cuối TK XIX-> XX
Thực dân Pháp tăng cường khai mỏ, lập nhà máy, đồn điềnđể vơ vét tài nguyên và bóc lột ND ta,
1905
Phong trào đông du do Phan Bội Châu cổ động , tổ chức nhằm đào tạo nhân tài cứu nước.
5-6-1911
Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
3-2-1930
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời,
12-9-1930
Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
19-8-1945
Cách mạng tháng tám thành công
1945-1946
ND ta đã đấu tranh bảo vệ và xây dựng chế độ mổitng tình thế vô cùng hiểm nghèo,..
18->19-12-1946
TƯ Đảng và Chính phủ họp, quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. “Thà hi sinh tất cả ,chứ nhất định không chịu mất nước”
1947
Việt Bắc , mồ chôn giặc Pháp
1950
Chiến dịch biên giới
Sau 1950
Hậu phương của ta được mở rộng và xây dựng vững mạnh,
HS ôn theo nhóm –dựa vào bảng thống kê trên
IV- Củng cố dặn dò : Về nhà ôn lại bài.
Sinh hoạt lớp.
Đánh giá nhận xét tuần 17.
I- Mục tiêu:
Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 17.
Nhận xét ưu điểm, tồn tại trong tuần.
Bình xét thi đua học sinh trong lớp, tổ.
Rút kinh nghiệm, khắc phục tồn tại
Văn nghệ lớp.
II- Cách tiến hành:
1. Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần- lớp trưởng điều khiển
Các tổ báo cáo điểm tốt, xấu.
ý kiến của các thành viên trong lớp.
Tự xếp loại của tổ, lớp.
ý kiến của GV chủ nhiệm.
2. Kế hoạch tuần 18: Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại trên
3. Văn nghệ lớp:
Duyệt các tiết mục đăng kí dự liên hoan văn nghệ của lớp.
File đính kèm:
- Giao an lop 5 tuan 17.doc