Thiết kế bài học Âm nhạc 3 tuần 30: Kể chuyện âm nhạc Chàng Oóc- Phê và cây đàn Lia, Nghe nhạc

I. MỤC TIÊU

- Qua câu chuyện giúp HS hiểu thêm âm nhạc luôn gắn liền với đời sống tình cảm của con người.

- Thông qua hoạt động nghe nhạc giúp HS từng bước phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc.

II. CHUẨN BỊ

 * Giáo viên :

- Đọc hoặc kể lại diễn cảm câu chuyện Chàng Oóc- Phê và cây đàn Lia.

- Máy nghe, băng nhạc có bài hát thiếu nhi hoặc trích đoạn một bản nhạc không lời.

 * Học sinh :

- Học thuộc tên và vị trí các nốt nhạc trên khuông khóa Son.

- Nhạc cụ gõ đệm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.

 2. Kiểm tra bài cũ : HS lên bảng viết các nốt nhạc theo yêu cầu của GV ( GV nói tên nốt, hình nốt : Mi nốt đen, Son nốt trắng, Rê nốt đen, Pha nốt trắng, .). GV nhận xét.

 3. Bài mới :

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4165 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học Âm nhạc 3 tuần 30: Kể chuyện âm nhạc Chàng Oóc- Phê và cây đàn Lia, Nghe nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI DẠY Môn : Âm nhạc 3 Tên bài : - Kể chuyện âm nhạc : Chàng Oóc- Phê và cây đàn Lia - Nghe nhạc Tuần : 30 Ngày dạy : 11/4/2006 Người soạn : Hồ Thị Bảo Loan I. MỤC TIÊU Qua câu chuyện giúp HS hiểu thêm âm nhạc luôn gắn liền với đời sống tình cảm của con người. Thông qua hoạt động nghe nhạc giúp HS từng bước phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên : Đọc hoặc kể lại diễn cảm câu chuyện Chàng Oóc- Phê và cây đàn Lia. Máy nghe, băng nhạc có bài hát thiếu nhi hoặc trích đoạn một bản nhạc không lời. * Học sinh : Học thuộc tên và vị trí các nốt nhạc trên khuông khóa Son. Nhạc cụ gõ đệm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ : HS lên bảng viết các nốt nhạc theo yêu cầu của GV ( GV nói tên nốt, hình nốt : Mi nốt đen, Son nốt trắng, Rê nốt đen, Pha nốt trắng, ..). GV nhận xét. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : Kể chuyện Chàng Oóc- Phê và cây đàn Lia. GV đọc chậm hoặc kể thật diễn cảm câu chuyện trong SGV. Cho HS xem tranh minh họa cây đàn Lia. Đặt một vài câu hỏi xem HS có nắm được nội dung câu chuyện không , ví dụ : + Tiếng đàn của chàng Oóc- Phê được diễn tả hay như thế nào ? + Vì sao chàng Oóc- Phê đã cảm hóa được lão lái đò và Diêm Vương ? + Vì sao lão lái đò không cho Oóc- Phê quay lại cùng chết với vợ ? - Kết luận : Am nhạc luôn tác động tới đời sống tình cảm của con người, đem đến cho mọi người niềm vui và hạnh phúc. Hoạt động 2 : Nghe nhạc. GV nhắc HS tư thế và thái độ nghiêm túc khi nghe hát hoặc nghe nhạc. Cho HS nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc một trích đoạn nhạc không lời. GV cần giới thiệu tên bài hát, tác giả trước khi cho HS nghe. Có thể đặt một vài câu hỏi sau khi HS nghe xong để giúp HS cảm thụ tác phẩm một cách đầy đủ hơn qua đó từng bước nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc ở các em. Ví dụ : Nhịp điệu bài hát nhanh hay chậm, vui tươi sôi nổi hay êm dịu nhẹ nhàng ? nội dung bài hát nói về điều gì ? Em nghe giai điệu có hay không ? .. - Sau đó GV có thể tóm lược lại về nội dung, hình thức âm nhạc của bài hát để HS nắm được. Cho các em nghe lại một lần nữa. Nếu còn thời gian, cho HS ôn hát lại bài : Tiếng hát bạn bè mình ( kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa theo bài hát). Hoạt động cuối : Củng cố – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học, khen những em hoàn thành tốt nội dung tiết học, thái độ tích cực và nghiêm túc khi nghe kể chuyện và nghe nhạc; đồng thời nhắc nhở những em chưa tích cực hoạt động trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau. - Dặn HS về ôn lại các nốt nhạc đã học để chuẩn bị cho tiết học sau. HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe. Xem tanh minh họa. Nghe GV hỏi và trả lời. Ghi nhơ. Ngồi ngay ngắn, thái độ nghe nhạc nghiêm túc. HS nghe tác phẩm và nghe GV giới thiệu về tác phẩm. Trả lời các câu hỏi của GV. Nghe GV tóm tắt nội dung, hình thức âm nhạc của tác phẩm. Nghe lại lần thứ 2. Ôn hát theo hướng dẫn của GV. - HS nghe và ghi nhớ. - HS ghi bài. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

File đính kèm:

  • docTiet 30.doc