Thiết kế bài học Âm nhạc 3 tuần 24: Ôn tập 2 bài hát Em yêu trường em + Cùng múa hát dưới trăng

I. MỤC TIÊU

- HS hát thuộc 2 bài hát, hát đúng giai điệu, nhịp nhàng, thể hiện tình cảm , sắc thái của từng bài hát.

- Biết hát kết hợp gõ đệm theo một trong 3 kiểu : Đệm theo nhịp, đệnh theo phách , đệm theo tiết tấu lời ca.

- HS tập nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc khóa Son.

- HS tham gia biểu diễn và hoạt động trò chơi thật tích cực, sôi nổi.

II. CHUẨN BỊ :

 * Giáo viên :

 - Máy nghe, băng nhạc.

- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và tranh ảnh minh họa cho các bài hát.

- Bảng phụ có kẻ sẵn khuông nhạc.

- Chuẩn bị kĩ trò chơi để hướng dẫn cho HS tham gia.

 * Học sinh :

- Hát thuộc 2 bài hát đã học.

- Nhạc cụ gõ đệm.

- Vở ghi bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.

 2. Kiểm tra bài cũ : Tiến hành trong quá trình ôn tập các bài hát.

 3. Bài mới :

A. Phần mở đầu : Giới thiệu nội dung tiết học :Ôn tập 2 bài hát và nhận biết nốt trên khuông.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3097 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học Âm nhạc 3 tuần 24: Ôn tập 2 bài hát Em yêu trường em + Cùng múa hát dưới trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Âm nhạc 3 Tên bài : - Ôn tập 2 bài hát : + Em yêu trường em + Cùng múa hát dưới trăng - Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông Tuần : 24 Ngày dạy : 28/02/2007 Người soạn : Hồ Thị Bảo Loan I. MỤC TIÊU HS hát thuộc 2 bài hát, hát đúng giai điệu, nhịp nhàng, thể hiện tình cảm , sắc thái của từng bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm theo một trong 3 kiểu : Đệm theo nhịp, đệnh theo phách , đệm theo tiết tấu lời ca. HS tập nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc khóa Son. HS tham gia biểu diễn và hoạt động trò chơi thật tích cực, sôi nổi. II. CHUẨN BỊ : * Giáo viên : - Máy nghe, băng nhạc. Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và tranh ảnh minh họa cho các bài hát. Bảng phụ có kẻ sẵn khuông nhạc. Chuẩn bị kĩ trò chơi để hướng dẫn cho HS tham gia. * Học sinh : Hát thuộc 2 bài hát đã học. Nhạc cụ gõ đệm. Vở ghi bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ : Tiến hành trong quá trình ôn tập các bài hát. 3. Bài mới : A. Phần mở đầu : Giới thiệu nội dung tiết học :Ôn tập 2 bài hát và nhận biết nốt trên khuông. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát : Em yêu trường em. Cho HS nghe giai điệu, yêu cầu HS nhắc tên bài hát, tác giả. Cho cả lớp ôn hát lại bài hát, GV mở băng hoặc đệm đàn. Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp gõ đệm theo phách. Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng theo bài hát ( thực hiện các động tác như đã hướng dẫn ở tiết 20). Mời từng nhóm, dãy hoặc cá nhân lên biểu diễn hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa nhịp nhàng. Nhận xét. Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát : Cùng múa hát dưới trăng. Cho HS hát ôn bài hát bằng những hình thức: Hát đồng thanh, nhóm – dãy , cá nhân, hát nối tiếp, .. kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp 3/4. Hướng dẫn gõ đệm theo nhịp : Phách 1(phách mạnh) vỗ xuống bàn; phách 2, 3 ( hai phách nhẹ) vỗ tay 2 cái. Thực hiện đều đặn, nhịp nhàng. Chia lớp thành hai dãy ( 2 nhóm), một bên hát, một bên gõ đệm theo nhịp và đổi ngược lại. Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động nhịp nhàng theo nhịp 3 ( nhún chân, nghiêng nhẹ người bên trái, phải theo nhịp). Hoạt động 3 : Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông. 1.Ôn tên nốt và vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc khóa Son : + Để ghi đô cao – thấp của âm thanh trong âm nhạc, người ta dùng tên các nốt : Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si. + Các nốt được đặt theo thứ tự ở đòng và khe của khuông nhạc như sau : ( Theo mẫu trong sách GV ) 2. Ôn hình nốt : Để ghi độ dài, ngắn của âm thanh, người ta dùng các hình nốt ( nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn mà các em đã dược học). 3. Giới thiệu nốt nhạc : Gồm tên nốt và hình nốt GV lần lượt giới thiệu cách gọi tên từng nốt nhạc trên khuông theo hình nốt. Ví dụ : + Hình nốt trắng nằm ở dòng kẻ thứ 2 đọc là : Nốt Son trắng. + Hình nốt đen nằm ở dòng thứ 2 : Nốt Son đen. + Hình nốt móc đơn nằm ở dòng thứ 2 : Nốt Son móc đơn. Tương tự như trên, GV có thể cho HS tham gia trò chơi Nói đúng tên nốt : GV chỉ trên bảng phụ các nốt nhạc khác và cho HS luyện tập nói tên các nốt nhạc trên khuông đúng với hình nốt. Dãy nào có nhiều cá nhân nói đúng tên các nốt nhạc, ghi dược nhiều điểm hơn, dãy đó sẽ thắng. Hoạt động cuối : Củng cố – Dặn dò : Gọi HS nhắc lại tên các bài hát vừa được ôn, tác giả. GV nhận xét tiết học. HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và trả lời tên bài hát , tác giả. Hát ôn bài hát theo hướng dẫn của GV. Hát thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng Hát kết hợp gõ đệm theo phách Hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát. Từng nhóm , dãy lên hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp. HS ôn hát theo hướng dẫn của GV, kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo phách và nhịp của bài hát. Thực hiện theo hướng dẫn. Chia hai dãy, một bên hát, một bên gõ đệm theo nhịp. Đổi ngược lại. Hát kết hợp vận động nhịp nhàng theo nhịp 3. HS ôn nhớ tên nốt và vị trí các nốt trên khuông nhạc khoá Son. Ôn nhớ các hình nốt đã học. Lắng nghe và theo dõi phần giới thiệu trên bảng phụ. Tập đọc theo để nhớ cách gọi tên các nốt nhạc theo hình nốt. Tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV . - HS thực hiên theo yêu cầu GV. - Lắng nghe và ghi nhớ. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

File đính kèm:

  • docTiet 24.doc
Giáo án liên quan