Thiết kế bài giảng tiếng Việt 5 - Trường tiểu học Đỗ Văn Nại - Tuần 3

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ ngữ hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: 12 tuổi, chõng tre, buổi trưa, rõ ràng, xẵng giọng, buông đũa, dỗ dành.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt giọng đúng để phân biệt được tên nhân vật và lời nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm trong vở kịch.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, phù hợp với tính cách từng nhân vật, tình huống của vở kịch.

 2. Đọc – Hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, láng .

 - Hiểu phần một của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ SGK trang 25.

 

doc22 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài giảng tiếng Việt 5 - Trường tiểu học Đỗ Văn Nại - Tuần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ät với đất nước, quê hương. - Sử dụng từ đồng nghĩa chỉ màu sắc trong đoạn văn miêu tả. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Đoạn văn ở bài tập 1 viết sẵn trên bảng. - Các thẻ chữ ghi các chữ: xách; đeo; khiêng; kẹp; vác. - Giấy khổ to, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có từ bắt đầu bằng tiếng đồng. - 3 HS lên bảng, mỗi HS đặt 2 câu. - gọi HS đứng dưới lớp đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ ở BT 2. - 2 HS đọc thuộc lòng và nêu nghĩa của câu mình đọc. - Gọi HS đọc các từ bắt đầu bằng tiếng đồng. - 2 HS đọc tiếp nối, mỗi HS đọc 5 từ, HS sau không đọc lại từ mà bạn đã đọc. - Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. GIỚI THIỆU BÀI - Hỏi: Thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn? - Trả lời: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ thay thế được cho nhau trong lời nói. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ biểu thị sắc thái tình cảm hay hành động khác nhau nên khi dùng ta phải lựa chọn cho đúng. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Lắng nghe. - Giới thiệu: Tiếng Việt vốn rất phong phú và đa dạng. Khi sử dụng từ đồng nghĩa chúng ta phải rất thận trọng vì có những từ thay thế được cho nhau, có những từ nếu dùng không thích hợp sẽ làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu. Bài học hôm nay giúp các em sử dụng từ đồng nghĩa. 2.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Yêu cầu HS làm việc theo cặp. GV đánh số thứ tự vào các ô trống và yêu cầu HS tìm từ trong ngoặc phù hợp với từng ô trống đó. - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao dổi, thảo luận, làm bài, 1 HS làm trên bảng lớp, chỉ cần ghi như sau: Ô thứ Từ cần điền. 1 - đeo 2 - xách 3 - vác 4 - khiêng 5 - kẹp - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét. - Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 33 SGK để thấy rõ từng từ điền là phù hợp. - Quan sát tranh. 1 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. 1 HS nhìn tranh nói về hành động của từng bạn. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - GV hỏi để HS nhớ nghĩa của mỗi từ trong nhóm: - HS nối tiếp nhau nêu ý nghĩa. + Các từ: xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cùng có nghĩa chung là gì? + Các từ: xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cùng có nghĩa chung là mang một vật nào đó đến nơi khác. + Tại sao chúng ta không nói: Bạn lệ vác trên vai chiếc ba lô con cóc? + Vì: đeo nghĩa là mang vật nào đó kiểu dễ tháo cởi, vác nghĩa là chuyển vật nặng hoặc cồng kềnh bằng cách đặt lên vai. Chiếc ba lô con cóc nhỏ và nhẹ nên dùng từ đeo là phù hợp. - Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS tự làm bài tập trong nhóm theo hướng dẫn sau: + Đọc kỹ từng câu tục ngữ. + Xác định nghĩa của từng câu. + Xác định nghĩa chung của các câu tục ngữ. + Đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng với từng câu tục ngữ đó. Gợi ý: 3 câu tục ngữ trong bài có chung một ý nghĩa. Em hãy chọn 1 trong 3 ý đã cho để giải thích đúng ý nghĩa chung của cả 3 câu tục ngữ đó. Từ “cội” có nghĩa là “gốc”. - 4 HS ngồi gần nhau tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận theo hướng dẫn của GV. - Gọi các nhóm trình bày kết quả làm bài. - 1 nhóm nêu nghĩa chung của 3 câu tục ngữ: gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Gọi học sinh đặt câu với các câu tục ngữ. - Tiếp nối nhau đặt câu. - Nhận xét, khen ngợi HS biết sử dụng những câu tục ngữ trong khi nói. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. -Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu. - 8 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ. - Hỏi: Em chọn khổ thơ nào trong bài thơ để miêu tả. Khổ thơ đó có những màu sắc và sự vật nào? - Tiếp nối nhau phát biểu. - Yêu cầu HS tự viết đoạn văn. - 2 HS viết vào giấy khổ to, cả lớp viết vào vở. - Gợi ý: Từ đồng nghĩa trong đoạn văn của các em là những từ đồng nghĩa chỉ màu sắc. Dựa vào màu chủ đạo của các khổ thơ là xanh, đỏ, tím, nâu,.....em có th6ẻ viết về màu sắc của những sự vật có trong khổ thơ hoặc không có trong khổ thơ. - Gọi 2 HS viết vào giấy khổ to dán bài làm lên bảng, đọc đoạn văn. GV cùng HS nhận xét, chữa từng đoạn văn. - 2 HS lần lượt đọc bài của mình, cả lớp theo dõi, sau đó nêu ý kiến nhận xét. - Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. HS cả lớp theo dõi, ghi lại các từ đồng nghĩa bạn đã sử dụng. - 3 – 5 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình. Sau mỗi HS đọc, 1 HS đọc các từ đồng nghĩa mà bạn đã sử dụng. - Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà: viết lại đoạn văn nếu chưa đạt yêu cầu, mượn đoạn văn của những bạn HS khá giỏi để đọc, rút kinh nghiệm và chuẩn bị bài sau. ____________________________________________ Môn: TẬP LÀM VĂN Tuần: 3. Tiết: 6. Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Hoàn chỉnh các đoạn văn trong bài văn tả cảnh sau cơn mưa cho phù hợp với nội dung chính của mỗi đoạn. - Viết được đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa một cách chân thực, tự nhiên dựa vào dàn ý đã lập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh, viết vào 4 tờ giấy khổ to (có để chổ trống). - Giấy khổ to, bút dạ. - HS chuẩn bị kĩ dàn ý bài văn tả cơn mưa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KIỂM TRA BÀI CŨ - Yêu cầu 5 HS mang vở lên để GV chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa. - 5 HS mang bài lên chấm điểm. - Nhận xét việc học bài ở nhà của học sinh. Khen ngợi những HS lập dàn ý tốt. 2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. GIỚI THIỆU BÀI - Trong các tiết học trước, các em đã năm được cấu tạo của bài văn tả cảnh, biết cách quan sát, chọn lọc chi tiết, lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cơn mưa. Tiết học này các em cùng viết tiếp các đoạn văn miêu tả quang cảnh sau cơn mưa của một bạn học sinh và luyện viết đoạn văn trong bài văn miêu tả một cơn mưa dựa vào dàn ý em đã lập. 2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 1 HS đọc yêu cầu, 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn chưa hoàn chỉnh. - GV hỏi: Để văn mà bạn Quỳnh Liên làm gì? - HS nêu: Tả quang cảnh sau cơn mưa. - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để xác định nội dung chính của mỗi đoạn. - 2 HS ngồi gần nhau cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. - Gọi HS phát biểu ý kiến. - Tiếp nối nhau phát biểu: - Nhận xét, kết luận. + Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào, oà ạt tới rồi tạnh ngay. + Đoạn 2: Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa. + Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa. + Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa. - Hỏi: Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của Quỳnh Liên? - Trả lời: + Đoạn 1: Viết thêm câu tả cơn mưa. + Đoạn 2: Viết thêm các chi tiết, hình ảnh miêu tả chị gà mái tơ, đàn gà con, chú mèo khoang sau cơn mưa. + Đoạn 3: Viết thêm các câu văn miêu tả một số cây, hoa sau cơn mưa. + Đoạn 4: Viết thêm câu tả hoạt động của con người trên đường phố. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 4 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp viết vào vở. - Nhắc HS: Đây là bài văn tả quang cảnh sau cơn mưa có 4 đoạn. Mỗi đoạn có một nội dung khác nhau. Do vậy không nên viết quá dài, thêm nhiều chi tiết, cảnh vật. - Khi HS viết xong, GV yêu cầu 4 HS làm trên phiếu dán bài lên bảng, đọc đoạn văn GV cùng nhận xét, sửa chữa để rút kinh nghiệm. - 4 HS đọc bài, cả lớp nhận xét, bổ sungý kiến cho từng đoạn. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. - 8 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn. - Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu. - 1 HS đọc thành tiếng. - 3 – 5 HS tiếp nối nhau đọc. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp nghe. - GV hỏi: Em chọn đoạn văn nào để viết? - HS nối tiếp nhau nêu ý kiến. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 2 HS viết vào giấy khổ to, HS cả lớp viết vào vở. - Gợi ý HS đọc lại dàn ý bài văn tả cơn mưa mình đã lập để viết. - Sau khi HS viết xong, gọi 2 HS viết bài lên giấy khổ to dán lên bảng, đọc đoạn văn của mình. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa bài. - 2 HS lần lượt đọc bài. HS cả lớp phát biểu ý kiến để sửa chữa cho từng bạn. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. - 5 –7 HS đọc đoạn văn mình viết. - Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa (nếu chưa đạt), quan sát trường học và ghi lại những điều quan sát được. DUYỆT

File đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 3.doc