I.Mục tiêu :
Giúp HS:
Làm quen với bức tranh Du kích tập bắn và một số tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
Cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của tác phẩm.
Cảm nhận và học tập các giá trị tạo hình khi thực hành những bài tập vẽ trong chương trình và góp phần hình thành xúc cảm thẩm mĩ khi thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật.
II.Chuẩn bị
Giáo viên
SGK- SGV Mĩ thuật5.
Tranh Du kích tập bắn ở SGK
Học sinh
Dụng cụ học tập
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài giảng Mĩ thuật 5 Tuần 17 Trường Tiểu học Phú Túc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN :17 Ngày dạy :
TIẾT :17 Bài 17. Thường thức Mĩ thuật
I.Mục tiêu :
Giúp HS:
Làm quen với bức tranh Du kích tập bắn và một số tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
Cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của tác phẩm.
Cảm nhận và học tập các giá trị tạo hình khi thực hành những bài tập vẽ trong chương trình và góp phần hình thành xúc cảm thẩm mĩ khi thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật.
II.Chuẩn bị
Giáo viên
SGK- SGV Mĩ thuật5.
Tranh Du kích tập bắn ở SGK
Học sinh
Dụng cụ học tập
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1
1
2
4
1.Ổn định
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Nhận xét
3. Giảng bài mới
Giới thiệu bài
Các em đã được xem những bức tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ trong thời kháng chiến chống Pháp ở bài 1. Hôm nay chúng ta cùng thưởng thức tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung cũng vẽ vào thời kì này và cũng có nội dung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp của dân và quân ta- Tác phẩm sơn dầu: Du kích tập bắn
Hoạt động 1;Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả
Yều cầu HS đọc phần giới thiệu tác giả trong SGK.
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cơ bản của phần giới thiệu về tác giả Nguyễn Đỗ Cung:
GV tóm tắt:
+ Nguyễn Đỗ Cung quê ở Hà Nội, Oâng sinh năm 1912 trong một gia đình nhà nho yêu nước.
+ Oâng là một trong các họa sĩ tham gia kháng chiến chống Pháp và để lại nhiều tác phẩm có giá trị trong thời kì này.Hòa bình lập lại, ông tham gia nhiều công việc phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước như : nghiên cứu lịch sử Mĩ thuật Việt Nam, xây dựng viện bảo tàng Mĩ thuật, vẽ tiền và tín phiếu, nhiều tác phẩm hội họa ca ngợi cuộc sống lao động của đất nước.
+ Oâng mất năm 1977, hưởng thọ 65 tuổi. Oâng cũng là một trong 8 họa sĩ được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
Nhóm trưởng báo cáo
22
5
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu về nội dung tác phẩm Du kích tập bắn
Giúp HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh
- GV nêu một số câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung bức tranh:
+ Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
+ Hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào?
+ Có những màu chính nào trong tranh?
GV treo tranh và giới thiệu đến HS bằng giọng kể:
Tác phẩm du kích tập bắn vẽ vào năm 1947, tại chiến khu V- miền Nam Trung bộ, bằng chất liệu màu bột.
Tác phẩm được vẽ trong không khí kháng chiến sôi sục của quân và dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp
Nội dung tác phẩm miêu tả về cảnh tập luyện của du kích LA Hay , một địa bàn của miền trung. Cảnh tập luyện vất vả với ánh nắng gay gắt của mùa hè. Những người du kích đen sạm trên bãi cát nóng mênh mang như muốn khẳng định ý chí quyết tâm chống giặc của người dân miền Trung anh hùng. Dưới cát nóng và nắng cháy ,trang phục vũ khí thô sơ làm bạn với những người du kích chỉ là những cây xương rồng khẳng khiu, càng làm cho người xem cảm nhận được sự vất vả và lòng căm thù giặc, lòng quyết tâm tập luyện để chiến đấu giữ gìn quê hương của du kích. Họ xứng đáng được ghi công và họ là đại diện của cả dân tộc anh hùng đồng lòng đứng lên chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bình yên xóm làng, quê hương đất nước.
Tác giả đã sử dụng cách vẽ những mảng hình , mảng màu đơn giản kết hợp với nhau tạo nên sự sinh động chung của toàn bộ bức tranh. Cảnh diễn tập say sưa được diễn ra bằng các dáng người đứng, nằm, bò. Họ như quên đi cái nắng chói chang gay gắt. Dáng người khỏe mạnh, rắn chắc bên cạnh hàng xương rồng xanh mướt như khắc họa một sự sống mãnh liệt đang vươn lên từ những cồn cát nóng bỏng khô cằn.
Tác giả rất tài tình khi sử dụng những màu xanh, vàng và trắng kết hợp với những vệt đậm lúc chấm nhỏ, lúc chạy dài đã tạo nên một hòa sắc lạ, nắng chói chang nhưng vẫn tươi mát, lung linh như tấm lòng đôn hậu, thủy chung của những con ngừoi đất Việt yêu mến quê hương. Họ quyết chiến đấu và hi sinh vì sự bình yên của đất mẹ mến yêu, hi sinh vì mảnh đất thấm đậm nghĩa tình.
Cách thức bố trí mang nhiều tính phá thế, tạo cho bức tranh trở nên sinh động. Những mảng hình dọc chạy liên tiếp. Đó là dáng người, hình cây xương rồng, đường hào như được gữi lại cân bằng khi được chắn lại bởi những hàng cây, dãy nhà và rặng núi nhấp nhô xa xa. Tác giả cũng khéo léo viết dòng chữ La hay ở cuối tranh bên phải như bất chợt kéo lại mảng đậm, tạo thành một bố cục hoàn hảo.
Đây là cách tạo hình mang nhiều yếu tố lập thể.
_ GV đề nghị các nhóm HS vừa xem bức tranh vừa nhớ lại những lời GV giảng.
_ Gọi đại diện nhóm kể lại bức tranh.
_ Các nhóm khác bổ sung cho hoàn thiện.
Hoạt động 3:Nhận xét –đánh giá
- GV nhận xét đánh già giờ học bằng các nhận xét về ý thứ c học tập
-Chuẩn bị bài sau.
*Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
HS ngồi 4 nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi gợi ý
HS thảo luận nhóm theo lời kể của GV
HS đại diện kể lại nội dung tranh
File đính kèm:
- 517doc.doc