Thiết kế bài giảng Lớp 3 Trường Tiểu học An Sơn

1. Tập đọc

1.1 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ : hạ lệnh, làng, vùng nọ, nộp,lo sợ.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (cậu bé, nhà vua)

1.2 Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải cuối bài

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.

2. Kể chuyện

2.1 Rèn kĩ năng nói :

- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

2.1 Rèn kĩ năng nghe :

- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.

- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

 

doc166 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài giảng Lớp 3 Trường Tiểu học An Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sáo IV. Củng cố, dặn dò(1-2) - GV nhận xét tiết học - Về nhà ôn lại bài Tiết 3: Tiếng việt Ôn tập tiết 2 I. Mục tiêu - Kiểm tra lấy điểm tập đọc -học thuộc lòng của tuần 1,2,3 - Luyện kĩ năng đọc thành tiếng; phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ /phút. BBiết ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa cụm từ. - Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu : HS trả lời đợc 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài . - Ôn luyện về cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu kiểu Ai (con gì, cái gì) là gì? - Nhớ lại và kể được một câu chuyện đã học từ tuần 1....8 II. Đồ dùng GV : SGK - Phiếu bài tập đọc tuần 1,2,3 HS : SGK III. Các hoạt động dạy học A. Giới thiệu bài ( 1 ) B. Bài mới * Bài 1 (13-14') Kiểm tra TĐ- HTL - GV phổ biến yêu cầu của phần kiểm tra TĐ- HTL - Gv cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc - GV kiểm tra 7-8 HS - GV nx và cho điểm * Bài 2(9-10) 'Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm - Thuộc kiểu câu gì? - Vận dụng kiến thức đã học xác dịnh rõ bộ phận in đậm để đặt câu hỏi cho đúng. - GV chấm và chữa bảng phụ * Bài 3(12-13') Kể lại một câu chuyện từ tuần 1....8 - GV treo bảng phụ - Gv nx và cho điểm - Cuối giờ bình chọn những HS kể hay. - HS bốc bài và chuẩn bị bài (1-2') - HS đọc bài và trả lời 1CH nội dung bài. - HS theo dõi SGK- nx bạn đọc - HS đọc yêu cầu bài + HS làm vở .Em là đội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường. - HS đọc yêu cầu bài - HS nhắc tên các câu chuyện đã học + Cậu bé thông minh, Ai có lỗi, Chiếc áo len, Người mẹ.... + 1HS đọc lại tên các câu chuyện + HS suy nghĩ và nhớ lại câu chuyện(2-3') + HS kể lại câu chuyện trước lớp + HS khác theo dõi và nhận xét bạn kể. IV. Củng cố, dặn dò(1-2) - GV nhận xét tiết học - Về nhà ôn lại bài Tiết 4 : Toán Góc vuông, góc không vuông I. Mục tiêu: giúp HS: - Bước đầu làm quen với khái niệm về góc, góc vuông, góc không vuông. - Biết dùng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và để vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản. II.Đồ dùng dạy học: Ê ke (dùng cho GV và dùng cho mỗi HS). Bảng phụ viết sẵn nội dung bài 3 III. Các hoạt động dạy học 1.Bài mới: a . Giới thiệu bài(1) b(13-15'): Giới thiệu về góc (làm quen với biểu tượng về góc) -Yêu cầu HS quan sát đồng hồ thứ nhất trong phần bài học SGK tr 41: + Hai kim trong các mặt đồng hồ có chung một điểm gốc, ta nói hai kim đồng hồ tạo thành một góc. -Yêu cầu HS quan sát tiếp đồng hồ thứ hai và ba + Từ biểu tượng hình ảnh về góc, GV ‘mô tả” góc được tạo bởi hai cạnh xuất phát từ một điểm., đưa ra hình vẽ về góc: A M C O B P N E D + Điểm chung của hai cạnh tạo thành gốc gọi là đỉnh của góc. Góc thứ nhất có đỉnh là O. Hướng dẫn đọc tên các góc: Góc đỉnh O; cạnh OA, OB c): Giới thiệu góc vuông, góc không vuông -Vẽ lên bảng góc vuông như SGK tr 41 và giới thiệu: “Đây là góc vuông” (vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ) -Vẽ góc đỉnh P; cạnh PM, PN và góc đỉnh E; cạnh EC, ED như SGK tr 41 và giới thiệu: “Đây là các góc không vuông.” d): Giới thiệu ê ke -Dùng ê ke loại to để giới thiệu đây là cái ê ke. Gợi ý cho HS biết cấu tạo của ê ke và giới thiệu tác dụng của ê ke là để kiểm tra một góc vuông hay không vuông và để vẽ góc vuông. -Yêu cầu HS tìm góc vuông trong ê ke -Hỏi : hai góc còn lại có vuông không? 2 . Luyện tập Bài 1(6-7'): a)- Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông ( để kiểm tra góc vuông, góc không vuông) - Muốn dùng ê ke để kiểm tra xem một góc là vuông hay không vuông ta làm như sau: + Tìm góc vuông của ê ke + Đặt 1 cạnh của góc vuông trong thước ê ke trùng với một cạnh của góc cần kiểm tra + Nếu cạnh góc vuông còn lại của ê ke trùng với cạnh còn lại của góc cần kểm tra thì góc này là góc vuông. Nếu không trùng thì góc này là góc không vuông. b) Dùng ê ke để vẽ Bài 2(5-6'): Dùng ê ke để vẽ góc vuông Hướng dẫn phần a như SGV tr 81 Bài 3(4-5"): Treo bảng phụ Trong các hình trên có Các góc vuông b) Các góc không vuông Bài 4(4-5'): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng Quan sát và nhận xét: Hai kim của đồng hồ có chung một điểm gốc, vậy hai kim đồng hồ này cũng tạo thành một góc. HS đọc tên hai góc còn lại HS đọc góc vuông đỉnh O; cạnh OA, OB. HS nêu tên đỉnh, các cạnh của từng góc: + Góc đỉnh P; cạnh PM, PN. + Góc đỉnh E; cạnh EC, ED. -HS để ê ke trước mặt và nhận xét ê ke có hình tam giác, có 3 cạnh và 3 góc. -HS quan sát và chỉ vào góc vuông trong ê ke của mình. -Hai góc còn lại là hai góc không vuông. - HS đọc yêu cầu bài + Quan sát thao tác của GV và nghe hướng dẫn dùng ê ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông. + HS thực hành dùng ê ke trực tiếp kiểm tra 5 góc của hình ABCDE. Sau đó đánh dấu góc vuông theo mẫu. - HS đọc yêu cầu bài HS tự làm tiếp phần b HS quan sát để thấy hình nào là góc vuông, hình nào là góc không vuông. Nêu tên đỉnh, cạnh của mỗi góc rồi viết vào VBT và đổi vở chữa bài. - HS đọc yêu cầu bài HS dùng ê ke kiểm tra các góc, 2 em lên bảng làm. - HS đọc yêu cầu bài HS quan sát để khoanh vào chữ D ( Có thể dùng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông). IV.Củng cố-Dặn dò(1') -Yêu cầu HS về nhà luyện thêm về góc vuông, góc không vuông. - Nhận xét tiết học *Dự kiến sai lầm : HS còn lúng túng khi sử dụng ê ke để kiểm tra "góc vuông "và "góc không vuông" * Rút kinh nghiệm giờ dạy:...................................................................... Tiết 5 : Đạo đức Chia sẻ buồn vui cùng bạn I. Mục tiêu: Sau bài học HS hiểu: + Cần chúc mừng bạn khi bạn có niềm vui, an ủi, động viên khi bạn gặp chuyện buồn. + ý nghĩa của việc chia sẻ buồn vui cùng bạn. + Trẻ em có quyền được tự do kết bạn, có quyền được đối xử bình đẳng có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn. II. Tài liệu và phương tiện: - Vở bài tập Đạo Đức. - Các câu chuyện, câu thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ về tình bạn. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ(3-5') - Em làm gì để chăm sóc ông bà , cha mẹ và anh chị em B . Bài mới : Gv giới thiệu bài(1) * Hoạt động 1(8-9') Thảo luận nhóm Thảo luận và phân tích tình huống. - Gv nêu tình huống 1: (SGK) Treo tranh minh họa KL: Khi bạn có chuyện buồn em cần động viên an ủi, giúp đỡ bạn để bạn có sức mạnh vượt qua. * Hoạt động 2(9-10') Đóng vai. - Gv chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Xây dựng kịch bản thêo hai nội dung: + Chung vui với bạn. + Chia sẻ nỗi buồn với bạn. => KL: Bạn có chuyện vui cần chúc mừng, chung vui với bạn. Bạn có chuyện buồn cần an ủi, động viên, giúp đỡ bạ * Hoạt động 3(7-8') Bày tỏ thái độ . - Gv nêu từng ý kiến => Gv đưa ra kết luận về ý kiến đúng, sai. - HS trả lời - HS quan sát tranh và cho biết nội dung tranh. - Thảo luận về cách ứng xử. - HS các nhóm trình bày cách ứng xử của nhóm mình. - HS nhóm nhận xét bổ sung - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - HS các nhóm lên đóng vai. - HS nhóm nhận xét bổ sung - HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu đỏ( tán thành) hoặc thẻ màu xanh ( không tán thành). - Lớp thảo luận về các ý kiến IV. Củng cố - dặn dò(1-2') - Nhận xét giừo học. - Sưu tầm các bài thơ, bài hát,... nói về tình bạn. Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009 Tiết 1 : Toán Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke I. Mục tiêu: giúp HS: - Biết dùng ê ke để kiểm tra nhận biết góc vuông, góc không vuông. - Biết cách dùng ê ke để vẽ góc vuông. II. Đồ dùng dạy học Ê ke (dùng cho GV và dùng cho mỗi HS) III. Các hoạt động dạy học 1.Bài cũ(3-5') GVvẽ 4 hình lên bảng GV nx cho điểm 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài(1) b) Luyện tập Bài 1(7-8'): Dùng ê ke vẽ góc vuông biết đỉnh và một cạnh cho trước + Gv HD phần a Gv nx bài làm Bài 2(7-8): Dùng ê ke để kiểm tra số góc vuông trong mỗi hình Treo bảng phụ Hỏi thêm: Trong mỗi hình có mấy góc không vuông? Bài 3(7-8'): Nối hai miếng bìa để ghép lại được một góc vuông Lưu ý : Hình ảnh góc vuông ở bài này gồm đỉnh và hai cạnh của góc. Bài 4(6-7'): Thực hành: Gấp tờ giấy theo hình sau để được góc vuông -Đến kiểm tra từng HS -Giới thiệu: Có thể lấy góc vuông này thay ê ke để kiểm tra nhận biết góc vuông (trong trường hợp không có hoặc quên ê ke ở nhà). 4HS lên bảng dùng ê ke kiểm tra góc - HS đọc yêu cầu bài + Phần b HS làm VBT và đổi vở chữa bài. - HS đọc yêu cầu bài HS dùng ê ke kiểm tra góc nào là góc vuông, góc nào là góc không vuông, rồi đếm số góc vuông có trong mỗi hình để tự điền số vào chỗ chấm - HS đọc yêu cầu, quan sát hình vẽ trong VBT, tưởng tượng rồi chỉ ra hai miếng bìa có đánh số 1 và 3 hoặc 2 và 4 có thể ghép lại được góc vuông như hình A hoặc hình B và chữa miệng. - HS đọc yêu cầu bài Mỗi HS lấy 1 mảnh giấy bất kì để thực hành gấp như hướng dẫn của VBT. IV.Củng cố -Dặn dò(1-2) - Yêu cầu HS về nhà luyện thêm về góc vuông, góc không vuông. - Nhận xét tiết học * Dự kiến sai lầm : HS đặt ê ke để vẽ "góc vuông " chưa chuẩn. * Rút kinh nghiệm giờ dạy:............................................................. Tiết 2 : Tiếng việt Ôn tập tiết 3 I. Mục tiêu - Kiểm tra lấy điểm tập đọc -học thuộc lòng của tuần 4,5 - Luyện kĩ năng đọc thành tiếng; phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ /phút. BBiết ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa cụm từ. - Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu : HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài . - Ôn luyện về cách đặt câu kiểu câu Ai (con gì, cái gì) là gì? - Hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi (theo mẫu) II. Đồ dùng GV : SGK - Phiếu bài tập đọc tuần 4,5 HS : SGK III. Các hoạt động dạy học A. Giới thiệu bài ( 1 ) B. Bài mới * Bài 1 (13-14') Kiểm tra TĐ- HTL - GV phổ biến yêu cầu của phần kiểm tra TĐ- HTL - Gv cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc - GV kiểm tra 7-8 HS - GV nx và cho điểm * Bài 2(9-10) 'Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì? - GV chấm và nx bài làm của HS * Bài 3(12-13') Hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi (theo mẫu) - GV chấm và nx bài của HS - GV treo bảng phụ chữa. - HS bốc bài và chuẩn bị bài (1-2') - HS đọc bài và trả lời 1CH nội dung bài. - HS theo dõi SGK- nx bạn đọc - HS đọc yêu cầu bài + HS làm vở + Một số HS chữa miệng - HS đọc yêu cầu bài - HS làm VBT +1,2 HS đọc lại lá đơn.

File đính kèm:

  • docGiao an tong hop lop 3.doc
Giáo án liên quan