I. Mục tiêu :
- Biết: Mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.
- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
- Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật.
* Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật.
* Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liến quan đến người khuyết tật.
* Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.
27 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài giảng lớp 2 Tuần 29 Năm học 2012 – 2013 - Đinh Thị Kim Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu: độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.
Vẽ đoạn thẳng dài 1 m lên bảng và giới thiệu: đoạn thẳng này dài 1 m.
Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “m”. Viết “m” lên bảng.
Yêu cầu HS dùng thước loại 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên.
Đoạn thẳng trên dài mấy dm?
Giới thiệu: 1 m = 10 dm và viết lên bảng
1 m = 10 dm
Yêu cầu HS quan sát thước mét và hỏi: 1 m dài bằng bao nhiêu cm?
Nêu: 1 mét dài bằng 100 cm và viết lên bảng: 1 m = 100 cm
Yêu cầu HS đọc SGK và nêu lại phần bài học.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, Dặn dò: (3’)
- Nxét tiết học
- Tổ chức cho HS sử dụng thước mét để đo chiều dài, chiều rộng của bàn học, ghế, bảng lớp, cửa chính, cửa số lớp học.
- Chuẩn bị: Kilômet.
- HS theo dõi
Một số HS lên bảng thực hành đo độ dài.
Dài 10 dm.
HS đọc: 1 mét bằng 10 đeximet.
1 mét bằng 100 xăngtimet.
HS đọc: 1 mét bằng 100 xăngtimet.
- HS đọc
- HS làm bảng con
- HS xnét, sửa
1dm = 10cm 100cm = 1m
1m = 100cm 10dm = 1m
- HS thực hành
- HS nêu
***************************************************
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 29: MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC.
I. Mục tiêu:
- Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống dưới nước đối với con người.
- Biết nhận xét cơ quan di chuyển của các con vật sống dưới nước (bằng vây, đuôi, không có chân hoặc có chân yếu).
* Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin về động vật sống dưới nước.
* Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ động vật.
* Phát triển kĩ năng hợp tác: Biết hợp tác với mọi người cùng bảo vệ động vật.
* Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh một số loài vật sống dưới nước như sỏch giáo khoa trang 60 - 61.
- Một số tranh ảnh về các con vật sống dưới nước sưu tầm được hoặc những tấm biển ghi tên các con vật ( Sống ở nước mặn và ngọt ), có gắn dây để có thể móc vào cần câu được
III. Hoạt động dạy - học:
a. Kiểm tra bài cũ: (1’) - Gọi 2 em lên bảng trả lời nêu lợi ích 1 số con vật sống ở trên cạn?
- Nhận xét – ghi điểm.
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : (1’) GV nêu mục tiêu bài học và ghi đề bài lên bảng
2. Tiến trình bài học : (30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Nhận biết các con vật sống dưới nước.
- Chia lớp thành 4 nhóm, hai bàn quay mặt vào nhau.
- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh ảnh ở trang 60, 61 và cho biết:
+ Tên các con vật trong tranh?
+ Chúng sống ở đâu.
+ Các con vật ở các hình trang 60 có nơi sống khác con vật sống ở trang 61 như thế nào?
- Gọi 1 nhóm lên trình bày.
* Kết luận : ở dưới nước có rất nhiều con vật sinh sống, nhiều nhất là các loài cá. Chúng sống trong nước mặn ( sống ở biển ), sống cả ở nước ngọt (sống ở ao, hồ, sông , … )
Hoạt động 2: Thi hiểu biết hơn.
*Vòng 1:
- Chia lớp thành 2 đội: Mặn, ngọt.
- Tổ chức cho học sinh thi bằng cách: Lần lượt mỗi bên lên kể tên 1 con vật / mỗi lần . Đội thắng là đội kể được nhiều tên nhất.
- Ghi lại tên các con vật mà 2 đội kể tên trên bảng
- Tổng hợp kết quả vòng 1.
*Vòng 2:
- Giáo viên hỏi về đời sống của từng con vật: Con này sống ở đâu? Đội nào giơ tay xin trả lời trước đội đó được quyền trả lời, không trả lời được sẽ nhường quyền trả lời cho đội kia. Lần lượt như thế cho đến hết các con vật đã kể được.
- Giáo viên nhận xét tuyên bố kết quả đội thắng.
Hoạt động 3: Người đi câu giỏi nhất.
- Treo lên bảng hình các con vật sống dưới nước.
- Yêu cầu mỗi đội cử 1 bạn lên đại diện cho đội câu cá.
- Giáo viên hô: Nước ngọt ( nước mặn ) thì học sinh phải câu được một con vật sống ở vùng nước ngọt ( nước mặn ). Con vật câu đúng loại thì được cho vào giỏ của mình.
- Sau 3 phút đếm số con vật có trong mỗi giỏ và tuyên bố đội đó thắng cuộc.
Hoạt động 4: Tìm hiểu lợi ích và bảo vệ các con vật
+ Các con vật sống dưới nước có lợi ích gì?
+ Có nhiều loài vật có ích nhưng cũng có những loài vật có thể gây ra nguy hiểm cho con người. Hãy kể tên một số loài vật này?
+ Có cần phải bảo vệ các con vật này không?
- Chia lớp về các nhóm: Thảo luận về các việc làm để bảo vệ các loài vật dưới nước:
+ Vật nuôi .
+ Vật sống trong tự nhiên.
- Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày.
* Kết luận : Bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh môi trường là cách bảo vệ con vật dưới nước, ngoài ra với cá cảnh chúng ta phải giữ sạch nước và cho cá ăn đầy đủ thì cá mới sống khỏe mạnh được.
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Học sinh về nhóm.
- Cả nhóm quan sát và thảo luận, trả lời câu hỏi của GV.
- 1 nhóm trình bày: cử báo cáo viên lên bảng ghi tên các con vật dưới các tranh giáo viên treo trên bảng, sau đó nêu nơi sống của những con vật này (nước mặn và nước ngọt )
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- Học sinh nghe , một số em nhắc lại.
- Học sinh cả lớp chia thành 2 đội cùng chơi cùng tham dự chơi.
- Các đội chú ý nghe giáo viên hỏi để trả lời .
- Lắng nghe giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Học sinh chơi trò chơi; các học sinh khác theo dõi và hô động viên bạn đội mình câu, nhận xét con vật câu được là đúng hay sai.
- Làm thức ăn , nuôi làm cảnh , làm thuốc ( cá ngựa ) cứu người ( cá voi , cá heo )
- Bạch tuộc , cá mập , sứa , rắn, …
- Phải bảo vệ tất cả các loài vật
- Học sinh về 4 nhóm của mình như hoạt động 1, cùng thảo luận về v ấn đề GV đưa ra.
- Đại diện các nhóm trình bày, Sau đó các nhóm khác trình bày bổ sung.
***********************************************************
BUỔI CHIỀU: ÔN TOÁN
LUYỆN TẬP: MÉT
I. MỤC TIÊU:
- Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: đề-xi-mét; xăng-ti-mét.
- Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
- Bài 1 ; Bài 2 ; Bài 4 .
II. CHUẨN BI:
- Thước mét, phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Tiến trình bài học : (30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu mét (m).
Đưa ra 1 chiếc thước mét chỉ cho HS thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu: độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.
Vẽ đoạn thẳng dài 1 m lên bảng và giới thiệu: đoạn thẳng này dài 1 m.
Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “m”. Viết “m” lên bảng.
Yêu cầu HS dùng thước loại 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên.
Đoạn thẳng trên dài mấy dm?
Giới thiệu: 1 m = 10 dm và viết lên bảng
1 m = 10 dm
Yêu cầu HS quan sát thước mét và hỏi: 1 m dài bằng bao nhiêu cm?
Nêu: 1 mét dài bằng 100 cm và viết lên bảng: 1 m = 100 cm
Yêu cầu HS đọc SGK và nêu lại phần bài học.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Củng cố - Dăn dò: (3’)
- Về làm bài tập .
- Nhận xét- tiết học
- HS theo dõi
Một số HS lên bảng thực hành đo độ dài.
Dài 10 dm.
HS đọc: 1 mét bằng 10 đeximet.
1 mét bằng 100 xăngtimet.
HS đọc: 1 mét bằng 100 xăngtimet.
- HS đọc
- HS làm bảng con
- HS xnét, sửa
1dm = 10cm 100cm = 1m
1m = 100cm 10dm = 1m
- HS thực hành
- HS nêu
***************************************************
TIẾNG VIỆT: (ôn tập)
ĐÁP LỜI CHIA VUI. NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. MỤC TIÊU:
- Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1)
- Nghe GV kể, trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương(BT2).
* Giao tiếp: ứng xử văn hoá
* Lắng nghe tích cực
II. Đồ dùng dạy học:
- Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ. Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Tiến trình bài học : (30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài 1/ 98(miệng)
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS đọc các tình huống được đưa ra trong bài.
Gọi 1 HS nêu lại tình huống 1.
Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật con, bạn con có thể nói như thế nào ?
Con sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn con ra sao?
Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ và thảo luận với nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống còn lại của bài.
- GV nxét sửa bài
Bài 2/ 98 - GV yêu cầu HS đọc đề bài để HS nắm được yêu cầu của bài, sau đó kể chuyện 3 lần:
Hỏi: Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào?
Về sau, cây hoa xin Trời điều gì?
Vì sao Trời lại cho hoa có hương vào ban đêm?
-Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp trước lớp theo các câu hỏi trên.
Gọi 1 HS kể lại câu chuyện.
3. Củng cố, Dặn dò: (3’)
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà viết lại những câu trả lời của bài 2, Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật./ Chúc bạn sang tuổi mới có nhiều niềm vui./…
- Mình cảm ơn bạn nhiều./ Tớ rất thích những bông hoa này, cảm ơn bạn nhiều lắm./ Ôi những bông hoa này đẹp quá, cảm ơn bạn đã mang chúng đến cho tớ./…
2 HS đóng vai trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
HS thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp HS lên thể hiện trước lớp.
- Vì ông lão đã cứu sống cây hoa và hết lòng chăm sóc nó.
Cây hoa nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông lão.
Cây hoa xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão.
Trời cho hoa có hương vào ban đêm vì ban đêm là lúc yên tĩnh...
Một số cặp HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
1 HS kể, cả lớp cùng theo dõi.
***************************************************
SINH HOẠT LỚP
Nhận xét tuần 29 - Kế hoach tuần 30
1) Nhận xét tuần 29:
Sĩ số: Đã duy trì sĩ số rất tốt.
Nề nếp ra vào lớp đã ổn định, sách vở, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
Trang phục qui định một số hs thực hiện rất tốt.
Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ .
2) Kế hoạch tuần 30:
Thực hiện chương trình tuần 30.
Thực hiện tốt nội quy, quy định do nhà trường đề ra.
Thi đua học tốt và làm theo tấm gương đạo đức của HCM.
Chuẩn bị đầy đủ sách vở đồ dùng học tập .
*********************************************************
File đính kèm:
- TUẦN 29.doc