Thiết kế bài dạy môn Mĩ thuật Lớp 1

I. MỤC TIÊU

- Làm quen tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.

- Bước đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh màu sắc trên tranh.

- YCPT: Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp từng bức tranh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

GIÁO VIÊN.

- Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi.

HỌC SINH.

- Sưu tầm tranh vẽ thiếu nhi có nội dung vui chơi.

 

doc37 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy môn Mĩ thuật Lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấy được hình dáng, đặc điểm, màu sắc của những con gà. - Biết cách vẽ con gà. - Vẽ được tranh đàn gà và vẽ màu theo ý thích. - Biết chăm sóc vật nuôi trong nhà. Yêu cấu phát triển:Vẽ được tranh về đàn gà, vẽ màu phù hợp. II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN - Sưu tầm tranh học sinh đã vẽ về đề tài trên. - Tranh ảnh về đàn gà. - Tranh gà (tranh dân gian Đông Hồ). HỌC SINH Dụng cụ học vẽ. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (4’) - Gv giới thiệu tranh ảnh con gà để học sinh nhận thấy: + Gà là vật nuôi rất gần gũi với con người. + Có gà trồng, gà mái và gà con mỗi con có một vẻ đẹp riêng. + Cần chăm sóc và bảo vệ các con vật có ích. - GV tóm tắt và bổ sung. Hoạt động 2 :Hướng dẫn học sinh cách vẽ (5’) - GV cho HS xem tranh và gợi ý để học sinh nhận thấy đặc điểm của con gà. - GV minh họa cách vẽ và gợi ý HS nhận ra cách vẽ. Hoạt động 3 : Thực hành (21’) Yêu cầu cần đạt: +Vẽ được tranh về đàn gà và vẽ màu theo ý thích. +Vẽ được tranh đàn gà và vẽ màu phù hợp. - Giáo viên gợi ý học sinh làm bài. - Gv theo dõi để giúp học sinh vẽ hình và vẽ màu. Hoạt động 4:Nhận xét – đánh giá (5’) - Giáo viên cùng học sinh nhận xét và chọn ra các bài vẽ đẹp. - Gv nhận xét chung tiết học. khen ngợi và động viên HS. Dặn dò: Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi. —–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN 30 Bài 30.XEM TRANH THIẾU NHI VỀ ĐỀ TÀI SINH HOẠT I/ MỤC TIÊU - Làm quen tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. - Biết cách quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc chính của tranh. - Chỉ ra bức tranh mà mình thích nhất. Yêu cầu phát triển:Có cảm nhận ban đầu về nội dung và vẻ đẹp của tranh sinh hoạt. Il/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN - Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh sinh hoạt, - Tranh ở vở tập vẽ 1. HỌC SINH Dụng cụ học vẽ. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (4’) - Giáo viên giới thiệu một số tranh để học sinh nhận ra: - Cảnh sinh hoạt trong gia đình. Cảnh sinh hoạt ở phố phường, làng xóm. Cảnh sinh hoạt trong ngày lễ hội.Cảnh sinh hoạt ở sân trường trong giờ ra chơi. Hoạt động 2 :Hướng dẫn học sinh xem tranh (25’) Yêu cầu cần đạt: + Chỉ ra bức tranh mà mình thích + Có cảm nhận ban đầu về nội dung và vẻ đẹp của tranh sinh hoạt. - Giáo viên giới thiệu tranh và gợi ý để học sinh nhận ra: + Đề tài của tranh. Các hình ảnh trong tranh. + Sắp xếp các hình vẽ (bố cục). Màu sắc trong tranh. - Gv giành thời gian ít phút để hs qsát tranh trước khi trả lời. - Gv tiếp tục gợi ý để học sinh tìm hiểu kĩ hơn về bức tranh. - Giáo viên bổ sung: Những bức tranh các em vừa xem là những tranh đẹp. Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét của mình về bức tranh đó. Hoạt động 4:Nhận xét – đánh giá (5’) - Nhận xét chung tiết học. - Động viên khuyến khích những hs có ý kiến nhận xét tranh. Dặn dò học sinh: Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh. —–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN 31 Bài 31.VẼ CẢNH THIÊN NHIÊN I/ MỤC TIÊU - Biết quan sát và nhận xét thiên nhiên xung quanh. - Biết cách vẽ cảnh thiên nhiên. - Vẽ được cảnh thiên nhiên đơn giản. - Biết yêu mến và bảo vệ cảnh đẹp quê hương đất nước. Yêu cầu phát triển:Vẽ được cảnh thiên nhiên có hình ảnh và màu sắc theo ý thích. II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN - Tranh, ảnh phong cảnh nông thôn, miền núi, phố phường, sông biển. - Tranh phong cảnh của học sinh. HỌC SINH Dụng cụ học vẽ. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (4’) - Giáo viên giới thiệu tranh ảnh phong cảnh. - Giáo viên gợi ý để học sinh tìm thấy những hình ảnh, màu sắc trong tranh. - HS tìm ra những hình ảnh mình cần vẽ. - GV tóm tắt và bổ sung, giáo dục HS có ý bảo vệ cảnh đẹp quê hương đất nước. Hoạt động 2 :Hướng dẫn học sinh cách vẽ (5’) - Giáo viên minh họa cách vẽ và gợi ý học sinh nhận ra cách vẽ . - Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ màu theo ý thích. - HS quan sát và nhận ra cách vẽ. Hoạt động 3 : Thực hành (21’) Yêu cầu cần đạt: +Vẽ được cảnh thiên nhiên đơn giản. +Vẽ được cảnh thiên nhiên có hình ảnh và màu sắc theo ý thích - Giáo viên gợi ý học sinh cách làm bài. + HS làm bài và hoàn thành bài Hoạt động 4:Nhận xét – đánh giá (5’) - GV cùng chọn một số bài vẽ hoàn chỉnh và gợi ý HS nhận xét về: + Hình vẽ và cách sắp xếp bố cục. + Màu sắc và cách vẽ tranh. - GV tóm tắt và bổ sung, nhận xét chung tiết học. Dặn dò: Quan sát cảnh nơi ở của mình. —–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN 32 Bài 32.VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN ÁO, VÁY I/ MỤC TIÊU - Nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm. - Biết cách vẽ đường diềm đơn giản trên áo, váy. - Vẽ được đường diềm đơn giản trên áo, váy và tô màu theo ý thích. Yêu cầu phát triển: Biết cách sắp xếp họa tiết cân đối, vẽ màu đều. II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN - Một số đồ vật, ảnh chụp hoặc sách in: thổ cẩm, áo, khăn, túi có trang trí đường diềm. - Hình minh họa các bước vẽ đường diềm. HỌC SINH - Dụng cụ học vẽ. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (4’) - Gv cho học sinh xem một số đồ vật đã chuẩn bị. - Đường diềm được trang trí ở đâu? - Trang trí đường diềm có làm cho áo, váy có đẹp hơn không? - GV tóm tắt và bổ sung Hoạt động 2 :Hướng dẫn học sinh cách vẽ (5’) -Gv minh họa cách vẽ và gợi ý hs nhận ra cách vẽ - HS quan sát và nhận ra cách vẽ. Hoạt động 3 : Thực hành (21’) Yêu cầu cần đạt: + Vẽ được đường diềm đơn giản trên áo, váy. + Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều. - Giáo viên quan sát và hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài và hoàn thành bài Hoạt động 4:Nhận xét – đánh giá (5’) - GV chọn một số bài hoàn thành và gợi ý HS nhận xét về: + hình vẽ + Màu sắc - HS chọn ra các bài vẽ đêp theo ý thích. - GV tóm tắt và bổ sung, nhận xét chung tiết học, khen ngợi và động viên HS. Dặn dò : - Quan sát các loại hoa. —–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN 33 Bài 33.VẼ TRANH BÉ VÀ HOA I/ MỤC TIÊU - Nhận biết được nội dung đề tài Bé và hoa. - Biết cách vẽ tranh đề tài có hình ảnh bé và hoa. - Vẽ được bức tranh về đề tài: Bé và hoa. Yêu càu phát triển:Biết cách sắp xếp hình vẽ và vẽ màu phù hợp. II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN - Sưu tầm tranh ảnh về đề tài: Bé và hoa. - Tranh minh họa trong vở tập vẽ 1. HỌC SINH Dụng cụ học vẽ. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét. (5’) - Giáo viên giới thiệu tranh ảnh để học sinh nhận thấy: + Bé và hoa là đề tài gần gũi với cuộc sống của các em. + Các hình ảnh được vẽ trong tranh. + Màu sắc trong tranh. - GV tóm tắt và bổ sung. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ. (5’) - GV minh họa cách vẽ và gợi ý HS nhận ra cách vẽ. - HS quan sát và nhận ra cách vẽ. Hoạt động 3: Thực hành (20’) - Yêu cầu cần đạt; + Vẽ được bức tranh về đề tài bé và hoa. + Sắp xếp hình vẽ và màu sắc phù hợp - Giáo viên theo dõi giúp học sinh vẽ hình và vẽ màu như đã hướng dẫn.gợi ý cụ thể đối với một số HS còn lúng túng. - HS làm bài và hoàn thành bài. Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá. (5’) - GV Hướng dẫn học sinh nhận xét : + Hình vẽ + Màu sắc - Học sinh tự tìm các bài vẽ mình thích. - GV tóm tắt và bổ sung, nhận xét chung tiết học. Dặn dò học sinh: Chuẩn bị cho bài sau: vẽ tự do. —–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜ ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN 34 Bài 34.VẼ TỰ DO I / MỤC TIÊU - Biết chọn đề tài phù hợp. - Bước đầu biết cách vẽ hình, vẽ màu, biết cách sắp xếp hình ành. - Vẽ được tranh đơn giản có nội dung và màu sắc theo ý thích. Yêu cầu phát triển:Sắp xếp hình vẽ cân đối, vẽ màu phù hợp. II/ CHUẨN BỊ Giáo viên: - Một số tranh của HS, của họa sĩ về phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, sinh hoạt. Học Sinh: - Dụng cụ học vẽ III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (5’) - GV giới thiệu một số tranh cho HS xem để các em biết các loại tranh phong cảnh, tĩnh vật, sinh hoạt, chân dung…. - GV gợi ý HS nhận ra các nội dung của từng tranh, từng đề tài . Hoạt động 2: Cách vẽ (5’) - GV gợi ý HS nhớ lại cách vẽ tranh để các em dễ dàng trong khi làm bài. - Lưu ý HS chọn nội dung và đề tài đơn giản để vẽ. Hoạt động 3: Thực hành. (20’) Yêu cầu cần đạt: + Vẽ được tranh đơn giản có nội dung và vẽ màu theo ý thích. + Sắp xếp hình vẽ cân đối, vẽ màu phù hợp. - GV quan sát và hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài và hoàn thành bài. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. (5’) * Cuối giờ GV cho HS nhận xét các bài vẽ như ở các tiết học trước. - GV tóm tắt và nhận xét chung tiết học, khen ngợi và động viên HS. Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau: Trưng bày kết quả học tập. —–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN 35 Bài 35. TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP I/ MỤC TIÊU - Giáo viên và học sinh thấy được kết quả học tập, giảng dạy trong năm. - Học sinh yêu thích môn mĩ thuật và nâng dần trình độ nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ. - Nhà trường thấy được kết quả và tác dụng thiết thực của công tác quảng lý – dạy học mĩ thuật. II/ HÌNH THỨC TỔ CHỨC Chọn bài vẽ đẹp. Trưng bày ở nơi thuận tiện cho nhiều người xem. Chú ý: + Dán theo loại bài học. + Có đầu đề. III/ ĐÁNH GIÁ - Tổ chức cho học sinh xem và gợi ý các em nhận xét các bài vẽ. - Cho HS nêu cảm nhận của mình về các bài vẽ.

File đính kèm:

  • docmy thuat lop 1.doc
Giáo án liên quan