Thiết kế bài dạy môn Khoa học 5 - Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt

I. MỤC TIÊU

Sau giờ học, HS biết:

- Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.

- Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt.

- Nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt.

- Giới thiệu được kết quả thực hành gieo hạt ở nhà.

- Có ý thức quan sát thiên nhiên và ham tìm hiểu thiên nhiên quanh mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình ảnh và thông tin minh hoạ trang 108, 109 SGK.

- GV-HS: Ươm một số hạt lạc, đậu xanh, đậu đen vào bông ẩm hay đất ẩm (ươm trước 3-4 ngày)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Ổn định: (1)

 2. Kiểm tra bài cu: (4-5) Bài: Sự sinh sản của thực vạt có hoa.

- HS1: Ghép các tấm phiếu có nội dung dưới đây vào hình cho phù hợp ( Như hình 2/106SGK)

- HS2: Nhìn vào hình cho biết thế nào là sự thụ phấn (ý1)

- HS3: Thế nào là sự thụ tinh?(ý2)

-HS4: Hạt và quả được hình thành như thế nào?(ý3)

- GV nhận xét, ghi điểm.

- Gv nhận xét bài cũ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy môn Khoa học 5 - Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN : 27 Ngày dạy : / 3 / 2009 MÔN : KHOA HỌC BÀI DẠY : Bài 53 : CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT I. MỤC TIÊU Sau giờ học, HS biết: - Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt. - Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt. - Nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt. - Giới thiệu được kết quả thực hành gieo hạt ở nhà. - Có ý thức quan sát thiên nhiên và ham tìm hiểu thiên nhiên quanh mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình ảnh và thông tin minh hoạ trang 108, 109 SGK. - GV-HS: Ươm một số hạt lạc, đậu xanh, đậu đen vào bông ẩm hay đất ẩm (ươm trước 3-4 ngày) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cu:õ (4’-5’) Bài: Sự sinh sản của thực vạt có hoa. - HS1: Ghép các tấm phiếu có nội dung dưới đây vào hình cho phù hợp ( Như hình 2/106SGK) - HS2: Nhìn vào hình cho biết thế nào là sự thụ phấn (ý1) - HS3: Thế nào là sự thụ tinh?(ý2) -HS4: Hạt và quả được hình thành như thế nào?(ý3) - GV nhận xét, ghi điểm. - Gv nhận xét bài cũ. 3. Bài mới (30’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giới thiệu bài : Các em cho cô biết cây đậu xanh mọc lên từ đâu? Cây đậu đen mọc lên từ đâu? Cây lạc (đậu phộng) mọc lên từ đâu? .Có rất nhiều cây mọc lên từ hạt các em ạ. Nhưng các em có biết nhờ đâu mà hạt mọc thành cây ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được cây mọc lên từ hạt như thế nào? Qua bài “Cây mọc lên từ hạt” –GV ghi đề bài. -->Nhìn vào các loại hạt, các em sẽ nhận dạng được đay là hạt đâïu xanh, kia là hạt đậu đen. Nhưng các em có biết được các hạt đó gồm những bộ phận nào không? Các em sẽ được biết câu trả lơì qua phần đầu tiên của bài học hôm nay: Hoạt động 1. Cấu tạo của hạt: Mục tiêu: HS quan sát, mô tả cấu tạo của hạt. Cách tiến hành: - Với hoạt động này cô sẽ cho lớp mình quan sát và thảo luận theo nhóm bàn với yêu cầu sau: + Em hãy tách hạt(lạc, đậu xanh, đậu đen) ra làm đôi. Hãy chỉ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng của hạt. (chiếu màn hình yêu cầu +hình hạt tách làm đôi) - Bây giờ các em hãy để các hạt đậu đã ngâm nước mà các em chuẩn bị lên bàn ->GV tách mẫu - Các em quan sát và thảo luận trong 1 phút (GV quan sát, giúp đỡ từng nhóm) - Gọi 3 HS đại diện 3 nhóm lên trình bày. - Gọi nhóm khác nhận xét. - Gv nhận xét, tuyên dương. (?) Em nào cho biết hạt có cấu tạo như thế nào? Gv chiếu Kết luận: Hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ -->Với cấu tạo của hạt như vậy, muốn trở thành cây con, phải trải qua nhiều quá trình. Đó là những quá trình nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua phần 2 Hoạt động 2. Quá trình phát triển thành cây của hạt: Mục tiêu: HS nêu được quá trình phát triển thánh cây của hạt Cách tiến hành: - Cô có các hình ảnh và thông tin dưới đây ( chiếu các hình và thông tin ở bài 2) - Gọi HS nêu yêu cầu BT2 - Gọi HS đọc nối tiếp các thông tin (Gv giải thích: Phần tô đậm chỉ dưới mặt đất) - Để làm được bài tập này cô sẽ cho lớp mình làm phiếu bài tập ứng với các hình 2,3,4,5,6 - Gv phát phiếu - Trình bày (Gv yêu cầu HS cầm bút chì kiểm tra đúng gh Đ, sai ghi S) Gv chiếu từng hình gọi HS trả lời 2-b; 3-a; 4-e; 5-c; 6-d. - Gv tổng kết đúng sai (Thu và chấm sau) - Kết luận: (Vừa chỉ vào tùng hình vừa nói) Đây là quá trình hạt mọc thành cây. Đầu tiên khi gieo hạt, hạt phình lên và hút nước. Vỏ hạt nứt để rễ mầm nhú ra cắm xướng đất. Xung quanh rễ mầm mọc ra nhiều rễ con. Sau vài ngày, rễ mầm mọc nhiều hơn nữa, thân mầm lớn lên, dài ra và chui lên khỏi mặt đất. Hai lá mầm xoè ra, chồi mầm lớn dần và sinh ra các lá mới. Hai lá mầm teo dần rồi rụng xuống. Cây con bắt đầu đâm chồi rễ mọc nhiều hơn. Như vậy nhìn vào phần cấu tạo của hạt, khi hạt nảy mầm thì phôi sẽ lớn thành gì? (chồi mầm, rễ mầm, chất dinh dưỡng sẽ thành lá mầm) -àChúng ta vừa tìm hiểu quá trình phát triển thành cây của hạt (nói chung). Đối với hạt mướp: Từ khi gieo xướng đất lúc thành cây, ra hoa kết quảû nó phát riển như thế nào? Các em hãy quan sát lên màn hình ( Gv chiếu hình 7/109) - Gọi HS nêu yêu cầu: (Gv chỉ từng hình và nói sự phát triển của hạt mướp từ khi được gieo xuống đất ) Để thực hiện yêu cầu này, cô sẽ cho lớp mình thảo luận nhóm bàn (3’) -Gv chiếu từng hình, gọi đại diện báo cáo kết quả. H.a: Hạt mướp được gieo xuống đất. H.b: Sau vài ngày rễ mầm đã mọc nhiều, thân mầm chui lên khỏi mặt đất với 2 lá mầm. H.c: Hai lá mầm chưa rùng, cây đã bắt đầu đâm chồi, mọc thêm nhiều lá mới. H.d: Cây mướp đã bắt đầu ra hoa và kết quả. H.e:Cây mướp phát triển mạnh, quả mướp lớn đến độ thu hoạch H.g: Quả mướp già không ăn được, bổ dộc ra ta thấy trong ruột có rất nhiều hạt. H.h: Hạt mướp được lấy từ quả mướp già có màu cánh gián, có thể đem gieo trồng. à Và để hạt nảy mầm thì cần những điều kiện gì, chúng ta sang phần 3 Hoạt động 3: Điều kiện nảy mầm của hạt. Mục tiêu: Biết được điều kiện nảy mầm của hạt. Cách tiến hành: - Hôm trước cô dặn các em về nhà gieo hạt, bây giờ các em để sản phẩm của mình trước mặt (Gv kiểm tra) - Mỗi em sẽ tự giới thiệu về cách gieo hạt của mình theo các câu hỏi gợi ý sau: + Tên hạt được gieo + Số hạt được gieo + Số ngày gieo hạt + Cách gieo hạt + Kết quả - Gv gọi HS cầm sản phẩm lên và giới thiệu trước lớp. - Các em hãy quan sát: Đây là 4 cốc cô đã ươm hạt. Cốc 1: Ươm hạt trong đất khô Cốc2: Ươm hạt trong đất ẩm. Nhiệt độ bình thường Cốc 3: Cô đặt ở dưới bóng cây Cốc 4: Đặt vào tủ lạnh (hoặc trong chậu nước) - Gọi 4 HS lên quan sát và nêu nhận xét về sự phát triển của từng hạt trong từng cốc. -->Qua thí nghiệm vừa rồi, em nào cho biết, để hạt nảy mầm thì cần điều kiện gì? Gv chiếu điều kiện nảy mầm của hạt Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Gv chiếu lại H.1 (?) Hạt gồm những bộ phận nào? (?) Nêu các điều kiện nảy mầm của hạt? (?) Nêu quá trình phát triển thành cây của hạt? - Về nhà học bài, tìm xem những loại cây nào mà có cây con không mọc lên từ hạt. - Chuẩn bị: môiư tổ 1 ngọn mía, củ khoai tây, lá sống đời, củ riềng, củ gừng, củ hành, tỏi, cành rau ngót. - Nhận xét tiết học (tuyên dương). - Hạt đậu xanh - Hạt đậu đen - Hạt đậu phôïng - Hs nhắc tên bài - HS lắng nghe - HS quan sát, thảo luận theo nhóm bàn - HS quan sát - HS để trên bàn - Hs quan sát và thảo luận -Đại diện 3 nhóm trình bày Hạt(lạc, đậu xanh, đậu đen) gồm có 3 bộ phận: bên ngoài cùng là vỏ hạt, phần màu trắng đục ở giữa, nằm phía trên là phôi, phần hai bên là chất dinh dưỡng của hạt. HSY: trình bày - HS trả lời - 2 HS nhắc lại - HS lắng nghe - HS quan sát - HS nêu - HS đọc - HS chú ý lắng nghe - HS thực hiện - HS trả lời - 2 HS nhắc lại - HS lắng nghe - HS quan sát - HS nêu - HS thảo luận nhóm bàn - Đại diện báo cáo kết quả - HS để sản phẩm đã chuẩn bị lên bàn - HS thực hiện - 4 HS giới thiệu sản phẩm của mình trước lớp (Đây là cây lạc. Tôi tiến hành gieo cấch đây 5 ngày. Tôi lấy ít bông, thấm nước rồi cho vào cốc. 5 hạt tôi ngâm trong nước ấm một đêm rồi cho vào cốc. Tôi để cốc ươm hạt ở cửa sổ. Kết quả đến hôm nay hạt đã nảy thành cây .) - HS quan sát HS1:Cốc 1: Hạt không nảy mầm được. HS2:Cốc 2:Hạt nảy mầm bình thường HS3:Cốc 3: Hạt không nảy mầm HS4:Côc 4: Hạt không nảy mầm -.. đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá lạnh hoặc quá nóng, hặt giống tốt) - HS quan sát - HS quan sát - Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng - Hs nêu - HS lắng nghe Rút kinh nghiệm tiết dạy

File đính kèm:

  • docKH 5 Tiet 53 Cay con moc len tu hat.doc