Thiết kế bài dạy môn học Khoa học khối 5 - Bài: Sự chuyển thể của chất

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS biết:

- Phân biệt 3 thể của chất.

- Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

- Kể tên một số chất ở thể rắn, lỏng, thể khí.

- Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Hình trang 73 SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy môn học Khoa học khối 5 - Bài: Sự chuyển thể của chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học: Sự chuyển thể của chất I. Mục tiêu Sau bài học, HS biết: - Phân biệt 3 thể của chất. - Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. - Kể tên một số chất ở thể rắn, lỏng, thể khí. - Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. II. Đồ dùng dạy học Hình trang 73 SGK. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định tổ chức(3’) GV nhận xét bài kiểm tra học kì 1 2. Bài mới(30’) Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức: " Phân biệt 3 thể của chất " * Mục tiêu: HS biết phân biệt 3 thể của chất. * Cách tiến hành Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội có thể cử 5 hoặc 6 bạn tham gia chơi. - Khi GV hô " Bắt đầu ": Người thứ nhất của mỗi đội rút một tấm phiếu bất kì đọc nội dung phiếu rồi nhanh lên bảng dán tấm phiếu đó lên cột tương ứng trên bảng. Người thứ nhất dá xong thì đi xuống, người thứ hai lại làm tiếp các bước như người thứ nhất. - Đội nào gắn xong các phiếu trước và đúng là thắng cuộc. Bước 2: Tiến hành chơi. Bước 3: Cùng kiểm tra GV cùg HS không tham gia chơi kiểm tra lại từg tấm phiếu các bạn đã dán vào mỗi cột xem đã làm đúng chưa. Hoạt động 2: Trò chơi: " Ai nhanh, ai đúng?" * Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí. * Cách tiến hành: Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi. GV đọc câu hỏi. Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào lắc chuông trước được trả lời trước. Nếu trả lời đúng là thắng cuộc. Bước 2: Tổ chức cho HS chơi Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận * Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày. * Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 73 SGK và nói về sự chuyển thể của nước. Bước 2: - Dựa vào các gợi ý qua hình vẽ nêu trên, GV yêu cầy HS tự tìm thêm các ví dụ khác. - Tiếp theo, GV có thể cho HS đọc ví dụ ở mục bạn cần biết trang 73 SGK. - Kết thúc hoạt động này, GV nhấn mạnh: Qua những ví dụ trên cho thấy, khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lí học. Hoạt động 4: Trò chơi " Ai nhanh, ai đúng? " * Mục tiêu: Giúp HS: - Kể được tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. - Kể được tê một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. * Cách tiến hành: Tổ chức và hướng dẫn - GV chia lớp thành 4 nhóm và phát cho các nhóm một số phiếu trắng bằng nhau. - Trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên các chất ở 3 thể khác nhau hoặc viết được nhiều tên các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác là thắng. 3.Củng cố dặn dò(2’) GV tổng kết bài Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau * Chuẩn bị: a) Bộ phiếu ghi tên một số chất, mỗi phiếu ghi tên một chất. Cát trắng; Ô-xi; Nước đá; Cồn; Nhôm; Muối; Hơi nước; Đường; Xăng; Dầu ăn; Nước; Ni-tơ b) Kẻ sẵn trên bảng có nội dung giống nhau như sau: Bảng " Ba thể của chất " Thể rắn Thể lỏng Thể khí - HS 2 đội đứng xếp hàg dọc trước bảng. Cạnh mỗi đội có một hộp đựng các tấm phiếu, có cùng nội dung, số lượng các tấm phiếu như nhau. Trên banngr kẻ sẵn 2 bảng: " Bảng ba thể của chất " Các đội cử đại diện lên chơi: Lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội lên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng. * Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm: - Một bảng con và phấn hoặc bút viết bảng. - Một cái chuông nhỏ Dưới đây là đáp án: 1 - b 2 - c 3- a - HS quan sát H 73 Dưới đây là đáp án: Hình 1: Nước ở thể lỏng Hình 2: Nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ bình thường. Hình 3: Nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ cao. Các nhóm làm việc như hướng dẫn của GV. Hết thời gian, các nhóm dán phiếu của mình lên bảng. Bước 3: Cả lớp cùng kiểm tra xem nhóm nào có sản phẩm nhiều và đúng là thắng cuộc. - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau

File đính kèm:

  • docKhoa hojc.doc
Giáo án liên quan