I. Mục tiêu:
-KT: Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
-KN: Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Nhận thấy sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. Thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt.
-TĐ: Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Thông tin và hình trang 28, 29 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
8 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy môn học Khoa học khối 5 - Bài: Phòng bệnh sốt xuất huyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC: PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
-KT: Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
-KN: Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Nhận thấy sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. Thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt.
-TĐ: Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Thông tin và hình trang 28, 29 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- Hãy nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét?
- Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì? Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
- Chúng ta nên làm gì để phòng chống bệnh sốt rét?
- GV nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1p)
-Giới thiệu, ghi đề:
Phòng bệnh sốt xuất huyết.
b. Nội dung:
Hoạt động 1: (15p) Nguyên nhân, tác hại của bệnh sốt xuất huyết.
- GV yêu cầu HS đọc kỹ các thông tin, sau đó làm các bài tập tranh 28 SGK.
- Gọi HS nêu kết quả làm việc.
+Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết?
+Vật trung gian truyền bệnh?
+Theo bạn, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
-KL: GV nhận xét, rút ra kết luận 1 SGK trang 29.
Hoạt động 2: (13p) Phòng bệnh sốt xuất huyết.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 29 SGK.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 và trả lời các câu hỏi SGK/29.
- Gọi đại diện nhóm ghi kết quả thảo luận.
+Cần làm gì để phòng sốt xuất huyết?
+Diệt muỗi và bọ gậy bằng cách nào?
KL: GV và HS nhận xét, rút ra kết luận trang 29.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Bệnh sốt xuất huyết gây nguy hiểm như thế nào?
- Chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết?
- GV nhận xét tiết học.
-3HS trả lời.
- HS nhắc lại đề.
- HS làm việc cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến.
+Vi rút.
+Muỗi vằn.
+Sốt xuất huyết là bệnh rất nguy hiểm, có thể gây chết người.
-Theo dõi, 2 HS nhắc lại kết luận.
- HS quan sát hình 2, 3, 4.
- HS làm việc theo nhóm 4.
+Giữ vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy, tránh bị muỗi đốt.
+Lần lược nêu.
- 2 HS đọc lại phần bạn cần biết.
- HS trả lời.
BỔ SUNG:
KHOA HỌC: PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
I. Mục tiêu:
-KT: Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não.
-KN: Biết được tác nhân, đường lây truyền, sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
-TĐ: Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình trang 30, 31 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1. Kiểm tra bài cũ: (3p)
-Bệnh sốt xuất huyết gây nguy hiểm như thế nào?
-Chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết?
-Hãy nêu các cách để phòng bệnh sốt suất huyết?
-GV nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1p)
-Giới thiệu, ghi đề:
Phòng tránh bệnh viêm não
b. Nội dung:
Hoạt động 1: (13p) Tác nhân, đường lây truyền, sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
- Gọi HS đọc các thông tin SGK/30.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4, thư ký ghi kết quả làm việc lên bảng con, nhóm nào đưa kết quả lên trước và đúng là nhóm đó thắng cuộc.
- GV và HS sửa bài.
-Sử nguy hiểm của bệnh viêm não.
KL: Viêm não là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút có trong máu gia súc, chim, chuột, khỉ... gây ra. Muỗi hút máu con vật bị bệnh và truyền sang người, bệnh này chưa có thuốc trị, chỉ có thuốc phòng.
Hoạt động 2: (15p) Cách phòng bệnh viêm não.
- GV yêu cầu cả lớp quan sát quan sát các hình 1, 2, 3, 4 /30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi SGV/65.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh viêm não?
- Gọi HS nêu ý kiến.
KL: GV nhận xét, rút ra kết luận SGK/31.
- Gọi 2 HS nhắc lại mục bạn cần biết.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Tác nhân gây bệnh viêm não là gì?
- Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
- Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì?
- GV nhận xét tiết học.
-2 HS trả lời.
- HS nhắc lại đề.
- HS đọc các thông tin trang 30.
- HS làm việc theo nhóm 4.
-1(c), 2(d), 3(b), 4(a).
-Rất nguy hiểm đối với mọi người, nhất là trẻ em, bệnh có thể gây chết hoặc để lại di chứng lâu dài. Hiện nay chưa có thuốc trị.
-Theo dõi, nhắc lại.
- HS quan sát các hình trong SGK/30, 31.
- HS nêu ý kiến.
- HS thảo luận.
- 2 HS nhắc lại.
- HS trả lời.
BỔ SUNG:
LỊCH SỬ: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI.
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
-KT: Biết Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng:
-KN: Rèn kỹ năng phân tích sự kiện lịch sử + Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: Thống nhất ba tổ chức cộng sản. + Hội ngày 3-2-1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì để thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
-TĐ: Tôn trọng, ghi nhớ sự kiện quan trọng của đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Ảnh trong SGK - Tư liệu lịch sử.
- Sưu tầm thêm tư liệu
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Khởi động: (1p)
- Hát
2.Bài cũ: (3p) Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
-Tại sao anh Ba quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
- Học sinh trả lời
-Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào, ở đâu, bằng phương tiện gì?
3.Bài mới:
-Giới thiệu bài mới: (1p)
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.
4. Phát triển các hoạt động:
a.Hoạt động 1:(8p) Sự kiện thành lập Đảng
- Hoạt động nhóm
-Giáo viên trình bày:
-Học sinh đọc đoạn “Từ đầu .... đến ..... thống nhất lực lượng”
- Học sinh đọc
-Lớp thảo luận câu hỏi sau:
- Học sinh thảo luận nhóm bàn
-Tình hình mất đoàn kết, không thống nhất lãnh đạo đã đặt ra yêu cầu gì?
-1 đến 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận ® các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- Ai là người có thể làm được điều đó?
-Việc này đòi hỏi phải có 1 lãnh tụ đủ uy tín và năng lực mới làm được. Đó là lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc.
-KL: Nhằm tăng cường sức mạnh của CM nên cần hợp nhất 3 tổ chức Đảng ở Bắc, Trung, Nam. Người được Quốc tế Cộng Sản Đảng cử về hợp nhất 3 tổ chức Đảng là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
b.Hoạt động 2: (8p) Hội nghị thành lập Đảng.
- Hoạt động nhóm
-Hội nghị thành lập Đảng diễn ra như thế nào?
- Các nhóm thảo luận ® đại diện trình bày (1 – 2 nhóm) ® các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
Hội nghị diễn ra từ 3 ® 7/2/1930 tại Cửu Long. Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, bí mật, đại hội đã nhất trí hợp nhất 3 tổ chức Cộng Sản: Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.
c.Hoạt động 3: (10p) Ý nghĩa của việc thành lập Đảng:
- Hoạt động nhóm bàn
-Giáo viên phát phiếu học tập ® học sinh thảo luận nội dung phiếu học tập:
- Học sinh nhận phiếu ® đọc nội dung yêu cầu của phiếu.
+Sự thống nhất các tổ chức cộng sản đã đáp ứng được điều gì của cách mạng Việt Nam?
- Học sinh đọc SGK + thảo luận nhóm bàn ® ghi vào phiếu
+Liên hệ thực tế
- Giáo viên gọi 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Học sinh trình bày + bổ sung lẫn nhau.
-KL: Cách mạng VN có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn .
5.Củng cố- dặn dò: (3p)
- Hoạt động cá nhân
-Trình bày ý nghĩa của việc thành lập Đảng.
- Học sinh nêu
-Dặn học bài và chuẩn bị bài:
- Ghi bài.
Xô viết Nghệ- Tĩnh
- Nhận xét tiết học
BỔ SUNG:
Địa lí: ÔN TẬP
Ngày dạy:
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
-KT: Ôn lại kiến thức đã học về vị trí, địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, biển, đất và rừng của nước ta.
-KN: Xác định và mô tả được vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ. Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản. Nêu tên và chỉ được vị trí của một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
-TĐ: Có ý thức xây dựng và bảo vệ chủ quyền đất nước.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
-Phiếu học tập có vẽ lược đồ trống Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ: (3’) -Kiểm tra 2 HS.
-Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
-Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta.
-GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
A.Bài cũ: (3p) Đất và rừng:
-Nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương?
-Nêu vai trò của rừng đối với đời sống con người?
-Để bảo vệ tài nguyên quý giá của nước ta, cần phải làm gì?
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (1p)
-Giói thiệu, ghi đề. ÔN TẬP
2.Ôn tập:
b.Hoạt động 1: (6p)Vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ.
-GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, GV gọi HS mô tả vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ.
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
KL: GV chốt lại.
c.Hoạt động 2: (13p)Hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản.
-GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi như SGV/94.
-GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá cụ thể: tổng số điểm của nhóm nào cao hơn là nhóm đó thắng cuộc.
KL: GV nhận xét chung.
d.Hoạt động 3: (10p)Một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
-GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận và hoàn thành câu hai trong SGK.
-Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
KL: GV chốt lại các đặc điểm chính đã nêu trong bảng
3. Củng cố, dặn dò: (2p)
-Yêu cầu HS về nhà ôn tập lại những kiến thức đã học.
-Dặn tìm hiểu: Dân số nước ta.
-GV nhận xét tiết học.
-3 HS trả lời.
-HS nhắc lại đề.
-HS làm việc trên bản đồ.
-HS tham gia trò chơi.
-HS làm việc theo nhóm 4.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Theo dõi.
-Ghi bài.
BỔ SUNG:
File đính kèm:
- KSD 5 Tuan 7.doc