I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó đọc: tiến sĩ, Thiên Quang, chứng tích, cổ kính.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng theo từng cột, từng dòng phù hợp với văn bản thống kê. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện niềm tự hào.
- Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm chân trọng tự hào.
- Hiểu các từ : văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích.
- Hiểu nội dung bài: Nước VN có truyền thống khoa cử lâu đời đó là những bằng chứng về nền văn híến lâu đời của nước ta.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ trang 16 SGK
III. Các hoạt động dạy- học:
41 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần học 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong lớp, số HS trong từng tổ, số HS nam, nữ, số HS khá giỏi trong từng tổ
+ HS trả lời .
+ Bảng thống kê giúp ta biết được những số liệu chính xác, tìm số liệu nhanh chóng dễ dàng so sánh các số liệu.
TOÁN
HỖN SỐ
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết chuyển một hỗn số thành một phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm các bài tập.
- Bài 1 (3 hỗn số đầu), bài 2 (a, c), bài 3 (a, c).
II. Đồ dùng dạy – học:
- Các tấm bìa cắt vẽ hình như phần bài học SGK thể hiện hỗn số .
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
- Trong tiết học toán hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hỗn số và học cách chuyển một hỗn số thành phân số.
2.2.Hướng dẫn chuyển hỗn số thành phân số.
- GV dán hình như phần bài học trong SGK lên bảng.
- GV yêu cầu : Em hãy đọc hỗn số chỉ số phần hình vuông đã được tô màu.
- GV yêu cầu tiếp : Hãy đọc phân số chỉ số hình vuông đã được tô màu.
- GV nêu : Đã tô màu hình vuông hay đã tô màu hình vuông. Vậy ta có :
=
- GV nêu vấn đề : Hãy tìm cách giải thích vì sao = .
- GV cho HS trình bày cách của mình trước lớp, nhận xét các cách giải mà HS đưa ra, sau đó yêu cầu :
- Hãy viết hỗn số thành tổng của phần nguyên và phần thập phân rồi tính tổng này.
- GV viết to và rõ lên bảng các bước chuyển từ hỗn số ra phân số .
- Yêu cầu HS nêu rõ từng phần trong hỗn số .
- GV điền tên vào các phần của hỗn số vào phần các bước chuyển để có sơ đồ như sau :
Phần nguyên
Mẫu số
Tử số
= =
- GV yêu cầu : Dựa vào sơ đồ trên, em hãy nêu cách chuyển một hỗn số thành phân số.
- GV cho HS đọc phần nhận xét của SGK.
2.3.Luyện tập – thực hành
* Bài 1:
- GV yêu cầu đọc đề bài và hỏi :
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS cả lớp tự kiểm tra bài của mình.
* Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu
cầu của bài.
- GV yêu cầu HS tự đọc bài mẫu và làm bài.
a)
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 3:
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 3 tương tự như cách tổ chức bài tập 2.
a)
3. củng cố – dặn dò:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS quan sát hình.
- HS nêu : Đã tô màu hình vuông.
- HS nêu : Tô màu 2 hình vuông tức là đã tô màu 16 phần. Tô màu thêm hình vuông tức là tô màu thêm 5 phần.
Đã tô màu 16 + 5 = 21 phần. Vậy có
hình vuông được tô màu.
- HS trao đổi với nhau để tìm cách giải thích.
- HS làm bài :
=
- HS nêu :
+ 2 là phần nguyên
+ là phần phân số với 5 là tử số của phân số; 8 là mẫu số của phân số.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến đến khi có câu trả lời hoàn chỉnh như phần nhận xét của SGK.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển hỗn số thành phân số.
- 2 HS lên bảng làm bài, Hs cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đọc trước lớp : Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
b;
c)
- HS cả lớp theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- HS làm bài :
b;
c)
KHOA HỌC
CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC
HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu được cơ thể mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người- ẹ và tinh trùng của người bố.
- Mô tả khái quát quá trình thụ tinh.
- Phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình ảnh trong SGK trang 10, 11 (phóng to nếu có điều kiện).
- Các miếng giấy ghi từng chú thích của quá trình thụ tinh và các thẻ ghi:
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài trước.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
2. Giới thiệu bài:
- Đưa ra 2 hình minh hoạ trứng và tinh trùng (tiết trước). Yêu cầu 1 HS lên bảng viết tên của từng hình vẽ.
- Hỏi: Người phụ nữ có khả năng có thai và sinh con khi nào?
- Nêu: Cơ quan sinh dục nữ có khả năng tạo ra trứng. Nếu trứng gặp tinh trùng thì người nữ có khả năng mang thai và sinh con. Vậy quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
3. Hướng dẫn các hoạt động
* Hoạt động 1: Sự hình thành cơ thể người.
- GV nêu câu hỏi:
+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
+ Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?
+ Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?
+ Bào thai được hình thành từ đâu?
+ Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai thì em bé được sinh ra?
- Giảng giải: Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. Cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố. Quá trình kết hợpvới tinh trùng gọi là thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. Hợp tử phát triển thành bào thai, sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra.
* Hoạt động 1: Mô tả khái quát quá trình thụ tinh.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp: cùng quan sát kĩ hình minh hoạ sơ đồ quá trình thụ tinh và đọc các chú thích để tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- Gọi 1 HS lên bảng gắn giấy ghi chú thích dưới mỗi hình minh họa và mô tả khái quát quá trình thụ tinh theo bài mình làm.
- Gọi HS dưới lớp nhận xét.
- Gọi 2 HS mô tả lại.
- Kết luận: (Chỉ vào từng hình minh hoạ). Khi trứng rụng, có rất nhiều tinh trùng muốn vào gặp trứng nhưng trứng chỉ tiếp nhận một tinh trùng. Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp tử. Đó là sự thụ tinh.
* Hoạt động 3: Các giai đoạn phát triển của thai nhi.
- GV giới thiệu hoạt động: Trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Vậy bào thai phát triển như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu.
- GV nêu yêu cầu: Hãy đọc mục Bạn cần biết trang 11 SGK và quan sát các hình minh hoạ 2, 3, 4, 5 và cho biết hình nào chụp thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
- GV gọi HS nêu ý kiến.
- GV yêu cầu HS mô tả đặc điểm cảu thai nhi, em bé ở từng thời điểm được chụp trong ảnh.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đã mô tả được sự phát triển của thai nhi ở các giai đoạn khác nhau.
- Kết luận: hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Đến tuần thứ 12 (tháng thứ 3), thai đã có đầy đủ các cơ quan của cơ thể và có thể coi là một cơ thể người. Đến khoảng tuần thứ 20 (tháng thứ 5), bé thường xuyên cử động và cảm nhận được tiếng động ở bên ngoài. Sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé được sinh ra.
3. Củng cố - dặn dò.
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?
+ Hãy mô tả một số giai đoạn phát triển của thai nhi mà em biết?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Nhận xét tiết học. khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở và tìm hiểu xem phụ nữ có thai nên và không nên làm gì.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời câu hỏi:
+ HS 1: Hãy nêu những điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học?
+ HS 2: Hãy nói về vai trò của phụ nữ?
+ HS 3: Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- 1 HS lên bảng viết tên.
+ Người phụ nữ có khả năng có thai và sinh ra con khi cơ quan sinh dục của họ tạo ra trứng, trứng gặp tinh trùng.
- Lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau trả lời, nếu sai HS khác trả lời lại.
+ Cơ quan sinh dục của cơ thể quyết định giới tính của mỗi người.
+ Cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.
+ Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng
+ Bào thai được hình thành từ trứng gặp tinh trùng.
+ Em bé được sinh ra sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ.
- Lắng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, dùng bút chì nối vào các hình với chú thích trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài và mô tả.
- Nhận xét.
- 2 HS mô tả lại.
+ Hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng.
+ Hình 1b: Một tinh trùng đã chui được vào trong trứng.
+ Hình 1c: Trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau để toạ thành hợp tử.
- HS nghe và xác định nhiệm vụ của hoạt động.
- HS làm việc theo cặp cùng đọc SGK, quan sát hình và xác định các thời điểm của thai nhi được chụp.
- 4 HS lần lượt nêu ý kiến của mình về từng hình, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng.
+ Hình 3: Thai được 8 tuần.
+ Hình 4: Thai được 3 tháng.
+ Hình 5: Thai được 6 tuần.
- 4 HS tiếp nối nhau trả lời:
+ Khi thai được 5 tuần ta nhìn thấy hình dạng của đầu và mắt nhưng chưa có hình dạng của người, vẫn còn một cái đuôi.
+ Khi thai được 8 tuần đã có hình dạng của một con người, đã nhìn thấy mắt, tai, tay và chân nhưng tỉ lệ giữa đầu, thân và chân tay chưa cân đối. Đầu rất to.
+ Khi thai được 3 tháng, đã có đầy đủ các bộ phận của cơ thể và tỉ lệ giữa các phần cơ thể cân đối hơn so với giai đoạn thai 8 tuần.
+ Thai được khoảng 9 tháng đã là một cơ thể người hoàn chỉnh.
- Lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
Tiết 5: Hoạt động tập thể
NHẬN XÉT TUẦN 2
I- Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết những ưu, khuyết điểm của lớp, của bản thân trong tuần 1.
- Nắm bắt được những phương hướng tuần 2.
II- Nội dung
1. Nhận xét tuần 2
* Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép với thầy giáo, người lớn tuổi.
* Học tập: Trên lớp phần đa các em chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài tuy nhiên vẫn còn ít bạn còn nói chuyện riêng trên lớp, nhiều bạn đọc bài còn nhỏ. Về nhà các em đã hoàn thành bài tập ở nhà tương đối tốt, riêng tiết Tập Làm văn vẫn có nhiều bạn chưa hoàn thành bài tập.
* Thể dục: Thể dục giữa giờ các em vẫn chưa tập đều, cần cố gắng.
* Vệ sinh: Các em vệ sinh tương đối sạch sẽ, cần tiếp tục duy trì.
2. Phương hướng tuần 3:
- Thực hiện tốt nội quy lớp học như đi học đúng giờ, hoàn thành bài tập trước khi đến lớp; truy bài đầu giờ,
- Thực hiện tự rèn chữ và luyện đọc ở nhà.
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 5 TUAN 2(2).doc