Phương pháp dạy học ở bậc tiểu học và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết, làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. Phương pháp dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.

 Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

1./Dạy học theo nhóm nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm: Đây là yếu tố cơ bản của hoạt động nhóm, thường ở dạng “face to face” (tương tác mặt đối mặt). Nó có những tác động tích cực đối với người học như: Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới; Kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và cách giải quyết vấn đề; Tăng cường các kĩ năng biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức biểu đạt như lời nói, ánh mắt cử chỉ, khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau.

2./Thông qua hoạt động nhóm phát triển kĩ năng giao tiếp đó là các kĩ năng như: Biết chờ đợi đến lượt; tóm tắt và xử lí thông tin; biết xây dựng niềm tin như bày tỏ sự ủng hộ qua ánh mắt nụ cười, yêu cầu giải thích, giúp đỡ và sẵn sàng giúp đỡ; khả năng giải quyết bất đồng như kiềm chế bực tức, không làm xúc phạm người khác khi bất đồng ý kiến.

Việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong giảng dạy đối với giáo viên không phải là mới vì ngay từ khi việc đổi mới chương trình triển khai thì bên cạnh đó giáo viên cũng được tập huấn những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong đó có phương pháp dạy học theo nhóm và giáo viên cũng đã vận dụng trong công tác giảng dạy.Tuy nhiên vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất ? Đó chính là điều tôi muốn chia sẻ, trao đổi và học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp.

 

doc9 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy học ở bậc tiểu học và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óm nào làm việc tốt không gây ồn ào không có thành viên làm việc riêng nhóm đó được cộng điểm và ngược lại, nhóm trưởng sẽ chịu trách nhiệm khi có bạn trong nhóm không hợp tác, để tránh nhóm làm nhanh chờ đợi sẽ sinh ra nói chuyện, làm việc riêng tôi cho các nhóm trưởng có thể chọn nhóm kiểm tra chéo, hay trao đổi thêm các thông tin có liên quan đến bài học từ các nhóm khác. Những học sinh học chưa tốt tuỳ theo bài tôi có thể xếp thành một nhóm và tự là thành viên trong nhóm của các em và có thể luân phiên cho học sinh giỏi làm nhóm trưởng tiếp vai trò của tôi còn tôi thì quan sát các nhóm làm việc. Sau khi hết thời gian làm việc tôi cho đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. Nếu khác nhiệm vụ thì đại diện từng nhóm lên báo cáo. Thành viên báo cáo không nhất thiêt là báo cáo viên mà có thể là thành viên khác trong nhóm như thư kí, nhóm trường, quản lý thời gian hay giám sát, để em nào củng chủ động, tránh ỷ lại, các thành viên trong nhóm đều phải tham gia trả lời, các nhóm khác nghe, nhận xét. Qua hoạt động này tôi có thể kiểm tra được sự hợp tác của các thành viên trong nhóm và đánh giá được khả năng kiểm tra chéo của các nhóm trưởng. Cùng nhiệm vụ thì đại diện một đến hai nhóm lên báo cáo, các nhóm khác quan sát và so sánh với kết quả của nhóm mình sau đó nhận xét. Để các em không nhàm chán, thay đổi chỗ ngồi mỗi tháng một lần, như vậy các em có điều kiện giao lưu, làm việc với bạn khác mà không bị nhàm chán. III./ Một số ví dụ minh hoạ: Ví dụ : Dạy bài Địa Lí lớp 4: “Hoạt động SX của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ”. HĐ1: Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. Làm việc cá nhân -Dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết để TLCH : +ĐB Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước ? (Đất đai phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa). Làm việc cả lớp -Dựa vào SGK, tranh, ảnh, nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của ĐB Bắc Bộ HĐ2: Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh Thảo luận nhóm -Yêu cầu các nhóm dựa vào SGK thảo luận : Tôi cho HS làm việc theo nhóm 4. Tôi chia nhóm cố định: bàn trên quay xuống bàn dưới. Trước khi chia nhóm, tôi gọi 1 em đọc yêu cầu trong SGK. Các nhóm ổn định xong, như thường lệ các em bầu các thành viên trong nhóm, nhóm nào bầu xong thì vỗ tay để GV biết là nhóm đó đã chuẩn bị xong. Tôi giao thời gian làm việc trong 5 phútà Các nhóm làm bài à GV quan sát, nếu thấy các nhóm còn lúng túng thì gợi ý. Các nhóm trình bày, vì cùng nhiệm vụ nên tôi chỉ cho đại diện 2 nhóm lên trình bày à Các nhóm khác nhận xét, GV chốt lời giải đúng. Tính điểm thưởng. Ví dụ : Dạy bài: “Thành phố Huế” – Địa lí lớp 4. Hoạt động1: Tôi cho HS đứng thành vòng tròn giữa lớp, điểm số từ 1 đến 5 ( tôi chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 4 em, riêng nhóm 1,2,3 mỗi nhóm 5 em). Sau đó quy định chỗ ngồi của các nhóm, các em về chỗ bầu thành viên trong nhóm: nhóm trưởng, thư ký, báo cáo viên, quản lý thời gian, nhóm 1, 2, 3 bầu thêm người giám sát. Gọi đại diện một nhóm đọc yêu cầu : HS giới thiệu được những phong cảnh đẹp và các công trình kiến trúc cổ của thành phố Huế. Quy đinh thời gian: các nhóm làm việc trong thời gian 5 phút. Các nhóm thảo luận xong, gọi đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm nói một tranh. Để các em chủ động trong khi báo cáo, tôi có thể gọi bất kì em nào như nhóm 1 tôi gọi thư kí lên báo cáo, nhóm hai tôi gọi giám sát, nhóm 3 gọi báo cáo viên, nhóm 4 gọi nhóm trướng,Trong khi các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét và bổ sung, nếu trùng thì các nhóm vỗ tay. GV kết luận và tuyên dương nhóm làm tốt. Ví dụ : Dạy bài “Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung.”- Lịch Sử lớp 4. -GV trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh: ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển . -GV phân nhóm, phát PHT và yêu cầu các nhóm thảo luận vấn đề sau : Nhóm 1: Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ? Nhóm 2: Nội dung và tác dụng của chính sách đó như thế nào ? Kết luận: Quang Trung ban hành “chiếu khuyến nông”(dân lưu tán phải trở về quê cày cấy ); đúc tiền mới; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa; mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán. Các nhóm thảo luận xong, GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Tóm lại: Ngoài những kinh nghiệm như trình bày ở trên, khi vận dụng giáo viên cần nghiên cứu, lựa chọn và phối hợp nhịp nhàng với các phương pháp khác sao cho phát huy được khả năng học tập cao nhất của học sinh và giờ học nhẹ nhàng nhưng hiệu quả để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui. IV./Một số kĩ thuật dạy học tích cực hỗ trợ cho hoạt động nhóm đạt kết quả cao. 1./Kĩ thuật giao nhiệm vụ: - Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng: + Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào? + Nhiệm vụ là gì? + Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu? + Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu? + Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì? + Sản phẩm cuối cùng cần có là gì? + Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào? - Nhiệm vụ phải phù hợp với: + Mục tiêu HĐ + Trình độ HV + Thời gian, không gian HĐ + CSVC, trang thiết bị 2./Kĩ thuật “khăn trải bàn”: -Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành các phần theo số thành viên của nhóm. -Cá nhân trả lời câu hỏi và viết trên phần xung quanh. -Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa. -Treo SP, trình bày 3./Kĩ thuật công đoạn HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B, nhóm 3- thảo luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D, Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giáy A0 ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1 Tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm HS làm việc theo nhóm nhỏ, đọc to tài liệu được phát, thảo luận và chuẩn bị trả lời các câu hỏi về bài đọc. Đại diện nhóm trình bày các ý chính cho cả lớp. Sau đó, các thành viên trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi của các bạn khác trong lớp về bài đọc 4./Phương pháp động não: Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề ( có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm. -Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. -Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp. -Phân loại các ý kiến. -Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng -Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận. V./Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 1./Kết quả đã đạt được của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: -Hình thành thói quen sử dụng SGK ở học sinh. -Lật ngược và khắc sâu vấn đề. -Dần cá biệt hoá đối tượng. -Cả lớp -> thoải mái, tránh đồng loạt. -Cá nhân -> tự giác, linh động, sáng tạo, tự tin. -Nhóm -> hợp tác thích nghi, giúp đỡ trách nhiệm, giao tiếp học hỏi lẫn nhau, tự tìm tòi, tự phát hiện , tự chiếm lĩnh kiến thức. -Học sinh nhút nhát mạnh dạn hơn. -Học sinh hứng thú, tập trung, thi đua, vui vẻ, tích cực. -Tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên , sinh động và hiệu quả. -Lớp học trở nên thân thiện gần gũi đối với học sinh tạo cho các em có cảm giác mỗi ngày đến trường là một ngày vui. 2./Tình trạng hiện nay của công việc với thực trạng ban đầu: Trước đây: Học sinh làm việc theo nhóm chỉ là thay đổi theo một hình thức khác trong các hình thức tổ chức hoạt động trên lớp. Các nhóm chưa thể hiện được tính đoàn kết và tập trung chưa cao. Học sinh chỉ làm những bài tập nhỏ chưa thể hiện được tính chủ động sáng tạo và tự chiếm lĩnh kiến thức, còn mang tính hình thức, mờ nhạt. Hiện nay xã Triệu Sơn đang nằm trong vùng dự án tài trợ của chương trình Tầm nhìn Thế giới huyện Triệu Phong trong các lĩnh vực tài trợ thì có hỗ trợ phương pháp dạy học tích cực cho giáo viên trường Tiểu học trong vùng dự án hoạt động. Chương trình PTV huyện Triệu Phong và phòng GD-ĐT huyện đã phối kết hợp để triển khai các chuyên đề và phương pháp dạy học tích cực một cách hiệu quả. Với những điều kiện đã có được, bản thân tôi những năm vừa qua tôi đã mạnh dạn áp dụng hình thức học nêu trên nhiều hơn thì kết quả rất khả quan, qua hình thức cho học sinh học tập trên, môn học tôi đang giảng dạy kết quả thi cuối năm luôn đạt chất lượng cao. 3./Bài học kinh nghiệm: -Phương pháp dạy học theo nhóm được đánh giá là một phương pháp dạy học tích cực, hướng vào học sinh và đạt hiệu quả cao trong dạy học. Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, đồng thời phát huy cao độ khả năng hợp tác, giúp đỡ học tập lẫn nhau. Tuy nhiên mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu, nhược điểm riêng, do đó người giáo viên phải biết vận dụng sao cho phù hợp với đặc điểm riêng của lớp mình phụ trách. Phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định cho một tiết học nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lí và tổ chức thường xuyên để học sinh đã quen với hoạt động này thì mới có kết quả tốt. Phương pháp hoạt động nhóm cũng không phù hợp đối với lớp quá đông. Muốn tổ chức hoạt động nhóm thành công thì người giáo viên phải nhiệt tình nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, thiết kế hoạt động cho nhóm phù hợp, thay đổi hình thức chia nhóm gây hứng thú cho học sinh. Trên đây chỉ là một số ý kiến nhỏ của bản thân tôi về việc sử dung phương pháp dạy học theo nhóm trong các giờ học ở tiểu học. Rất mong đây sẽ là một trong những kinh nghiệm của bản thân được chia sẻ cùng đồng nghiệp và cũng hy vọng được sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp gần xa. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Triệu Sơn, ngày 12 Tháng 4 năm 2012 Ý KIẾN HỘI ĐỒNG Người thực hiện Trần Công Bỉnh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1./Tài liệu tập huấn 0xpam Anh về dạy học lấy học sinh làm trung tâm. 2./Phương pháp dạy học các môn ở tiểu học ( Nhà xuất bản giáo dục) 3./Tài liệu tập huấn “Phương pháp dạy học tích cực môn Khoa-Sử-Địa” do TNTG biên soạn.

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem lop 4 nam hoc 20112012.doc