Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 35 - Cô Hồng

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu.

2. Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể ( Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?) để củng cố, khắc sâu kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 35 - Cô Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý kiến. - GV cùng cả lớp trao đổi nhanh, thống nhất mẫu biên bản cuộc họp của chữ viết. - HS viết biên bản vào vở bài tập. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc biên bản. GV nhận xét chấm điểm một số biên bản. 5/ Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học . - Chuẩn bị cho tiết sau . Thể dục : Bài 70 tổng kết môn học I- Mục tiêu: Tổng kết môn học.Yêu cầu hệ thống được những kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học trong năm, đánh giá được sự cố gắng và những điểm còn hạn chế, kết hợp có tuyên dương, khen thưởng những học sinh xuất sắc. II- Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trong lớp học hoặc nhà tập. - Phương tiện: + Chuẩn bị nơi học sinh trình diễn và phương tiện (giáo viên cần sự kiến trước) + Kẻ bảng dưới đây. Hệ thống kiến thức kỹ năng Đội hình đội ngũ Bài thể dục phát triển chung Bài tập RLTTKNCB Môn thể thao tự chọn Trò chơi vận động Ôn: - - - - - Các động tác: - - - - - Ôn: - - 2. Học mới - - Ôn: - - 2. Học mới - - Ôn: - - 2. Học mới - - III- các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Mở đầu: 4 - 5 phút. - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút. - Vỗ tay, hát (nếu ngồi trong lớp) hoặc đi đều, hát: 2 - 3 phút. - Một số động tác khởi động (do giáo viên chọn): 1-2 phút. - Trò chơi (do giáo viên chọn): 1- 2 phút. Hoạt động 2: 22 - 24 phút. Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại các nội dung đã học trong năm học (theo từng chương) bằng hình thức cùng nhớ lại và sau đó giáo viên hoặc học sinh ghi lên bảng (theo bảng đã chuẩn bị). - Cho một số học sinh thực hành động tác (xen kẽ các nội dung trên) - Giáo viên đánh giá kết quả học tập và tinh thần thái độ của học sinh trong năm đối với môn thể dục. - Tuyên dương một số tổ, cá nhân Hoạt động 3: Kết thúc: 4 - 6 phút. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát : 2 - 3 phút. - Trò chơi (do giáo viên chọn): 1 - 2 phút - Giáo viên dặn dò học sinh tự ôn tập trong dịp hè, giữ vệ sinh và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Tiếng việt ôn tập cuối học kì II- tiết 5 I- Mục tiêu Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL(như tiết 1) Hiểu bài thơ trẻ con ở Sơn Mĩ, cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động,biết miêu tả một hình ảnh trong bài thơ. ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu : 1/ Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2/ Kiểm tra tập đọc và HTL ( số HS còn lại): Thực hiện như tiết 1 3/ Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của BT1. - GV giải thích: Sơn Mĩ là một xã thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quãng Ngãi, có thôn Mĩ Lai- nơi đã xảy ra vụ tàn sát Mĩ Lai mà các em đã biết qua bài kể chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai(tuần 4). - Cả lớp đọc thầm bài thơ. - GV nhắc HS: Miêu tả một hình ảnh không phải diễn lại bằng văn xuôi câu thơ, đoạn thơ mà là nói tưởng tượng, suy nghĩ mà hình ảnh thơ đó gợi ra cho các em. - 1HS đọc trước lớp những câu thơ gợi ra những hìh ảnh rất sống động về trẻ em. - 1HS đọc những câu thơ tả cảnh buổi chiều tốivà ban đêm ở vùng quê vem biển (từ Hoa xương rồng chói đỏ đến hết). - HS đọc kĩ từng câu hỏi; chọn một hình ảnh mình thích nhất trong bài thơ; miêu tả hình ảnh đó; suy nghĩ, trả lời miệngBT2. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. 4/ Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học . - Chuẩn bị cho tiết sau . Tiết 174: Luyện tập chung I. Mục tiêu Giúp HS tiếp tục củng cố về giải toán chuyển động đều, về tỉ số phần trăm và làm quen với cách giải một số dạng bài tập trắc nghiệm có nhiều lựa chọn. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu Phần 1: HS tự làm bài. Gọi HS nêu kết quả . Yêu cầu HS phân tích cách làm Bài 1: Khoanh vào C Bài 2: Khoanh vào A Bài 3: Khoanh vào B Phần 2. Cho HS tự giải. Gọi HS lên bảng chữa bài Bài 1: Bài giải Phân số chỉ tổng số tuổi con trai và con gái là: + = ( tuổi của mẹ) Coi tổng số tuổi của hai con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi của mẹ là: 18 x 20 : 9 = 40 (tuổi) Đáp số: 40 tuổi. Bài 2: Bài giải a. Số dân ở Hà Nội năm đó là: 2627 x 921 = 2419467 (người) Số dân ở Sơn La năm đó là: 61 x 14210 = 866810 (người) Tỉ số phần trăm của số dân ở Sơn La và số dân ở Hà Nội là 866810 : 2419467 = 0,3582... 0,3582... = 35,82% b. Nếu mật độ dân số của Sơn La là 100 người/km2 thì trung bình mỗi ki-lô-mét vuông sẽ có thêm: 100 - 61 = 39(người),khi đó số dân của tỉnh Sơn La tăng thêm là: 39 x 14210 = 554190 (người) Đáp số: a) khoảng 35,82%; 554 190 người. III. Dặn dò Về làm BT trong VBT Tiếng việt ôn tập cuối học kì II- tiết 6 I- Mục đích , yêu cầu 1. Nghe - viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ. 2. Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ. ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu 1/Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học . 2/ Nghe- viết: Trẻ con ở Sơn Mĩ- 11 dòng đầu - HS đọc thầm lại một dòng thơ. GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ thể tự do, những chữ các em dễ viết sai ( Sơn Mĩ, chân trời, bết...) - HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. GV chấm bài. Nêu nhận xét. 3/ Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài. - GV cùng HS phân tích đề, gạch dưới những từ ngữ quan trọng, xác định đúng yêu cầu của đề bài. Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mĩ”, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu theo một trong những đề bài sau: a) Tả một đám trẻ (không phải tả một đứa trẻ) đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò. b) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê. - HS suy nghĩ chọn đề tài gần gũi với mình. - HS nói đề tài mình chọn. - HS viết đoạn văn, tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình. Cả lớp và GV nhận xét , chấm điểm, bình chọn người viết bài hay nhất. 4/ Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra viết ở tiết sau. Kĩ THUậT Bài 29 Lắp ghép mô hình tự chọn (Tiết 3) I - Mục tiêu HS cần phải: - Lắp được mô hình đã chọn - Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được. II - Đồ dùng dạy học - Lắp sẵn 1 hoặc 2mô hình đã gợi ý trong SGK . - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III- Các hoạt động dạy – học * Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học * Hoạt động 3. Đánh giá sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em. - GV nêu những tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK). - Cử 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm theo 2 mức: hoàn thành (A), và chưa hoàn thành (B). Những HS hoàn thành sớm và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật hoặc những HS có sản phẩm mang tính sáng tạo (khác với mô hình gợi ý trong SGK.) được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+). - GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp. * Gợi ý hai mẫu mô hình lắp ghép. Gợi ý cách lắp bộ phận của hai mô hình trong SGK. Mẫu 1. Lắp máy bừa Mẫu 2. Lắp băng truyền * Củng cố dặn dò - Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập của HS . Kĩ THUậT Bài 29 Lắp ghép mô hình tự chọn (Tiết 3) I - Mục tiêu HS cần phải: - Lắp được mô hình đã chọn - Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được. II - Đồ dùng dạy học - Lắp sẵn 1 hoặc 2mô hình đã gợi ý trong SGK . - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III- Các hoạt động dạy – học * Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học * Hoạt động 3. Đánh giá sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em. - GV nêu những tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK). - Cử 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm theo 2 mức: hoàn thành (A), và chưa hoàn thành (B). Những HS hoàn thành sớm và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật hoặc những HS có sản phẩm mang tính sáng tạo (khác với mô hình gợi ý trong SGK.) được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+). - GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp. * Gợi ý hai mẫu mô hình lắp ghép. Gợi ý cách lắp bộ phận của hai mô hình trong SGK. Mẫu 1. Lắp máy bừa Mẫu 2. Lắp băng truyền * Củng cố dặn dò - Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập của HS . toán Tiết 175: Kiểm tra cuối năm học Kiểm tra theo phiếu của sở giáo dục Tiếng việt Kiểm tra cuối học kì II Khoa học Bài 70: ôn và kiểm tra cuối năm I- Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng: - Củng cố kiến thức đã học về sự sinh sản của động vật. Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khoẻ con người. - Củng cố một số kiến thức về bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng. - Nhận biết các nguồn năng lượng sạch. - Có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. II- đồ dùng dạy – học Hình trang 144,145, 146 ,147 SGK . III- Hoạt động dạy – học A/ Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước. B/ Dạy bài mới : * Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học * Cách tiến hành - HS làm bài tâp trong SGK. - GV chọn ra 10 HS làm nhanh và đúng để tuyên dương. Dưới đây là đáp án: Câu 1 1.1. Gián đẻ trứng vào tủ; bướm đẻ trứng vào bắp cải; ếch đẻ trứng dưới nước ao hồ; muỗi đẻ trứng vào chum, vại đựng nước; chim đẻ trứng vào tổ ở cành cây. 1.2. Để diệt trừ gián và muỗi ngay từ trứng hoặc ấu trùng của nó cần giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ; chum, vại đựng nước cần có nắp đậy,… Câu 2 Tên giai đoạn còn thiếu trong chu trình sống của con vật ở từng hình như sau: a)Nhộng b)Trứng c) Sâu. Câu 3.Chọn câu trả lời đúng g) Lợn Câu 4. 1-c; 2-a ; 3-b. Câu 5. ý kiến b Câu 6. Đất ở sẽ bị xói mòn, bạc màu Câu 7. Khi rừng đầu nguồn bị phá huỷ, không còn cây cối giữ nước, nước thoát nhanh, gây lũ lụt. Câu 8. Chọn câu trả lời đúng. d) Năng lượng từ than đá, xăng, dầu, khí đốt,… Câu 9. Năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta: năng lượng mặt trời, gió, nước chảy. C/ Củng cố dặn dò. GV đánh giá kết quả làm việc của HS, tuyên dương những HS làm tốt. (Kiểm tra theo phiếu của sở GD-ĐT.)

File đính kèm:

  • docTKBDL5 - TUAN 35 HONG.doc