Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần học 29

Bài mới: (3p)

Giới .Giới thiệu chủ điểm và bài bài tập đọc.

ĐD: Tranh chủ điểm và tranh bài tập đọc. Từ hôm nay, các em học chủ điểm mới - chủ điểm Nam và nữ. Những bài học trong chủ điểm này giúp các em hiểu về sự bình đẳng Nam nữ và vẻ đẹp riêng về tính cách của mỗi giới. Trong bài tập đọc mở đầu chủ điểm - truyện Một vụ đắm tàu, các em sẽ làm quen với hai nhân vật tiêu biểu cho hai giới: Đó là cậu bé Ma-ri-ô mạnh mẽ,cao thượng và cô bé Giu-li-ét-ta tốt bụng, dụi hiền.

GV đưa tranh lên và gới thiệu về chủ điểm và bài đọc. HS quan sát tranh minh hoạ.

 

doc20 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần học 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính: Bài làm của các em đã có nhiều tiến bộ so với các bài viết trước. Trong bài văn đã biết sử dụng hình ảnh so sánh và phép nhân hoá. -Những thiếu sót, hạn chế: Một số em làm bài chưa sát với đề bài, chưa nêu được công dụng của cây, hoa hoặc trái. Chưa làm toát lên những nét riêng biệt của từng loại cây. GV thông báo số điểm cụ thể. Hoạt động 2: (20p) Chữa bài MT: Biết tham gia sữa lỗi chung; biết tự sửa lỗi cô yêu cầu; phát hiện và sửa lỗi đã mắc trong bài làm của mình; biết viết lại một đoạn văn trong bài làm của mình cho hay hơn. ĐD: Bảng phụ ghi một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp. PP: Thảo luận, thực hành.. Hướng dẫn chửa lỗi chung -GV treo bảng phụ đã ghi sẵn các lỗi sai của HS. Một vài em lên bảng sửa lỗi. Lớp nhận xét. -GV nhận xét + khẳng định các lỗi HS đã chữa đúng (nếu HS sửa còn sai, GV sửa lại cho đúng) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài -HS đọc lời nhận xét của GV và tự sửa lỗi. HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi. -GV theo dõi, kiểm tra. Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn , bài văn hay. -GV đọc những bài văn, đoạn văn hay. -HS lắng nghe, trao đổi, thảo luận cùng bạn về cái hay, cái đáng học của bài văn, đoạn văn. Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn -Mỗi HS chọn một đoạn văn trong bài, viết chưa hay, chưa đạt viết lại cho hay hơn. -Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết lại. -GV nhận xét + chấm một số đoạn hay các em vừa viết lại. Củng cố, dặn dò: (3p) -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn. -Về nhà chuẩn bị trước bài học của tiết Tập làm văn sau. Toán: Ôn tập về đo độ dài và khối lượng (tiếp theo) Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) GV chấm điểm ở VBT GV nhận xét + ghi điểm Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học Bài mới: Hoạt động 1: (10p) Hướng dẫn HS làm BT1 MT: Giúp HS ôn tập, củng cố viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân. ĐD: Bảng nhóm. PP: Động não, thực hành. -Một HS đọc yêu cầu của bài tập. GV yêu cầu HS nêu cách làm. Nếu lớp lúng túng, GV có thể hướng dẫn bài mẫu. Chẳng hạn: 2km 79m = 2,079km vì 2km 79m = 2km = 2,079km. -HS tự làm bài vào vở, 2 HS làm bài vào bảng nhóm. -HS làm bài trên bảng nhóm trình bày trên bảng, lớp nhận xét. GV yêu cầu vài HS trình bày cách làm bài. -GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS. Hoạt động 2: (8p) Hướng dẫn HS làm BT2. MT: Giúp HS ôn tập, củng cố viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. ĐD: Bảng nhóm PP: Động não, thực hành -Một HS đọc đề bài toán. -Bài tập 2 tương tự bài tập 1 nên HS tự làm bài tập vào vở. -GV phát bảng nhóm cho 2HS làm, mỗi em làm một phần. -GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. -HS làm bài trên bảng nhóm trình bày kết quả, lớp nhận xét. -HS dưới trao đổi vở cho nhau để kiểm tra. -GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng: a) 2kg 350g = 2,350kg = 2,35kg 1kg 65g = 1,065kg b) 8tấn 760kg = 8,760tấn = 8,76tấn 2tấn77kg = 2,77tấn Hoạt động 3: (8p) Hướng dẫn HS làm BT3 MT: Củng cố mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và khối lượng thông dụng. ĐD: Phiếu bài tập. PP: Động não, thực hành. -GV cho HS tự làm bài tập vào vở. -GV phát phiếu bài tập 3 cho 2 HS làm. -GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. -HS làm bài trên phiếu dán lên bảng lớp -Cả lớp nhận xét. -GV yêu cầu HS giải thích cách làm. Chẳng hạn: 0,5m = 50cm vì 0,5m = 0dm 50m = 50cm. -GV nhận xét, khẳng định cách làm của HS, nếu HS trình bày chưa đúng thì GV chữa. Hoạt động 4: (8p) Hướng dẫn HS làm BT4 MT: Củng cố mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và khối lượng thông dụng. ĐD: Bảng nhóm. PP: Động não, thực hành. -HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào vở bài tập. -HS trình bày bài làm. -GV yêu cầu HS nêu cách làm. Nếu HS lúng túng, GV hướng dẫn. Chẳng hạn: 3576m = 3000m + 576m = 3km 576m = 3 km = 3,576km. Khi trình bày bài làm, HS chỉ cần trình bày: 3576m = 3,576km. -GV nhận xét bài làm của HS và chốt lại kết quả đúng. Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét tiết học. Về nhà làm bài vào VBT. Ôn lại đơn vị đo diện tích. Hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp. Các hoạt động Cách tiến hành Hoạt động 1: (7p) Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần qua MT : Nhằm tuyên dương những tổ và cá nhân xuất sắc ĐD: Bảng theo dõi, đánh giá -Lớp trưởng lên đánh giá quá trình hoạt động của lớp trong tuần qua, cũng như trong tháng 3: Nêu được những việc làm được và chưa làm được trong tuần, cũng như kế hoạch của tháng. Hoạt động 2: (10p) Thảo luận, rút kinh nghiệm. MT : Rèn ý thức phê và tự phê. PP: Hoạt động cả lớp. -HS phát biểu ý kiến cho bản đánh giá của lớp -HS bình chọn tổ và cá nhân xuất sắc. -GV nhận xét, đánh giá: Trong tuần qua, lớp học của chúng ta vẫn chưa có tiến bộ nhiều, nhiều em đến lớp vẫn chưa thuộc bài, việc chuẩn bị bài mới chưa chu đáo. Chưa tự giác vệ sinh lớp học. Trong các tuần vừa rồi nhiều em bị ốm nên tỉ lệ chuyên cần chưa đảm bảo. Một số em bị ố chưa thi giữa kì II đã được thi. Thu nộp còn chậm. Hoạt động 3: (10p) Phương hướng MT: Đề ra kế hoạch tuần tới. PP: Thảo luận -GV đề ra kế hoạch tháng và tuần tới: + Thi đua học tập tốt để có kết quả cao trong những tuần còn lại. + Tiếp tục rèn luyện chữ viết và thay đổi không gian lớp học. + Củng cố lại nề nếp HS của trong những tuần còn lại. + Hoàn thành tiền đợt 2. -HS phát biểu ý kiến để xâu dựng bản phương hướng thêm hoàn thiện. Tổng kết: (3p) -HS nhắc lại phương hướng tuần tới. -HS sinh hoạt văn nghệ. -GV nhận xét chung. Đạo đức: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) H: Em hãy cho biết trụ sở của Liên Hợp Quốc được đóng ở đâu? Em có hiểu biết gì về Liên Hợp Quốc? GV nhận xét, khen ngợi những HS đã nêu được những câu trả lời đúng. Hoạt động 1: (12p) Chơi trò chơi Phóng viên MT: HS biết tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam; biết một vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam. ĐD: Thông tin tham khảo; Mi-crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên. PP: Trò chơi. -GV phân công một số HS thay phiên nhau đóng phóng viên (có thể là phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong, phóng viên đài truyền hình, phóng viên đài phát thanh,...) và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến tổ chức của Liên Hợp Quốc. Ví dụ: + Liên Hợp Quốc được hình thành khi nào? + Trụ sở Liên Hợp Quốc đóng ở đâu? + Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc từ khi nào? + Bạn hãy kể tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam mà bạn biết. + Bạn hãy kể tên một việc làm của Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em. + Bạn hãy kể tên một hoạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt hoặc ở địa phương mà bạn biết. + .... -HS tham gia chơi. -GV nhận xét, khen những HS có câu trả lời hay. Nếu HS không trả lời được, GV cung cấp thêm thông tin cho các em. Hoạt động 2: (15p) Triển lãm nhỏ. MT: Củng cố bài. ĐD: Tranh, ảnh, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam. PP: Thảo luận, thuyết trình. -GV hướng dẫn các nhóm HS trưng bày trnh, ảnh, bài báo,...về Liên Hợp Quốc đã sưu tầm được xung quanh lớp học. -Cả lớp đi xem, nghe giới thiệu và trao đổi. -GV khen các nhóm HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu hay và nhắc nhở HS thực hiện nội dung bài học. Củng cố, dặn dò:(4p) GV nhận xét tiết học. Về nhà tìm hiểu và sưu tầm thêm tranh, ảnh, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam. Tìm hiểu thêm thông tin về Liên Hợp Quốc. Địa lí: Châu Đại Dương và châu Nam Cực. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (4p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -H: Châu Mĩ đứng thứ mấy về dân số trong các châu lục? GV nhận xét + Ghi điểm Châu đại dương Hoạt động 1: (10p) Vị trí địa lí, giới hạn. MT: HS nêu được đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí và xác định được trên bản đồ địa lí giới hạn của châu Đại Dương. ĐD: Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương; Quả Địa cầu. PP: Quan sát, động não. Bước 1:-HS dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK: + Trả lời câu hỏi: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào? + Trả lời các câu hỏi ở mục a trong SGK. Bước 2:-HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí, giới hạn của châu Đại Dương. -GV chỉ trên quả địa cầu vị trí địa lí của châu Đại Dương. Chú ý đường chí tuyến Nam đi qua lục địa Ôt-xtrây-li-a, còn các đảo và quần đảochủ yếu nằm trong vùng các vĩ độ thấp. Hoạt động 2: (8p) Đặc điểm tự nhiên MT: HS nêu được những đặc điểm tiêu biểu về đặc điểm tự nhiên của Ôt-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo. ĐD: Tranh ở SGK phóng to (trong bộ đồ dùng) Phiếu bài tập PP: Quan sát, động não. Bước 1: HS dựa vào tranh ảnh, SGK thảo luận theo nhóm để hoàn thành bảng sau: Khí hậu Thực, động vật Lục địa Ôt-xtrây-li-a Các đảo và quần đảo Bước 2: -Các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời; gắn các bức tranh vào vị trí của chúng trên bản đồ. Hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế. MT: HS nêu được những đặc điểm nổi bật về dân cư và kinh tế của châu Đại Dương. ĐD: Tranh ảnh về dân cư của châu Đại Dương. PP: Quan sát, động não. Làm việc cả lớp -HS dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi: + Về dân số, châu Đại Dương có gì khác so với các châu lục khác? + Dân cư ở lục địa Ôt-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau? + Trình bày đặc điểm kinh tế của Ôt-xtrây-li-a. -HS trả lời các câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung. -GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Hoạt động 4: (10p) Châu Nam Cực MT: HS nêu được đặc điểm tiêu biểu và xác định được vị trí địa lí trên bản đồ của châu Nam Cực. ĐD: Bản đồ châu Nam Cực. PP: Quan sát, thảo luận Bước 1: HS dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh, thảo luận theo nhóm trả lời các câu của mục 2 trong SGK. -Cho biết: + Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực. + Vì sao châu Nam Cực không có dân cư sinh sống thường xuyên? Bước 2: HS chỉ trên bản đồ vị trí địa lí của châu Nam Cực, trình bày kết quả thảo luận. GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Củng cố, dặn dò: (2p) -Cho HS thi gắn các bức ảnh vào vị trí của chúng trên bản đồ.GV nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docTuan 29.doc
Giáo án liên quan