- Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Các KNS cần GD: KN đảm nhận trách nhiệm, KN phê phán.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 32 - Cô Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
________________
Luyện từ và câu
Tiết 63 ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
I. Mục tiêu .
- Tiếp tục luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong văn viết.
- Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được các tác dụng của dấu phẩy.
- Các KNS cần GD: KN tìm kiếm và xử lý thông tin.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Kiểm tra bài cũ :
- GV viết lên bảng 2 câu văn có dùng dấu phẩy,yêu cầu HS nêu tác dụng của dấu phẩy.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài :GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1:
- HS đọc nội dung của BT1. GV mời 1HS đọc bức thư đầu , trả lời: Bức thư đầu là của ai? (...là của anh chàng đang tập viết văn).
- GV mời 1 hS khác đọc bức thư thứ hai, trả lời: Bức thư thứ hai là của ai? (...là thư trả lời của Bớc-na Sô).
- Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Dấu chấm và dấu phẩy, điền dấu chấm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong hai bức thư còn thiếu dấu.
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét và bổ sung . GV chốt lời giải đúng.
Bức thư 1:
“ Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số tác phẩm mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.”
Bức thư 2:
Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm. Dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh.”
Bài tập 2:
- 1 HS đọc yêu cầu của BT 2.
- Cả lớp suy nghĩ làm bài.
- HS trình bày kết quả . Cả lớp nhận xét và bổ sung.
Câu: Vào giờ ra chơi, sân trường rất nhộn nhịp.
Tác dụng của dấu phẩy:
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học .
- Chuẩn bị cho tiết sau .
___________________________________________________________________
Địa lí
Tiết 32 huyện tĩnh gia, xã phú lâm
I. Mục tiêu
- Giúp HS có những kiến thức cơ bản , khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, con người và các hoạt động kinh tế- xã hội diễn ra ở địa phương mình.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Tĩnh Gia
III. Các hoạt động dạy
- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu huyện Tĩnh Gia
1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
- Vị trí: Tĩnh Gia nằm ở khu vực đồng bằng của tỉnh Thanh Hoá, huyện Tĩnh Gia có diện tích là 43,133 ha, tỉ lệ phát triển dân số là: 2,53%, phía bắc tiếp giáp với huyện Quảng Xương, phía nam giáp với Tỉnh Nghệ An, phía tây giáp với hai huyện Như Xuân và Nông Cống, phía đông giáp với biển Đông
- Sự phân chia hành chính : Được chia thành 34 xã : Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Triêu Dương, Ngọc Lĩnh, Hải Châu, Hải Ninh, Hải An, Các Sơn, Anh Sơn, Hùng Sơn, Tân Dân, Hải Lĩnh, Ninh Hải, Định Hải, Hải Nhân, Hải Hoà, Bình Minh, Nguyên Bình, Hải Thanh, Xuân Lâm, Trúc Lâm, Mai Lâm, Hải Bình, Tĩnh Hải, Hải Yến, Hải Thượng, Hải Hà, Nghi Sơn, Tân Trường, Trường Lâm, Tùng Lâm, Phú Lâm, Phú Sơn và 1 Thị Trấn
2. Địa lí tư nhiên, dân cư và kinh tế
- Khí hậu biểu hiện khá rõ yếu tố khí hậu nhiệt đới
- Tĩnh Gia là một huyện thuần nông
- Tổng dân số: 189,792 người. Mật độ dân số: 440 người/km2
Hoạt động 2: Tìm hiểu xã Phú Lâm.
- Địa lí hành chính: Xã Phú Lâm giáp với Phú Sơn , Trúc Lâm.
- Địa lí tự nhiên
- Tổng diện tích đất tự nhiên do xã quản lí là: …… ha trong đó đất canh tác …… ha, đất ở ……… ha.
- Địa hình đất đai: Có nhiều đồi núi.Có rừng phòng hộ
- Tổng số dân là: …….người. Tỉ lệ sinh là …….
- Xã gồm có 9 thôn.
- Là một xã thuần nông, chủ yếu làm ruộng
- HS tìm vị trí xã Phú Lâm trên bản đồ
Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS ghi nhớ những kiến thức đã học.
___________________________________________________________________
Tập làm văn
Tiết 63 trả bài văn tả con vật
I. Mục đích ,yêu cầu :
- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vậy theo đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
- Các KNS cần GD: KN đảm nhận trách nhiệm, KN tìm kiếm và xử lý thông tin.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1.Kiểm tra bài cũ
- HS đọc lại dàn ý của một bài văn tả cảnh mà các em đã hoàn chỉnh ở nhà..
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học.
Hoạt động 1: GV nhận xét kết quả bài viết của HS
- GV viết đề bài lên bảng; hướng dẫn HS phân tích đề: kiểu bài (tả con vật), đối tượng miêu tả (con vật với những đặc điểm tiêu biểu vè hình dáng bên ngoài, về hoạt động).
- Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
+ Những ưu điểm chính.
+ Những thiếu sót, hạn chế.
- Thông báo điểm số cụ thể.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài
- GV trả bài cho từng HS.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc các nhiệm vụ 2,3,4 của tiết trả bài văn tả con vật.
+ Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- GV ghi sẵn các lỗi cần chữa lên bảng phụ.
- Một số hS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
- Cả lớp trao đổi về bài chữa.
+ Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài.
- HS đọc lời nhận xét trong bài, viết vào vở bài tập các lỗi trong bài làm theo từng loại lỗi, sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại.
+ Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS.
- HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học tập của đoạn văn, bài văn.
+ HS chọn viết lại một đoạn cho hay hơn.
- Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau .
___________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 18 tháng 4 năm 2014
Toán
Tiết 160 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Ôn tập, củng cố và rèn luyện kỹ năng tính chu vi, diện tích một số hình.
- Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.
- Làm được bài tập 1, 2, 4 SGK. HS khá giỏi làm thêm bài 3
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ:
+ Nêu cách tính chu vi, diện tích một số hình đã học.
+ HS lên bảng viết công thức tính.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu: Dựa vào tỉ lệ bản đồ 1: 1000, học sinh tìm được kích thước thật của sân bóng, rồi áp dụng công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật để tính.
Chiều dài sân bóng là:
11 x 1000 = 11000 (cm)
11000cm = 110m.
Chiều rộng sân bóng là:
9 x 1000 = 9000 (cm)
9000cm = 90m
Chu vi sân bóng là:
( 110 + 90) x 2 = 400 (m)
Diện tích sân bóng là:
110 x 90 = 9900 (m2)
Bài 2:
- Từ chu vi yêu cầu học sinh tính được cạnh hình vuông, rồi tính được diện tích hình vuông.
- Cạnh hình vuông là: 48 : 4 = 12 (m)
- Diện tích hình vuông là: 12 x 12 = 144 (m2)
Bài 3: ( HS khá giỏi làm)
- Gợi ý cho HS: Trước hết tính diện tích thửa ruộng hính chữ nhật, sau đó tính số thóc thu hoạch được.
Bài 4:
- Tiến hành tương tự bài 3
- Đáp số: 10 cm.
Dặn dò: Về làm bài tập trong VBT.
_____________________________________
Luyện từ và câu
Tiết 64 ôn tập về dấu câu
(Dấu hai chấm )
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, nắm được tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.
- Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
- Các KNS cần GD: KN tìm kiếm và xử lý thông tin.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Kiểm tra bài cũ :
- HS làm lại bài tập 2 của tiết trước .
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài :
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của BT1 . Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV dán lên bảng tờ phiéu viết nội dung cần nhớ về dấu hai chấm,1-2 HS đọc lại.
- GV hướng dẫn HS cách làm bài.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu văn
Tác dụng của dấu hai chấm
a) Một chú công an vỗ vai em:
- Cháu qủa là người gác rừng dũng cảm!
b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
- Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Bài tập 2:
- HS đọc nội dung của BT2.Cả lớp đọc thầm từng khổ thơ, từng câu văn, xác định chỗ dẫn lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm. HS suy nghĩ làm bài.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3:
- HS đọc nội dung của bài.
- HS suy nghĩ, làm bài.
- Gọi HS chữa bài. Cả lớp nhận xét. GV chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học .
- Chuẩn bị cho tiết sau .
Tập làm văn
Tiết 64 tả cảnh (kiểm tra viết )
I. Mục đích, yêu cầu :
- HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- Các KNS cần GD: KN quản lý thời gian KN đảm nhận trách nhiệm
II. Đồ dùng dạy học:
- Dàn ý cho đề văn của mỗi HS ( đã lập từ tiết trước)
- Một số tranh ảnh gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
- Giới thiệu bài : Bốn đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh hôm nay cũng là 4 đề của tiết Ôn tập về tả cảnh cuối tuần 31. Trong tiết học của tuần trước, mỗi em đã lập dàn ý và trình bày miệng bài văn tả cảnh theo dàn ý. Tiết học này cá em sẽ viết hoàn chỉnh bài văn.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài
- Một HS đọc 4 đề bài trong SGK.
GV nhắc HS:
+ Nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập.Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có thể chọn 1 đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn cần kiểm tra lại dàn ý rồi viết lại cho hoàn chỉnh bài văn.
Hoạt động 2: HS làm bài.
- HS làm bài vào vở.
Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS chuẩn bị nội dung cho tiết TLV sau: Ôn tập về tả người ( chọn đề bài, quan sát đối tượng các em sẽ miêu tả).
____________________________________
File đính kèm:
- TKBDL5- TUAN 32 HONG.doc