Thiết kế bài dạy lớp 4 Tuần 5 - 7 Năm học 2011 – 2012

1.Kiến thức : Hiểu nghĩa các từ ngữ :bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh

 Biết tóm tắt câu chuyện và nêu ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói sự thật.

2.Kỹ năng :

 Đọc đúng : gieo trồng, truyền ngôi, lo lắng, sững sờ, cao tuổi .

 Đọc trơn toàn bài, biết đọc phân biệt lời các nhân vật và lời người kể chuyện, đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.

 3 GDKNS : Con người phải yêu thương, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau, trong lúc hoạn nạn, rủi ro .

 

doc132 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 4 Tuần 5 - 7 Năm học 2011 – 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Kiến thức : Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian. - Kỹ năng : Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyệ theo trình tự thời gian. - Thái độ : Giáo dục HS lòng say mê văn học, tính sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: + 1 tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển 1 lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể. + 1 tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đầu đaọn 1, 2 của câu chuyện “Ở vương quốc Tương Lai” theo cách kể 1 (kể theo trình tự thời gian), Lời mở đầu đoạn 1, 2 theo cách kể 2 (kể theo trình tự không gian). - HS : Xem bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ : Luyện tập phát triển câu chuyện. Các câu mở đầu đoạn văn đúng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian? 2. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học Hoạt động 3: Củng cố cách mở đầu cho các cách kể. Mục tiêu: Nắm cách viết câu mở đầu đoạn văn cho từng cách kể. Cách tiến hành : GV dán bảng tờ phiếu so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1, 2 (kể theo trình tự thời gian/ kể theo trình tự không gian) Từng cặp HS suy nghĩ, tập kể theo trình tự không gian. 2, 3 HS thi kể. GV nhận xét, chốt lời giải đúng. + Về trình tự sắp xép các sự việc, có thể kể đoạn trong công xưởng xanh trước trong khu vườn kì diệu sau hay ngược lại. + Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. Nêu sự khác nhau giữa 2 cách kể chuyện: Theo trình tự thời gian và theo trình tự không gian (về trình tự sắp xếp các sự việc, về từ ngữ nối đoạn). Nhận xét tiết học, dặn HS: - Về viết vào vở 1 hoặc 2 đoạn văn hoàn chỉnh. - Chuẩn bị: Luyện tập phát triển câu chuyện. Luyện Toán GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT. I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Giúp HS có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt. + Dùng ê-ke để kiểm tra góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt. - Kỹ năng : Rèn kĩ năng phân biệt góc nhọn,góc tù,góc bẹt. - Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, khoa học, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV : ê-ke, bảng vẽ các góc nhọn, HS : SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập. Nêu đặc điểm của góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt ( 3- 4 HS ). GV nhận xét kết luận. Hoạt động 2: Thực hành. Mục tiêu: Giúp HS biết sử dụng êke để kiểm tra góc và phân biệt được góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Cách tiến hành : HS đại trà: ( Vở BT in ) Bài 1: HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài toán. Gv gọi HS lên bảng đo và chỉ ra các góc. HS nhận biết được góc nào là góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt. HS khác nhận xét. GV nhận xét, kết luận bài làm đúng. Bài 2: HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài toán Hs dùng eke kiểm tra các góc của tam giác Yêu cầu HS nêu được hình tam giác nào là hình tam giác có ba góc nhọn, có góc vuông và có góc tù HS khác nhận xét GV nhận xét- kết luận lời giải đúng. Bài 2- 3: BTBTNC, trang 31( Dành cho HS K- G ). - GV hướng dẫn HS làm bài và chữa bài. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : “Hai đường thẳng vuông góc”. --------------------------------------------------------------------------------------- Luyện toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS luyện tập củng cố về: - Kiến thức : Giúp HS có biều tượng về 2 đường thẳng vuông góc biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh. - Kỹ năng : Biết dùng êke để kiểm tra 2 đường thẳng có vuông góc với nhau không. - Thái độ : Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Êke to, sách toán lớp 4. HS : Ê ke nhỏ, sách toán + vở BT toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu tiết học. 2. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS Luyện tập: Mục tiêu: Giúp HS biết dùng êke để kiểm tra 2 đường thẳng có vuông góc không. Cách tiến hành : Bài 1: GV vẽ lên bảng 2 hình a, b như bài tập trong VBT in. GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? GV yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra. GV yêu cầu HS nêu ý kiến. Vì sao em nói 2 đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau? Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bàivà nêu yêu cầu của bài tập GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu H suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD vào VBT. GV nhận xét và kết luận về đáp án. Bài 3: GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài. GV yêu cầu HS trình bày bài làm trước lớp. Bài 4: GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò. Cách tiến hành : Tìm một số hình có 4 góc vuông. Nhận xét tiết học Chuẩn bị: Hai đường thẳng song song. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TUẦN 8 I . MỤC TIÊU: - Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới . - Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động . - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể . II. CHUẨN BỊ: - Báo cáo tuần 8 . Kế hoạch tuần 9. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Hát tập thể . 2. Báo cáo công tác tuần 8 : - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua . - Lớp trưởng tổng kết chung . - Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến bổ sung, kết luận chung. 3. Triển khai công tác tuần 9 : - Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam. + Học tập tốt dành nhiều điểm 9-10 tặng các bà các mẹ chị và cô. + Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. - Tích cực bảo vệ và chăm sóc hoa. - Thực hiện tốt các nề nếp và các hoạt động đội. 4. Sinh hoạt tập thể : - Tiếp tục hát tập thể, cá nhân. - Chơi trò chơi : Tìm bạn thân . 5. Tổng kết : - Hát kết thúc . - Chuẩn bị : Tuần 9 . - Nhận xét tiết học. Lịch sử ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN. I. MỤC TIÊU: - Kiến thức : HS nắm được sau khi Ngô Quyền mất đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh kéo dài Đinh Bộ Lĩmh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. - Kỹ năng : Kể lại được diễn biến trận đánh dẹp 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh. - Thái độ : Tự hào về anh hùng và lịch sử dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Tranh SGK phóng to, phiếu học tập cho HS. HS : SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ : Nêu diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng? Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới : - Giới thiệu bài : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Hoạt động 1 : Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất. Mục tiêu: Nắm được tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất. Cách tiến hành Ngô Quyền trị vì đất nước được bao lâu? Sau khi ông mất tình hình nước ta như thế nào? GV chốt ý: Tình hình nước ta lúc ấy rất lộn xộn phức tạp ® bọn giặc thì lăm le bờ cỏi. Hoạt động 2: Trận dẹp loạn 12 sứ quân. - Mục tiêu: Nắm được diễn biến và kết quả của cuộc dẹp loạn 12 sứ quân. - Cách tiến hành : Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh? Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì? Theo em vì sao nhân dân ủng hộ Đinh Bộ Lĩnh? * GV yêu cầu HS so sánh tình hình đất nước trước và sau khi thống nhất. GV cho các nhóm làm việc và trình bày trước lớp. Hoạt ̣động 4: Củng cố, dặn dò. Kể lại diễn biến trận đánh Đinh Bộ Lĩnh dẹp 12 sứ quân. Chuẩn bị: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất. Ngày soạn, ngày 11 tháng 10 năm 2011 Ngày dạy, Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011 Toán TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng - Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh. 2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng áp dụng tính chất kết của phép cộng tính đúng, nhanh. 3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, khoa học, cẩn thận. II. CHUẨN BỊ: GV: bảng phụ kẻ sẵn có nội dung bài mới. HS: SGK Toán 3, vở nháp, vở làm bài tập. III. CÁC HĐ DẠY HỌC: 1. Khởi động : Hát tập thể 2. Kiểm tra bài cũ: Tính giá trị của biểu thức a + b + c nếu: A = 125; b = 5; c = 18 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp nhận xét, GV bổ sung ghi điểm. 3. Bài mới Hoạt động 1 : Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. MT: HS nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng. Cách tiến hành : - GV: Bạn nào biết chúng ta đã được học tính chất nào của phép cộng? Em nêu lại tính chất ấy cho cả lớp nghe nào? Hs nêu – HS khác nhận xét – Gv cùng cả lớp khen bạn. - GV: Chúng ta đã được học tính chất giao hoán của phép cộng. Hôm nay cô srx giới thiệu với các em một tính chất khác của phép cộng. Các em cùng theo dõi nhé. - GV: ( mở bảng phụ) - Mời 1HS đọc bảng số. - GV nêu yêu cầu: * Các em thực hiện tính giá trị của biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) trong tứng trường hợp để điền vào bảng. - 3 HS lần lượt lên bảng lam bài, dưới lớp nháp bài để nhận xét. * So sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) ? GV: Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào với giá trị của biểu thức a + (b + c) ? ( HS trả lời) GV: Vậy ta có thể viết: (a + b) + c = a + (b + c) - Vậy từ công thức này bạn nào có thể rút ra được tính chất của bài học. - GV (giới thiệu và ghi đầu bài): Đó là tính chất kết hợp của phép cộng. GV nêu ví dụ về tính chất kết hợp của phép cộng. Chẳng hạn : 185 + 99 + 1 làm thế nào để tính nhanh ? Hoạt động 2: Thực hành. MT: HS vận dụng các kiến thức vừa học vào luyện tập thực hành. Cách tiến hành : Để nắm vững hơn về bài học hôm naycoo mời cả lớp mỏ SGK trang 45 làm bài tập. Bài 1: - HS nêu Y/C của bài (2em) - thực hiện câu a và giải thích cách làm bài tập này. - GV quan sát, nhận xét. Bài 2: - Yêu cầu xác định đề bài. • Đề bài cho gì? (Số tiền nhận được của mỗi ngày.) • Đề bài hỏi gì? (Số tiền của cả ba ngày.) • Muốn tìm số tiền cà ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được ta tính như thế nào? HS dưới lớp làm bài vào vở 1HS lên bảng làm bài. HS nhận xét, GV bổ sung, khen. Bài 3 : - HS nêu Yêu cầu của bài. HS làm bài. - Yêu cầu HS nêu cách làm và cho biết tính chất của phép tính đó. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. - HS nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng (3em). - Nhận xét, tuyên dương. - GV Nhận xét tiết học và giao nhiệm vụ.

File đính kèm:

  • docGIAO LOP 4 KHAI 2011-2012.doc
Giáo án liên quan