Thiết kế bài dạy - Lớp 2A2 Tuần 20 Năm học 2008- 2009

* GV nêu phương hướng tuần sau:

- Duy trì mọi nền nếp.

- Tích cực học mới ôn cũ, bổ sung kiến thức hổng cho các bạn yếu.

- Đi học chuyên cần trước và sau tết, nghỉ tết an toàn, khoẻ mạnh.

- Tiết kiệm nuôi lợn siêu trọng, giúp đỡ bạn khó khăn, hưởng ứng tết trồng cây.

 

doc25 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy - Lớp 2A2 Tuần 20 Năm học 2008- 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lầm: Thực hiện thứ tự các phép tính bài 2 sai. Lời giải, phép tính bài 3 sai. 3.Hoạt động 3: Củng cố dặn dò (3’) Đặt 1 đề toán giải bằng 1 phép nhân ở bảng nhân 4 *Rút kinh nghiệm sau giờ dạy. ....................................................................... ....................................................................... ………………………………………......... Tiết 3: Luyện từ và câu Từ ngữ về thời tiết . Đặt và trả lời câu hỏi: khi nào?dấu chấm, dấu chấm than I. Mục tiêu - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về thời tiết. - Rèn kĩ năng đặt câu hỏi với cụm từ chỉ thời điểm: Bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho : Khi nào? - Dùng dấu chấm, dấu chấm than trong ngữ cảnh. - Học sinh yếu: II. Đồ dùng dạy học - G: Bảng phụ ghi bài 3 - H: VBT III. Các hoạt động dạy học A. KTBC - Không KT B. Dạy bài mới 1. GTB (1-2’) 2. Hướng dẫn bài tập (28-30’) Hoạt động thầy hoạt động trò Bài 1: VBT (10’) - Gọi nhiều học sinh nêu miệng, GV nhận xét chốt câu trả lời đúng: Bài 2: Trao đổi cặp (13-15’) - Thay cụm từ khi nào trong câu hỏi bằng cụm từ nào? + Em nào có cách thay khác? + Cụm từ khi nào trong câu mẫu được thay bằng cụm từ nào? - Tương tự như vậy các em hãy thảo luận câu b,c,d theo nhóm cặp 2’. Các em hãy chú ý câu hỏi có cụm từ khi nào là câu hỏi về thời điểm xảy ra sự việc. *Chú ý câu c: Nếu hỏi mấy giờ là hỏi về lượng thời gian làm bài chứ không phải hỏi về thời điểm làm bài. Lưu ý cách thay câu hỏi có cụm từ khi nào bằng các cụm từ chỉ thời điểm thích hợp Bài 3: SGK (7') - Treo bảng phụ, 1 học sinh lên bảng làm. + Khi nào ta dùng dấu chấm? + Dấu chấm than được dùng ở cuối câu văn nào? - Đọc yêu cầu - Học sinh làm BT. Mùa xuân: ấm áp Mùa hạ: oi nồng, nóng bức Mùa thu: se se lạnh Mùa đông: lạnh giá, mưa phùn gió bấc - H đọc yêu cầu - Bài tập yêu cầu gì? - Bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ - 1 học sinh đọc mẫu. - Bao giờ, tháng mấy, lúc nào, mấy giờ - Dãy1: câu b, dãy 2: câu c, dãy 3: câu d - Học sinh thực hành - Đọc yêu cầu - Học sinh dưới lớp làm VBT 3. Củng cố, dặn dò (3') - GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Tìm dấu - Luật chơi: GV nói 1 câu, các nhóm phải tìm ra sau câu đó là dấu gì, nhóm nào có tín hiệu nói trước thì giơ tay. Nếu nói đúng thì được 10 điểm, nếu sai trừ 5 điểm. - NX tiết học, dặn dò. …………………………………............... Tiết 4: Tập Viết Chữ hoa: q I. mục tiêu - Biết viết chữ cái hoa Q cỡ vừa và nhỏ. - Biết viết ứng dụng câu: Quê hương tươi đẹp, cỡ nhỏ. Yêu cầu chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng qui định. II. Đồ dùng dạy học - Chữ mẫu Q - Vở tập viết mẫu III. Các hoạt động dạy hoc A. Kiểm tra bài cũ ( 3-5’) - GV kiểm tra lớp viết lại chữ P - viết bảng con - GV nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài (1-2’) 2. Hớng dẫn viết chữ hoa (5’) * Chữ hoa Q - Chữ hoa Q cao mấy dòng? Rộng mấy ô? - Cao 5 dòng, rộng 4 ô rưỡi - Chữ hoa Q gồm mấy nét? - Chữ Q có nết 1 giống nét 1 của chữ nào? - 2 nét - Giống chữ O - GV chỉ vào chữ mẫu miêu tả lại nét. - GV hướng dẫn qui trình viết: ĐB trên ĐK 6, viết nét 1 giống chữ hoa O, DB giữa dòng li thứ 4.Sau đó nhấc bút lên giữa dòng li thứ nhất, viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài, DB ở ĐK 2 - Quan sát - GV viết mẫu 1 chữ Q - viết bảng con - GV nhận xét, uốn nắn 3.Hướng dẫn viết ứng dụng (5-7’) * Quê - Yêu cầu học sinh nhận xét độ cao các chữ cái. - 2 học sinh nhận xét. - Gv hướng dẫn viết chữ Phong chú ý HD khoảng cách giữa chữ hoa Q và chữ cái u. - Quan sát *Quê hương tươi đẹp - 1 học sinh đọc - GV giải thích: Đất nước thanh bình, nhiều cảnh đẹp - H. Cụm từ được viết bằng mấy tiếng? - 2 học sinh nêu - Yêu cầu học sinh nhận xét độ cao các chữ cái, cách đặt dấu thanh? - 2 học sinh nhận xét - GV hướng dẫn viết - Quan sát - viết bảng con chữ: Quê - GV nhận xét, uốn nắn 4. Hướng dẫn viết vở (15-17’) - 1 học sinh nêu yêu cầu bài viết - Cho học sinh quan sát vở mẫu - Quan sát - HD tư thế ngồi viết, cầm bút, nhắc nhở học sinh viết chữ đúng mẫu. - GV quan sát, uốn nắn - viết bài 5. Chấm, chữa (5’) - GV chấm 8 - 10 bài - nhận xét. 6. Củng cố, dặn dò (2-3’) - GV nhận xét giờ học. .................................................................................................................................. Thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2009 Tiết 1: Toán bảng nhân 5 I. Mục tiêu - Giúp HS lập bảng nhân 5 và học thuộc bảng nhân 5 - Thực hành nhân 5, giải toán và đếm thêm 5 - Học sinh yếu: Bước đầu thuộc được bảng nhân 5, vận dụng được bảng nhân để hoàn thành các BT. II. Đồ dùng học tập Các tấm bìa mỗi tấm có 5 chấm tròn III. Các hoạt động dạy học 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - HS đọc thuộc bảng nhân 4 2.Hoạt động 2: Dạy bài mới (13-15’) * Gv dùng đồ dùng trực quan và các phép công các số hạng bằng nhau để hình thành các phép nhân 5x1, 5x2 , 5x3 * HD học sinh quan sát, phát hiện ra qui luật của 3 pt trên: 5 x 1 = 5 5 x 2 = 10 5 x 3 = 15 KL: Muốn tìm kết quả phép nhân nào đó, lấy kết quả phép nhân ngay trước đó cộng 5. H: 5x4=? * Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng nhân 5/SGK ( ô màu xanh ) - GV giới thiệu đó chính là bảng nhân 5 + Em có nhận xét về thừa số thứ nhất? + Thừa số thứ hai và tích? KL: Thừa số thứ 1 không đổi, thừa số thứ 2 tăng 1 đơn vị thì tích tăng dần lên 5 đơn vị ... Cho HS học thuộc ( đọc thầm, xoá dần) 3. Hoạt động 3: Thực hành (17 - 19’) Bài 1: VBT(5- 6') - HS nêu yêu cầu - HS làm BT, đổi vở KT. KT: Sắp xếp các phép tính theo T2 và đọc lại bảng nhân 5 Các phép tính ở bảng nhân 5 có thừa số thứ nhất bằng mấy ? Bài 2,3: V(6- 7') - HS xác định yêu cầu - Làm bài vào vở - Chữa chốt kiến thức. + Bài 2: vài em đọc bài toán vừa làm. H: Phép tính bài toán thuộc bảng nhân nào ? + Bài 3: VBT(5- 6') - HS đọc dãy số vừa điễn xuôi ngược H: Số liền trước cách số liền sau bao nhiêu ĐV ? Đó chính là kết quả của bảng nhân 5 – HS đọc phép tính ở bảng nhân 5 – HS khác nêu kết quả. * Dự kiến sai lầm: Có thể có những em vẫn nhầm lấy 4 x 5 = 20 ( ngày ) ở bài tập 2 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (3’) Đọc bảng nhân 5 *Rút kinh nghiệm sau giờ dạy ................................................................................... .................................................................................. …………………………………….......... Tiết 2: Chính tả (nghe viết) mưa bóng mây I. Mục tiêu - Nghe viết đúng bài thơ : Mưa bóng mây - Làm đúng các BT phân biệt âm đầu s/x II.Đồ dùng dạy học - Bảng phụ chữa BT2a III.các hoạt động dạy học A. kiểm tra bài cũ (3-5') - Viết bảng: hoa sen/ cây xoan, giọt sương/ xương cá - GV nhận xét. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài (1-2') 2. Hướng dẫn nghe viết (8-10') - G đọc bài viết - Học sinh đọc thầm bài chính tả. - HD tập viết chữ ghi tiếng khó: nào, lạ, làm nũng, thoáng + Gv đọc hướng dẫn học sinh phân biệt rõ cách viết những chữ trên. + Học sinh đọc, phân tích, viết bảng con. + HD nhận xét chính tả: H:Tìm các chữ có vần ươi, ươt, oang, ay trong bài chính tả? ( thoáng, cười, ướt, ngay, mây, tay, cười) 3. HS viết bài vào vở (13-15') - HD cách cầm bút, tư thế ngồi viết.. -GV đọc cho học sinh viết. - GV theo dõi, uốn nắn. 4. Chấm- chữa (5') - GV đọc lại bài chính tả một lần cho học sinh soát và chữa lỗi. - Chấm bài : 7 - 9 bài - GV nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp. 5. Hướng dẫn làm bài tập chính tả (5-7') Bài 2a: V - H nêu yêu cầu - Học sinh làm BT. - GV chấm Đ/S, nhận xét, chốt lời giải đúng trên bảng phụ: sương mù, cây xương rồng/ phù sa, đường xa/ xót xa, thiếu xót. 6. Củng cố - dặn dò (1-2') - NX tiết học, dặn dò. .................................................................. Tiết3: Tập làm văn Tả ngắn về bốn mùa I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng nghe và nói: Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi về mùa xuân. - Rèn kĩ năng viết: Biết viết một đoạn văn từ 3-5 câu về mùa xuân. - Bước đầu biết nhận xét, chữa lỗi bài văn của bạn. - Học sinh yếu: Đọc được đoạn văn BT 1. Viết được ít nhất 3 câu về mùa hè.. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi câu hỏi BT3. III. Các hoạt động dạy học A. KTBC (3’) - Học sinh thực hành đối đáp tình huống sau: + Học sinh 1: Đóng vai ông đến trường tìm cô giáo xin phép cho cháu mình nghỉ ốm. + Học sinh 2: Đóng vai lớp trưởng đáp lời chào của ông và nói chuyện với ông thế nào? - GV nhận xét, tuyên dương học sinh có lời đáp phù hợp. B. Dạy học bài mới 1. GTB (1-2’) 2. Hướng dẫn làm bài tập (28-30’) Bài 1: M (10-12’) - Học sinh đọc yêu cầu. - Lớp đọc thầm đoạn văn: Xuân về - 2 học sinh đọc to. - Học sinh trao đổi cặp câu hỏi cuối bài 2’ - GV lần lượt đọc từng câu hỏi- học sinh trả lời. - Học sinh cùng GV nhận xét KL: Để tả được quang cảnh đầu xuân nhà văn Tô Hoài đã quan sát rất tinh tế, sử dụng nhiều giác quan khi quan sát. Nhờ vậy ông đã viết được đoạn văn tả mùa xuân ngắn gọn mà thú vị độc đáo-> Các em cần học tập cách quan sát của tác giả Tô Hoài. Bài 2: V ( 18-20’) - Đọc y/c và các câu hỏi - GV đưa bảng phụ ghi câu hỏi – 1 học sinh đọc - GVHD học sinh phân tích đề - HD: Viết đoạn văn bằng cách bám sát câu hỏi gợi ý. Có thể bổ sung thêm ý mới. Trình bày bài đẹp, diễn đạt câu đủ ý. - Học sinh làm vở- GV theo dói, gợi ý học sinh yếu. - Chấm, chữa: Nhiều học sinh đọc bài viết của mình, học sinh cùng gv nhận xét, góp ý về cách dùng từ, đặt câu. 3. Củng cố - dặn dò (3-5’) - NX giờ học, dặn dò ............................................................................ Tiết 4: Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu - Qua tiết hoạt động tập thể giúp các em thấy đợc những ưu khuyết điểm trong tuần để khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm đạt thành tích cao hơn trong tuần sau. - Rèn cho học sinh khả năng diễn đạt mạnh dạn, tự tin. II. Nội dung 1.Học sinh tham gia nhận xét, đánh giá về bản thân mình trước tổ. 2. Các thành viên trong tổ nhận xét lẫn nhau. 3. Lớp trưởng đánh giá chung hoạt động trong tuần. * GV khen ngợi những thành tích mà học sinh đạt được trong tuần. * GV nêu phương hướng tuần sau:

File đính kèm:

  • doctuan 20.doc
Giáo án liên quan