Giáo án Tuần 19 Lớp 2A

A.Mục tiêu :

- HS biết quan sát các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường.

- Biết cách vẽ tranh đề tài sân trường em giờ ra chơi.

- Vẽ được tranh theo cảm nhận riêng.

B.Chuẩn bị :

GV : Sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động vui chơi; một số bài vẽ của HS năm trước

HS : Bút chì , bút màu

 

doc10 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 19 Lớp 2A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ian dự kiến : 35 phút A/ MỤC TIÊU: 1- Chép chính xác một đoạn trích trong truyện : Chuyện bốn mùa. Biết viết hoa đúng các tên riêng. 2- Luyện viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm và dấu thanh dễ lẫn l/n, dấu hỏi, dấu ngã. 3- HS có ý thức rèn chữ viết. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi bài tập 1. - HS : Bảng con C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tập chép. * HS hiểu nội dung và viết đúng một số từ khó. - Giáo viên đọc đoạn tập chép- 1,2 học sinh đọc lại. - Đoạn chép này ghi lại lời của ai trong chuyện? - Bà Đất nói gì? - Hướng dẫn học sinh nhận xét. - Đoạn viết có những tên riêng nào? Phải viết như thế nào? - Cho học sinh viết bảng con.GV nhận xét sửa sai Hoạt động 3: Cho học sinh chép bài vào vở. - Học sinh nhìn SGK chép bài. - Giáo viên theo dõi uốn nắn. - Giáo viên đọc, học sinh soát lỗi bút mực, đổi chéo soát bút chì. Tổng kết lỗi. Hoạt động 4: Chấm chữa bài. - Giáo viên chấm 5-7 bài nhận xét. Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Điền l hoặc n vào chỗ trống. - Học sinh làm miệng, cả lớp nhận xét HS làm VBT. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò. -Nhắc lại lỗi các em dễ viết sai. - Về nhà luyện viết thêm. D. Bổ sung: LUYỆN TỪ VÀ CÂU - TIẾT 19 TỪ NGỮ VỀ BỐN MÙA . ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO? Sách giáo khoa trang 8 Thời gian dự kiến 40 phút A/ MỤC TIÊU: -Biết gọi các tháng trong năm và các tháng bắt đầu kết thúc của từng mùa. -Xếp được các ý theo lời bà Đất trong truyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm. -Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ khi nào? B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu bài tập bài 1. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Học sinh đọc lại bài tập 2 Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( Nêu mục tiêu bài) Hoạt động3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Viết tên các tháng trong năm và nói tên tháng từng mùa.. -Học sinh làm miệng, cả lớp nhắc lại. Sau cho học sinh làm vào vở bài tập, giáo viên quan sát, giúp học sinh làm. Bài 2: Viết các ý vào chỗ trống cho đúng lời bà Đất trong câu chuyện bốn mùa. - Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm giúp học sinh yếu làm. Bài 3: Trả lời các câu hỏi sau. - Học sinh đọc yêu cầu bài, lớp thực hành theo đôi bạn. - Đại diện đôi bạn hỏi và trả lời. - Cho học sinh làm vào vở bài tập, giáo viên quan sát và chấm. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò - 1 năm có những tháng nào? - Ôn lại tên các tháng và mùa trong năm. D/ BỔ SUNG: TOÁN- TIẾT 92 PHÉP NHÂN - SGK Trang 92. Thời gian dự kiến :40 phút A/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh. Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với một tổng các số hạng bằng nhau. Biết cách đọc, viết và tính kết quả của phép nhân. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bảng bằng nhựa, mỗi hình có 2 chấm tròn, 1 số dụng cụ que từ. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 : Bài cũ: Sửa bài 4 SGK. Hoạt động 2 : Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động3: Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết về phép nhân. * Bước đầu HS có biểu tượng và nhận biết về phép nhân. - Cho học sinh lấy 1 tấm bìa có 2 chấm tròn hỏi học sinh “ tấm bìa có mấy chấm tròn”. - Cho học sinh lấy 5 tấm bìa và nêu câu hỏi “ có 5 tấm bài, mỗi tấm bìa đều có 2 chấm tròn, có tất cả bao nhiêu chấm tròn”? - Muốn biết được có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta phải làm gì ? Tính tổng : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 ( giáo viên ghi bảng). - Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét: 2 + 2 + 2 + 2 +2 là tổng của 5 số hạng bằng nhau. Mỗi số hạng là 2 (giáo viên ghi). + Giáo viên giới thiệu : 2 + 2 + 2 + 2 +2 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2, ta chuyển phép nhân viết như sau: 2 x 5 = 10. Cách viết 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 - Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi bảng đọc (Hai nhân 5 bằng 10 dấu x gọi là dấu nhân) - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận ra khi chuyển từ tổng thành phép nhân thì 2 là 1 số hạng của tổng, 5 là số các số hạng của tổng, viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần. Như vậy chỉ có tổng của các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân. Hoạt động 4: Thực hành VBT. a. Vận dụng toán vừa học để tính các tổng, các số hạng bằng nhau thành phép nhân. Bài 1: Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. - Học sinh nêu miệng: cả lớp sửa sai, nhận xét. Bài 2: Viết phép nhân. - Học sinh làm bảng con, sau làm vở, giáo viên chấm, giúp học sinh yếu làm. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. - Trò chơi, Ai nhanh, ai đúng. - Giáo viên viết tổng một phép tính cho học sinh chuyển thành phép nhân- Học sinh đổi chéo, kiểm tra, nhận xét. - Về nhà làm bài 2 SGK. D/ BỔ SUNG: Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2008 THỂ DỤC - Tiết 37. TRÒ CHƠI: “BỊT MẮT BẮT DÊ” VÀ “NHANH LÊN BAN ƠI” Thời gian dự kiến : 35 phút A/ MỤC TIÊU: - Ôn hai trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê” và “nhanh lên bạn ơi”. - Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Còi, khăn, 4 quả bóng. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Phần mở đầu: - Giáo viên tập hợp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - Vỗ tay hát- khởi động . - Ôn 1 số động tác trong bài thể dục phát triển chung. Hoạt động 2: Phần cơ bản. a. Trò chơi: Bịt mắt bắt dê. - Giáo viên nêu tên trò chơi, cách chơi - Tổ chức cho học sinh chơi. b. Trò chơi: “ Nhanh lên bạn ơi”. - Giáo viên nêu trò chơi, cách chơi, luật chơi, tổ chức cho học sinh chơi. Hoạt động 3: Phần kết thúc. - Đứng, vỗ tay và hát. -Cúi người thả lỏng. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài về nhà. D/ BỔ SUNG: --------------------------------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN – Tiết 19 ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU Sách giáo khoa trang 12 Thời gian dự kiến 40 phút A/ MỤC TIÊU: 1/ Rèn kỹ năng nghe và nói. Nghe và biết đáp lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp . 2/ Rèn kỹ năng viết. -Điền đúng các lời đáp vào chỗ trống trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu . 3/ Biêt chào hỏi và đáp lịch sự, lễ phép. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu bài tập 3. Tranh .. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Nhận xét tiết trước Hoạt động 2 Giới thiệu bài ( Giáo viên nêu mục tiêu của bài ). Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Hãy ghi lời đáp của các bạn HS trong 2 tranh - Học sinh nêu miệng, cả lớp nhận xét sau làm vào vở bài tập. Giáo viên giúp đỡ HS yếu làm . Bài 2: Ghi lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau . - HS nêu miệng ,sau ghi lời đáp vào vở. GV đi kiểm tra uốn nắn HS làm bài - Học sinh làm vào vở bài tập, giáo viên giúp đỡ học sinh yếu làm. Bài 3: Viết lời đáp của Nam -HS làm VBT,GV chấm nhận xét, giúp HS yếu làm bài Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. -Học sinh đọc lại lời đáp của mình - Về nhà thực hành đáp lại lời chào hỏi. D/ BỔ SUNG: TOÁN – Tiết 93 THỪA SỐ, TÍCH - SGK Tr 94 Thời gian dự kiến : 35 phút A/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân. -Củng cố cách tìm kết quả của phép nhân. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ, C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1:Bài cũ : Sửa bài 2 SGK. Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: GT thừa số - tích * Hướng dẫn học sinh nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân. - Học sinh nhận biết tên gọi thành phần, kết quả của phép nhân. - Giáo viên viết 2 x 5 = 10. Gọi học sinh đọc. - Trong phép nhân, giáo viên chỉ vài phép nhân, 2 gọi là thừa số, 5 là thừa số, 10 là tích; Giáo viên nhấn mạnh không phải lúc nào số 2, số 5 hay 10 cũng là thừa số, tích. - Gọi vài học sinh nhắc lại thừa số, tích. Hoạt động4: Thực hành vở bài tập. a. Vận dụng toán đã học để chuyển tổng thành tích và tính theo mẫu.. Bài 1: Chuyển các tổng sau thành tích ( theo mẫu) - Học sinh nêu miệng, giáo viên nhận xét, sửa sai. HS làm bài vào vở . b, Áp dụng toán vừa học để tính tổng các số hạng bằng nhau rồi tính. Bài 2: Chuyển các tích thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính. - Học sinh làm bảng con, sau đó học sinh làm tiếp VBT, giáo viên giúp học sinh làm và chấm điểm. Hoạt động5: Củng cố, dặn dò. - Học sinh đọc lại tên gọi của phép nhân. - Về nhà làm bài tập 2,3, SGK. D/ BỔ SUNG: Thủ công . Tiết 19 Cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng.( tiết 1 ) DKTG: 35 phút A.Mục tiêu: - HS biết cách cắt, gấp trang trí thiệp ( thiếp ) chúc mừng. - Cắt, gấp trang trí được thiệp chúc mừng. - HS có hứng thú làm thiệp chúc mừng để sử dụng. B. Chuẩn bị: Gv: Mẫu thiệp chúc mừng; Giấy màu, kéo; bảng quy trình. HS: giấy nháp, kéo. C.Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra dụng cụ HS. Hoạt động 2: GTB – ghi bảng Hoạt động 3: Hướng dẫn HS quan sát , nhận xét. HS nhận biết một số thiệp chúc mừng khác nhau. - GV giới thiệu mẫu. HS quan sát , nhận xét. GV chốt lại ý chính. Hoạt động 4: Hướng dẫn mẫu Biết cách cắt, gấp và trang trí thiệp ( thiếp ) chúc mừng. GV treo bảng quy trình và hướng dẫn lần lượt ( gồm 2 bước ) + Cắt, gấp thiệp chúc mừng:… + Trang trí thiệp chúc mừng:… HS theo dõi – 1 HS nhắc lại quy trình. Hoạt động 5: HS làm nháp HS cắt , gấp và trang trí thiệp chúc mừng trên giấy nháp. HS thực hành trên giấy trắng ( GV quan sát, theo dõi và giúp đỡ HS yếu ) NHận xét một số bài làm đẹp. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò Nhận xét thái độ, tinh thần học tập của HS Dặn dò tiết sau thực hành. Thu dọn vệ sinh. D.Bổ sung: SINH HOẠT LỚP – Tuần 19 1/ Nhận xét đánh giá tuần 19: + Hạnh kiểm: - Các em thực hiện tốt nội qui nhà trường, đi học đúng giờ, nghỉ học có xin phép, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Bên cạnh vẫn còn học sinh chưa ngoan hay nói chuyện như: Long, An, Vinh, Nhã….vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài phòng học. + Học tập: Các em có nhiều cố gắng trong học tập. -Trong giờ học sôi nổi phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Mai, Sỹ, My, Thuý…Còn nhiều em đọc chậm như : Hải, Tài, Rồi, Lộc. -Tổng kết điểm 10 cuối buổi, tuần. -Nhắc nhở một số em chưa ngoan - Khen ngợi một số em có ý thức học tập. 2/ Phương hướng tuần 20 -Duy trì tốt sĩ số và nề nếp sẵn có. -Tiếp tục phụ đạo HS yếu vào các tiết tự học . -Thực hiện tốt nội qui nhà trường. -Tổng kết điểm 10 cuối buổi, cuối tuần.19. TUẦN 20 Nghỉ cả tuần, dự thi ở Lạc Tánh 2

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 19.doc
Giáo án liên quan