I/ Mục tiêu :
- Nhận biết được các số từ 111 đến 200.
- Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.
- Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.
- Biết thứ tự các số từ 111 đến 200.
II/ Đồ dùng dạy học :
+ Các hình vuông biểu diễn trăm, đơn vị, các hình chữ nhật biểu diễn chục
17 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 2 Tuần 29 - Trần Thị Thanh Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữ nào cao 2 , 5 ly
+ Những chữ nào cao 1, 25 li ?
+ Các chữ còn lại cao mấy li ?
- Yêu cầu HS viết chữ : “ Ao ”vào bảng con.
HĐ3:Hướng dẫn viết vào vở tập viết :
- Yêu cầu HS mở vở, cầm bút,viết:
+ 1 dòng chữ A cỡ vừa .
+ 1 dòng chữ A cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ A o nhỏ.
+ 3 dòng cụm từ ứng dụng cở nhỏ .
- Thu , chấm bài, nhận xét.
5. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
Dặn : Về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập viết .
- Cả lớp viết bảng con. 2 em viết bảng lớp
- Cả lớp viết .
- HS lắng nghe .
- Chữ A cao 5 li rộng 5 li.
- Chữ A gồm 2 nét nét cong kín và nét móc ngược phải
- HS trả lời .
- HS quan sát .
- Cả lớp viết bóng .
- Cả lớp viết bảng con.
- “ Ao liền ruộng cả ”
- Ý nói sự giàu có ở thôn quê.
- Có 4 chữ
- A , l , g .
- r.
- o , i , ê , u , n , a , c.
- Cả lớp viết ở bảng con .
- HS viết vào vở theo yêu cầu
- HS nộp vở theo yêu cầu .
- HS lắng nghe và ghi nhớ .
NS: 26/3 Thứ năm ngày 31 tháng 3 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( Tiết 29)
TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI - ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ ?
I/ Mục tiêu :
- Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối BT1, BT2.
- Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì ? BT3
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn tên các bộ phận của cây.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt đôngh học của trò
1. Bài cũ :
- Kể tên một số loài cây ăn quả ?
- Kể tên một số loài cây lương thực ?
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
HĐ1: GT bài và ghi bảng
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi Duyên nêu yêu cầu.
- Yêu cầu TL nhóm 2 và trả lời
Bài 2
- Gọi Lê nêu yêu cầu.
- Yêu cầu TL và ghi vào bảng nhóm
Nhắc nhở : các từ tả các bộ phận của cây là những từ chỉ hình dáng, màu sắc, tính chất, đặc điểm của từng bộ phận.
.
Bài 3
- Gọi Tùng nêu yêu cầu
- HD các em quan sát từng tranh, nói về việc làm của hai bạn nhỏ trong tranh.
HĐ3. Củng cố - dặn dò
- Các bộ phận của cây ăn quả là:
a. Rễ, gốc b. Thân, cành, lá
c. Hoa, quả d. Cả 3 ý trên
- Hoàn thành bài tập ở VBT.
- 2 em trả lời theo yêu cầu.
- Duyên nêu
- HS nêu tên các bộ phận của cây ăn quả.
- Nhận xét, chốt ý : cây ăn quả có các bộ phận là : rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, ngọn.
- Lê nêu
- HS thảo luận nhóm 4, ghi kết quả thảo luận vào bảng phụ.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, chốt ý đúng :
+ Rễ cây : dài, ngoằn ngoèo, uốn lượn, cong queo, gồ ghề, xù xì, ...
+ Gốc cây : to, thô, sần sùi, mập mạp, mảnh mai, ...
+ Thân cây : to, cao, chắc, bạc phếch, ...
+ Cành cây : xum xuê, um tùm, cong queo, trơ trụi, ...
+ Lá : xanh biếc, tươi xanh, tươi tốt, xanh nõn, ...
+ Hoa : vàng tươi, hồng thắm, đỏ tươi, đỏ rực, ...
+ Ngọn : chót vót, thẳng tắp, khỏe khoắn, ...
- Tùng nêu
- HS trao đổi nhóm đôi, nêu việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
+ Bạn gái tưới nước cho cây, bạn trai bắt sâu cho cây.
+ HS suy nghĩ, đặt câu hỏi có cụm từ Để làm gì ? để hỏi về việc làm của hai bạn nhỏ.
- Nhiều em tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
Ví dụ : Bạn nhỏ tưới cây để làm gì ?
Bạn nhỏ tưới cây để cây sống tươi tốt.
D
TOÁN ( Tiết 144) LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu :
- Biết cách đọc, viết các số có 3 chữ số.
- Biết so sánh các số có 3 chữ số.
- Biết sắp xếp các số có 3 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn rồi ngược lại.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Bộ lắp ghép hình
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
A. Bài cũ :
- Bài 2b
- Bài 3
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới :
HĐ1: GT bài và ghi bảng
HĐ2: Luyện tập b1,2ab, 3 cột1, 4
Bài 1 :
- Gọi Trinh đọc yêu cầu của bài.
- Phát bảng phụ kẻ sẵn yêu cầu HS TL nhóm
- Nhận xét
Bài 2 :
- Gọi Tâm đọc đề bài
- Tổ chứ thi điền nhanh
- Nhận xét
- Các số trong những dãy số này là những số như thế nào ?
- Chúng được xếp theo thứ tự nào ?
* Tìm chữ số thích hợp thay vào các chữ a,b,c sao cho: abc < 110 và abc = cba
Bài 3 :
- Gọi Trung đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bảng con
- Nêu cách so sánh các số có ba chữ số ?
, Bài 4 :
- Gọi Quang đọc đề bài.
- Yêu cầu làm vào vở
- Nhận xét
HĐ3. Củng cố, dặn dò :
- Các số 320, 230, 530, 199 được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:
a. 320, 230, 530, 199 b, 230, 320, 530, 199
c. 199, 230, 320, 530 d. 199, 320, 230, 530
- Bài tập 2cd và 3 cột 2
- 1 em
- 3 em
- Trinh đọc.
- các nhóm TL, làm và trình bày, cả lớp nhận xét
- Tâm đọc đề bài.
- 2 đội tham gia điền tiếp sức
- Dãy số tròn trăm xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ 400 đến 1000.
- Dãy số tròn chục xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ 910 đến 1000.
- HSG làm bài
- Trung đọc đề bài.
- HS làm bài, Tâm, Huy lên bảng
- 3HS trả lời.
- Quang đọc
- 1 em lên bảng , cả lớp làm vào vở
- Vài em đọc
C
CHÍNH TẢ ( Tiết 58) HOA PHƯỢNG
I/ Mục tiêu :
- Nghe, viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
- Làm được BT 2a
II/ Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
1. Bài cũ :
- Đàm thoại : cửa sổ, chim sáo, xồ tới, cành xoan.
- Nhận xét
2. Bài mới :
HĐ1:GT bài và ghi bảng
HĐ2 : HD viết chính tả
- Đọc và gọi 2 em đọc cả bài.
- Tìm hiểu nội dung:
+ Bài thơ tả cái gì?
+ Tìm và đọc những câu thơ tả hoa phượng ?
- HD trình bày:
+ Bài thơ có mấy khổ ? mỗi khổ có mấy câu thơ , mỗi câu có mấy chữ ?
+ Những chữ nào được viết hoa ? Vì sao ?
+ Giữa hai khổ thơ trình bày như thế nào
- HD viết : lấm tấm, lửa thẫm, hoa phượng.
- Thảo luận bài tập
Bài 2a : Điền s hay x
- Treo bảng phụ, cho HS đọc thầm đoạn văn.
HĐ3 : HD học sinh viết bài vào vở
- Yêu cầu mở vở, cầm bút
- Đọc từng dòng, gõ thước cho HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Chữa bài ở bảng lớp.
- Chấm chéo
- Chấm vở 5 - 7 em.
HĐ4:Củng cố - Dặn dò
- Sửa lỗi.
- 3 em
- Nghe và đọc cả bài.
- Bài thơ tả Hoa phượng .
- Hôm qua còn lấm tấm .
Chen lẫn màu lá xanh .
Sáng nay bừng lửa thẫm .
Rừng rực cháy trên cành
... Phượng như nghìn mắt lửa
... Một trời kia phượng đỏ .
- Có 3 khổ thơ . Mỗi khổ thơ có 4 câu thơ . Mỗi câu thơ có 5 chữ.
- Những chữ đầu dòng
- Cách một hàng
- Đánh vần
- HS đọc thầm đoạn văn trong bảng phụ.
- HS nêu miệng kết quả : xám xịt, sà xuống, sát tận, xơ xác, sầm sập, loảng xoảng, sủi bọt, xi măng.
- Thực hiện theo yêu cầu
- Viết bài, bảng lớp : Lê
- Dò lại bài.
- Cả lớp
- Đổi vở chấm bằng bút chì
- HS làm bài tập.
NS: 27/3 Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2011
TẬP LÀM VĂN ( Tiết 29)
ĐÁP LỜI CHIA VUI - NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI
I/ Mục tiêu :
- Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể.(BT1)
- Nghe GV kể, trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương.BT2
II/ Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy của thầy
Họat động của trò
1. Bài cũ :
- Gọi 2, 3 cặp HS thực hành nói lời chúc mừng và đáp lại lời chúc mừng của bạn.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
HĐ1: GT bài và ghi bảng
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập 1
- Gọi Linh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu TL nhóm 2
- Gọi một số cạp thực hành
HĐ3 :
- HD học sinh quan sát tranh minh họa.
- Kể chuyện 2 lần : lần thứ nhất cho học sinh quan sát tranh, lần 2 kể toàn bộ câu chuyện.
- Nêu lần lượt từng câu hỏi cho HS trả lời.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
- Thực hành đáp lời chia vui đúng nghi thức.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Linh nêu yêu cầu, cả lớp quan sát bảng phụ
- 2 HS thực hành nói lời chia vui - lời đáp theo tình huống a. Ví dụ : HS1 : Chúc mừng ngày sinh của bạn. / Mong bạn luôn vui và học giỏi.
HS2 : Rất cảm ơn bạn. / Cảm ơn bạn đã nhớ ngày sinh của mình.
- HS thực hành nói - đáp lời chia vui trong tình huống b, c.
- HS quan sát tranh minh họa, nói về tranh : cảnh đêm trăng, một ông lão vẻ mặt nhân từ đang chăm sóc cây hoa.
- HS lắng nghe.
- HS hỏi đáp 4 câu hỏi trước lớp.
- 1 - 2 em kể toàn bộ câu chuyện.
- Câu chuyện ca ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó.
TOÁN ( Tiết 145) MÉT
I/ Mục tiêu :
- Biết m là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết, viết kí hiệu đơn vị m.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị m với các đơn vị đo độ dài : đề- xi-mét, Xăng- ti -mét
- Biết làm các phép tính có đơn vị đo độ dài mét.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học :
+ Thước mét (thước thẳng bằng nhựa hoặc gỗ) với các vạch chia thành từng xăng ti met (hoặc từng đê xi met).
+ Một sợi dây dài khoảng 3m.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
A. Bài cũ :
- Bài 2 c,b
- Bài 3 cột 2
- Nhận xét cho điểm
B. Bài mới :
HĐ1: GT bài và ghi bảng
HĐ2 : Giới thiệu mét (m)
- Đưa ra một cái thước mét, chỉ cho HS thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu : Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 m.
- Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là : “m”
- Viết “m” lên bảng
- Yêu cầu HS dùng thước loại 1dm để đo đoạn thẳng trên.
- Đoạn thẳng trên dài mấy đê xi met ?
- Giới thiệu : 1m bằng 10dm và viết lên bảng 1m = 10dm
- Yêu cầu HS quan sát thước mét và hỏi 1met dài bằng bao nhiêu xăng ti mét ?
- Nêu 1 mét dài bằng 100 xăng ti mét và viết lên bảng 1m = 100cm
- Yêu cầu HS đọc sgk và nêu lại phần bài học.
HĐ3 :Luyện tập :b1,2,4
Bài 1 :
- Gọi Định đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS làm bảng con
- Nhận xét
* Viết sô thích hợp vào ....
3m = .... dm 4m = ....... cm
... cm = 2m ... dm = 5m
Bài 2 :
- Gọi Liêm đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Nhận xét
Bài 4 :
- Gọi Ý đọc yêu cầu
- Yêu cầu TL và ghi vào bảng nhóm
C. Củng cố, dặn dò :
- 1m = ...dm ?
a. 10 b. 100 c. 0 d. 1
- Bài tập 3
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra
- Một số em lên bảng thực hành đo độ dài
- Dài 10dm
- Đọc 1mét bằng 10 đề xi met.
- 1mét bằng 100 xăng ti mét
- Đọc mét bằng 100 xăng ti mét
- Định đọc
- Cả lớp làm bảng con, bảng lớp: Định, Vỹ
- HSG làm bài
- Liêm đọc
- làm bài, bảng lớp: Trung
- Ý nêu
- Các nhóm làm và trình bày
File đính kèm:
- Giao an tong hop lop 2 tuan 29.doc