I. Mục đích yêu cầu
* Tập đọc: Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo; Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* Kể chuyện : Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.
* GDHS các kĩ năng sống: Ra quyết định, giải quyết vấn đề; tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ truyện .
- Bảng phụ ghi ND cần luyện đọc. Mã thiết bị: THDC2003.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 2 HS dọc thuộc lòng bài Quạt cho bà ngủ Và trả lời câu hỏi ở cuối bài.
30 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy các môn học lớp 3 - Tuần 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó lấy kết quả của phép nhân cộng với số kia.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc y/c của bài tập. GV theo đõi, giúp đỡ HS yếu
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
- Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra
Tóm tắt:
1 HS : 6 quyển vở
4 HS : . . . quyển vở ?
Giải :
Bốn HS mua số quyển vở là:
6 x 4 = 24 (quyển vở)
Đáp số : 24 quyển vở
Bài 4
- GV treo bảng ghi sẵn bài 4.
- Gọi HS đọc y/c của đề .
- HS đọc y/c của đề
-Y/c cả lớp đọc và tìm đặc điểm của dãy
số này
- Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó cọâng với mấy?
- Với 6
- Y/c HS tự làm.
- Nhận xét và cho điểm HS.
C. Củng cố, dặn dò (3 phút)
- Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích thếù nào ?
- Gọi 1 HS nhắc lại cách tính giá trị của 1 biểu thức
- GV nhận xét tiết học.
- Về làm bài1, 2, 3/25 (VBT)
- Học thuộc bảng nhân 6.
- Luyện tập
Toán - Tiết 20
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (không nhớ)
I. Mục tiêu: Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có1 chữ số (không nhớ).
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
- BT cần làm: Bài 1; 2a; 3. HS khá, giỏi có thể hoàn thành các BT.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu, bảng phụ ((mã thiết bị: THDC2003).
III. Hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Đọc thuộc bảng nhân 6.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1 phút)
- Vài HS đọc TL bảng nhân 6.
- GV : Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết đặt tính rồi tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ)
- Nghe giới thiệu
2. Hoạt động 1 : HD thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (15 phút)
*Phép nhân 12 x 3
- Viết lên bảng 12 x 3 = ?
- HS đọc phép nhân
- Y/c HS suy nghĩ và tìm kết quả của phép nhân nói trên.
- Chuyển phép nhân thành tổng
12 + 12 + 12 = 36
Vậy 12 x 3 = 36
- Y/c HS đặt tính cột dọc.
- 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm bảng con 12
x 3
- Khi thực hiện phép nhân này ta phải tính từ đâu?
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính đến hàng chục.
- Y/c HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. Sau đó gọi HS khá giỏi nêu cách tính, gọi những HS yếu nhắc lại cách tính.
- 3 nhân 2 bằng 6, viết 6.
- 3 nhân 1 bằng 3, viết 3.
- Vậy 12 nhân 3 bằng 36.
x 3
36
3. Luyện tập (17 phút)
Bài 1
- GV Y/c HS làm bài.
- HS làm bảng con, mỗi dãy làm
hai cột , 4 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài, y/c HS nêu cách tính
- HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó làm vào bảng con
- 2 HS đổi chéo vở để kiểm tra
Bài 2a
- Bài tập Y/c chúng ta làm gì ?
- Đặt tính rồi tính
- Y/c HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
32 42
x 3 x 2
96 84
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
- Mỗi hộp có 12 bút chì màu. Hỏi mỗi hộp như thế có bao nhiêu bút chì màu ?
- Y/c HS làm bài.
- HS làm vào vở
- Nhâïn xét, chữa bài và cho điểm HS.
Tóm tắt:
1hộp : 12 bút
4hộp : . . .bút ?
Giải:
Sốâ bút màu có tất cả là :
12 x 4 = 48 (bút màu)
Đáp số: 48 bút màu
C. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- HS về xem lại bài và thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
Tự nhiên và xã hội - Tiết 8
VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu: Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
- Tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- GDHS ý thức BVMT và các KN sống: Tìm kiếm và xử lí thông tin; ra quyết định.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Tim luôn đập để làm gì ? Nếu tim ngừng đập thì điều gì xảy ra ?
- Tim luôn co bóp để làm gì ?
- Nêu đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn ?
- Nêu đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ ?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Nội dung bài .
a) Hoạt động 1 : Chơi trò chơi vận động (12 phút)
- Hướng dẫn chơi trò chơi "Con thỏ"
- YC HS vận động mạnh và đặt câu hỏi :
+ So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi.
* Kết luận : Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc hoạt động quá sức, tim có thể bị mệt, có hại cho sức khoẻ.
b) Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (15 phút)
- Phân nhóm và giao nhiệm vụ.
- Yếu cầu quan sát /19 và kết hợp với hiểu biết bản thân để thảo luận các câu hỏi sau :
+ Hoạt động nào có lợi cho tim, mạch ? Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức ?
+ Theo bạn những trạng thái cảm xúc nào dưới đây có thể làm cho tim đập mạnh hơn ?
. Khi quá vui.
. Lúc hồi hộp, xúc động mạnh.
. Lúc tức giận.
. Thư giãn.
+ Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, đi giày dép quá chật ?
+ Kể tên một số thức ăn, đồ uống giúp bảo vệ tim mạch và tên những thức ăn, đồ uống . Làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch.
* Kết luận :
- Tập thể dục thể thao, đi bộ có lợi cho tim mạch. Tuy nhiên, vận động hoặc lao động quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch.
- Cuộc sống vui vẻ, thư thái, tránh những xúc động mạnh hay tức giận, .. sẽ giúp cơ quan tuần hoàn hoạt động vừa phải, nhịp nhàng, tránh được tăng huyết áp và những cơn co, thắt tim đột ngột có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Các loại thức ăn : các loại rau, các loại quả, thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, lạc, vừng đều có lợi cho tim mạch. Các thức ăn chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma tuý làm tăng huyết áp gây xơ vữa động mạch.
C. Củng cố - dặn dò (2 phút)
- Gv nhận xét tiết học.
- HS về học bài và chuẩn bị bài 9 SGK.
- 4 HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp cùng chơi trò chơi
- Tim đập mạnh hơn và mạch cũng đập mạnh hơn.
- HSTL
. Lúc hồi hộp, xúc động mạnh
. Lúc tức giận
+ Vì làm cho ta khó chịu.
+ Các loại thức ăn giúp bảo vệ tim mạch : các loại rau, các loại quả, thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, lạc, vừng. Các thức ăn chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma tuý làm tăng huyết áp gây xơ vữa động mạch.
Thủ công - Tiết 4
GẤP CON ẾCH ( tiết 2 )
I. Mục tiêu: Như tiết 3.
- HS thực hành gấp con ếch; các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Mẫu con ếch bằng giấy; Quy trình gấp con ếch; giấy màu.
- Học sinh: Giấy màu, kéo, sách thực hành Thủ công.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (3 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2 Nội dung bài
a) Hoạt động 1: HD HS thực hành (25 phút)
- Hỏi lại các bước thực hiện.
- Cả lớp thực hành gấp con ếch theo các bước như trong SGK.
- Gv quan sát nhắc nhở.
b) Hoạt động 2 : đánh giá sản phẩm (5 phút)
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Đưa ra tiêu chí cho HS nhận xét, đánh giá sản phẩm (Như phần MT)
C. Củng cố - Dặn dò (2 phút)
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Về nhà gấp lại con ếch và chuẩn bị tiết sau Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng..
- HS nhắc lại các bước thực hiện
- Cả lớp thực hành
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS tự đánh giá sản phầm của mình và của các bạn.
Thứ sáu ngày tháng 9 năm 2012
Tập làm văn - Tiết 4
NGHE - KỂ : DẠI GÌ MÀ ĐỔI
I. Mục tiêu: Nghe- kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi (BT1).
- Không yêu cầu làm BT2.
- GDHS các kĩ năng sống: Giao tiếp; Tìm kiếm và xử lí thông tin.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh trong SGK; Viết 3 câu hỏi trong SGK làm điểm tựa để HS kểá chuỵên.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Kể về GĐ mình với 1 người bạn mới quen.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1 phút)
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập (30 phút)
Bài tập 1
- YC quan sát tranh minh hoạ SGK, đọc thầm các gợi ý.
- GV kể chuyện (giọng vui, chậm rãi). Kể xong lần 1, hỏi HS ( theo các câu hỏi )
+ Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé ?
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế nào ?
+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy ?
- GV kể lần 2.
- Truyện này buồn cười ở điểm nào ?
- Bình chọn những HS kể đúng, kể hay nhất, hiểu chuyện nhất.
C. Củng cố - Dặn dò (2 phút)
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 2 HS kể.
- 1 HS đọc YC
- QS tranh và đọc thầm gợi ý
+ Vì cậu rất nghịch
+ Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu
+ Cậu cho là không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.
- Nhìn bảng các câu gợi ý, tập kể lại ND câu chuyện theo các bước sau:
+ Lần 1 : 1 HS khá, giỏi kể.
+ Lần 2 : 5 hoặc 6 HS thi kể
- Truyện buồn cười vì cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.
File đính kèm:
- Giao an lop 3 Tuan 4.doc