I. Mục tiêu:
- HS hiểu biết bài Quốc ca Việt Nam là một bài hát truyền thống (bài hát nghi lễ) của nước Việt Nam để hát khi chào cờ
- HS biết hát và hát đúng lời bài Quốc ca Việt Nam
- Giáo dục HS có ý thức nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca
II. Chuẩn bị:
- Đàn, băng nhạc, SGK
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy Âm nhạc Lớp 3 Học kì I Trường tiểu học Đông Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 1 ô nhịp, phách 1 là phách mạnh).
- Hát kết hợp đệm nhịp 3.
- Thực hiện đồng thanh tổ, nhóm.
* GV hát.
- Giúp HS nhớ đúng.
- Đưa câu hỏi, gợi ý giúp HS trả lời câu hỏi.
- GV mở đàn.
- Giúp HS hát đúng.
- Gợi ý cho HS nhắc lại.
- Giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Hoạt động 2:
Vận động phụ hoạ.
* Từng nhóm 5 em tự tập động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Từng nhóm lên bảng biểu diễn theo động tác chuẩn bị.
* Gợi ý cho HS tự tập.
- Khuyến khích HS.
Hoạt động 3:
C2 - D2.
* Nhắc lại nội dung bài học.
- HS hát lại bài hát.
- Chú ý nghe, ghi nhớ.
* Đệm đàn.
- Nhận xét, nhắc nhở bài tập về nhà.
Ngày soạn: ………………….
Ngày dạy: ………………….
Tuần 14:
Học hát bài: “Ngày mùa vui”
Dân ca: Thái
Lời mới: Hoàng Lân
I. Mục tiêu: HS biết thêm một làn điệu dân ca của đồng bào Thái, lời mới Hoàng Lân
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, thể hiện được tính chât vui tươi, rộn ràng của bài hát
- Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị: - GV: Nhạc cụ.
- HS: Thanh phách.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1:
Học bài hát “Ngày mùa vui”.
* HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe.
- Kể tên một số bài hát dân ca Thái mà em biết như Xoè hoa …
- Quan sát tên tranh, lắng nghe.
- Nghe cô hát.
- Đọc lời ca “Ngoài đồng … hơn”.
- Đọc từng câu theo hướng dẫn (học lời 1).
- Hát câu 1 đồng thanh.
- Hát câu 2 “Nô … chờ”.
- Hát nối câu 1 với câu 2.
- Luyện hát đồng thanh theo bàn, cá nhân.
- Hát tương tự với 2 câu còn lại.
- Hát nối cả lời 1.
- Hát đồng thanh tổ, nhóm.
* GV giới thiệu về bài hát.
- Đưa câu hỏi.
- Cho HS quan sát tranh
cảnh sinh hoạt, trang phục Thái.
- GV hát mẫu.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca.
- Chia câu hát: lời 1 4 câu.
- Giúp HS hát đúng.
- Chú ý tiếng có luyến, đệm đàn.
Hoạt động 2:
Vận động phụ hoạ.
* Hát kết hợp đệm phách và đệm nhịp
- Thực hiện đồng thanh nhóm, cá nhân
- Một nhóm hát, một nhóm gõ đệm, thay đổi.
* Cho HS tự thực hiện, GV sửa chữa.
- Đệm đàn.
- Nhận xét, động viên.
Hoạt động 3:
C2 - D2.
* Nhắc lại nội dung bài học.
- HS hát lại bài hát.
- Chú ý nghe, ghi nhớ.
* Đệm đàn.
- Nhận xét, nhắc nhở bài tập về nhà.
Ngày soạn: ………………….
Ngày dạy: ………………….
Tuần 15:
Học hát bài: “Ngày mùa vui” (lời 2)
Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
Nghe nhạc
I. Mục tiêu: HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, kết hợp với múa phụ hoạ
- HS nhận biết được một số nhạc cụ dân tộc như: đàn bầu, đàn nguyệt …
- HS ngày càng yêu thích dân ca hơn cũng như các nhạc cụ của dân tộc mình
II. Chuẩn bị: - GV: Nhạc cụ.
- HS: Thanh phách.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1:
Học bài hát “Ngày mùa vui”.
* HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe.
- Nhắc lại tên bài hát và dân ca dân tộc đó.
- Hát đồng thanh tổ, nhóm, cá nhân.
- Hát lời 2 theo giai điệu lời 1.
- Hát đồng thanh bàn, cá nhân.
- Hát cả bài.
- Tập hát nối tiếp từng câu.
- Hát kết hợp đệm phách, nhịp.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Từng nhóm lên biểu diễn.
* Đàn 1 câu.
- Giúp HS nhớ đúng.
- GV đệm đàn.
- Cho HS tự hát lời 2.
- Hướng dẫn HS .
- Nhận xét, động viên.
Hoạt động 2:
Giới thiệu nhạc cụ.
* Quan sát tranh.
- Chú ý nghe.
- Nhắc lại tên các loại nhạc cụ vừa được nghe.
* Cho HS quan sát tranh.
- Giới thiệu về các loại nhạc cụ.
Hoạt động 3:
Nghe nhạc
* Chú ý nghe và cảm nhận về tính chất của bài, nhịp điệu, nội dung của bài nói về điều gì? hát nhanh hay chậm?
- HS lắng nghe lần 2.
* Cho HS nghe nhạc.
- Đưa câu hỏi gợi mở, gợi ý cho HS trả lời.
- Cho HS nghe lại lần 2.
Hoạt động 4:
C2 - D2.
* Nhắc lại nội dung bài học.
- Lớp trình diễn lại bài hát.
- Chú ý nghe, ghi nhớ.
* Đệm đàn.
- Nhận xét, nhắc nhở bài tập về nhà.
Ngày soạn: ………………….
Ngày dạy: ………………….
Tuần 16:
Kể chuyện âm nhạc Cá heo với âm nhạc
Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi
I. Mục tiêu: - HS hiểu âm nhạc không chỉ có tác động tới con người mà còn có tác động rất lớn đến động vật.
- Giúp HS làm quen với tên gọi và vị trí của các nốt nhạc qua trò chơi.
- Giáo dục HS ngày càng yêu quý môn học hơn.
II. Chuẩn bị: - GV: Nhạc cụ.
- HS: Thanh phách.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1:
Kể chuyện âm nhạc.
* Ngồi ngay ngắn, lắng nghe.
- Lắng nghe trả lời câu hỏi.
- HS nghe, trao đổi.
- Một HS kể lại.
- Kết luận: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đến con người mà còn có tác động rất lớn đến một số laòi vật.
- HS hát một bài.
* Kể tóm tắt lần 1.
- Đưa câu hỏi và gợi ý HS trả lời.
- GV chốt lại ý đúng.
- GV đệm đàn.
Hoạt động 2:
Giới thiệu tên 7 nốt nhạc.
* Chú ý nghe, quan sát.
- Đọc tên 7 nốt kết hợp với cao độ (C D E F G A H).
- Đọc đồng thanh bàn, ngăn, cá nhân.
- Chơi trò chơi “7 anh em” và “Bàn tay khuông nhạc”.
- Thực hiện theo nhóm, cá nhân.
* Ghi bảng.
- Giới thiệu 7 nốt nhạc.
- Đàn cao độ.
- Giúp HS nhớ tên và đọc đúng.
- GV điều khiển trò chơi.
Hoạt động 3:
C2 - D2.
* Nhắc lại nội dung bài hát.
- HS đọc lại tên 7 nốt nhạc.
- Chú ý nghe, ghi nhớ.
* Đệm đàn.
- Nhận xét, nhắc nhở bài tập về nhà.
Ngày soạn: ………………….
Ngày dạy: ………………….
Tuần 17:
Ôn tập các bài hát đã học
I. Mục tiêu: - Củng cố lời ca, nâng cao tiếng hát cho HS.
- Tập tính mạnh dạn cho HS khi tham gia biểu diễn.
- Giáo dục HS ngày càng yêu quý môn học hơn.
II. Chuẩn bị: - GV: Nhạc cụ.
- HS: Nhạc cụ.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1:
Ôn các bài hát đã học.
* Nhắc lại tên các bài hát đã học (7 bài) trong đó có bài Quốc ca Việt Nam.
- Ôn lại những bài hát khó.
- Hát ôn từng bài theo yêu cầu của GV.
- Hát cá nhân, đồng thanh, bàn, ngăn .…
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Các nhóm lên biểu diễn.
- Hát kết hợp đệm phách, nhịp, tiết tấu lời ca.
- Hát đối đáp, hát lĩnh xướng.
- HS nhận xét.
* Gợi ý cho HS nhớ đúng.
- Cho HS thảo luận.
- Giúp đỡ HS hát đúng, hát hay.
- Khuyến khích, động viên.
- Giúp HS gõ đệm đúng.
- GV chỉ huy.
Hoạt động 2:
C2 - D2.
* Nhắc lại nội dung bài học.
- Chú ý nghe, ghi nhớ.
* Nhận xét, động viên.
- Nhắc nhở bài tập về nhà.
Ngày soạn: ………………….
Ngày dạy: ………………….
Tuần 18:
Tập biểu diễn
I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn và nhớ lại các bài hát đã học trong học kì I, hát đúng cao độ trường độ, hoà giọng, có sắc thái tình cảm.
- Tập tính mạnh dạn cho HS khi biểu diễn.
- HS có thái độ tích cực trong các hoạt động của tiết học.
II. Chuẩn bị: - GV: Nhạc cụ.
- HS: Nhạc cụ.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1:
Tập biểu diễn.
* Nhắc lại tên các bài hát đã học.
- Ôn lại lời ca của từng bài.
- Hát kết hợp gõ đệm phách, nhịp, tiết tấu.
- HS tập theo nhóm từ 3 đến 5 em những bài hát các em thích để biểu diễn.
- Các nhóm lên bảng biểu diễn.
- HS nhận xét.
* Gợi ý cho HS nhớ đúng.
- GV đệm đàn.
- Hỗ trợ HS.
- Gợi ý, hướng dẫn.
- Đệm đàn.
- Động viên, khuyến khích.
Hoạt động 2:
Chơi trò chơi
* HS thực hiện
* GV phổ biến luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi.
Hoạt động 2:
C2 - D2.
* Nhắc lại nội dung bài học.
- Chú ý nghe, ghi nhớ.
* Nhận xét, động viên.
- Nhắc nhở bài tập về nhà.
Ngày soạn: ………………….
Ngày dạy: ………………….
Tuần 19:
Học hát bài Em yêu trường em
Nhạc và lời: Hoàng Vân
I. Mục tiêu: - HS biết bài hát Em yêu trường em của nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác.
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, hát đúng tiếng có luyến.
- Giáo dục HS tình yêu trường lớp, thầy cô và bạn bè.
II. Chuẩn bị: - GV: Nhạc cụ.
- HS: Nhạc cụ.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1:
Học hát.
* HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe.
- Nghe đoán tên bài hát, tên tác giả.
- Chú ý nghe.
- Trao đổi về bài hát, tính chất, nhịp điệu.
- Đọc lời ca (lời 1).
- Hát cá nhân, nhóm.
- Hát đồng thanh bàn, ngăn, nhóm.
- HS nhận xét.
- Hát nối tiếp từng câu theo nhóm thay đổi.
* GV giới thiệu tác giả.
- Cho HS nghe một số bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân.
- GV biểu diễn bài hát.
- Hướng dẫn HS đọclời ca.
- Cho HS tự hát.
- Nghe, sửa sai.
- Nhận xét, bổ xung.
- Gv đệm đàn.
Hoạt động 2:
Gõ đệm.
* HS quan sát, lên bảng đánh dấu vào những tiếng phách mạnh.
- Đệm nhịp, đệm phách.
- Thực hiện đồng thanh bàn, cá nhân.
- Tập đọc lời ca theo tiết tấu bài.
- HS tìm những bài có tiết tấu giống bài Em yêu trường em.
* HV làm mẫu.
- Cho HS tự làm.
- GV sửa sai.
- Giúp HS đọc đúng.
- Gợi ý HS tự tìm.
Hoạt động 2:
C2 - D2.
* Nhắc lại nội dung bài học.
- Lớp hát lại bài hát.
- Chú ý nghe, ghi nhớ.
* Nhận xét, động viên.
- Nhắc nhở bài tập về nhà.
Ngày soạn: ………………….
Ngày dạy: ………………….
Tuần 20:
Học hát bài Em yêu trường em
Ôn tập tên nốt nhạc
I. Mục tiêu:
- HS hát thuộc lời 2, đúng giai điệu, thể hiện đúng các tiếng có luyến trong bài
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. HS hào hứng tham gia biểu diễn
- HS nhớ được tên và vị trí các nốt trên khuông
II. Chuẩn bị: - GV: Nhạc cụ.
- HS: Nhạc cụ.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1:
Học hát.
*- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe
- Luyện thanh
- Đọc lời ca lời 2
- Tự hát lời 2 theo giai điệu lời 1
- Hát đồng thanh lời 1
- Hát đồng thanh lời 2
- Hát lời 2 theo bàn, ngăn, cá nhân
- Lưu ý tiếng có luyến: cháu, Bác, nở, đỏ
- Hát kết hợp đệm phách, nhịp
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ
- Một số nhóm lên bảng biểu diễn
- HS nhận xét
* GV hát mẫu
- Đệm đàn
- GV đệm đàn
- hỗ trợ HS gặp khó khăn
- Lưu ý cho HS
- Nhận xét tuyên dương
Hoạt động 2:
Ôn tập các tên nốt nhạc.
* Đọc nốt nhạc theo thứ tự:
đồ - rê –mi – pha – son – la – xi
- Nhắc lại vị trí các nốt nhạc trên khuông “khuông nhạc bàn tay”
- Chơi trò chơi
- Chú ý lắng nghe
- Nhắc lại trên khuông nhạc bàn tay
- HS nhận xét.
* Giúp HS đọc đúng
- Lắng nghe, nhận xét
- Tổ chức cho HS chơi
- GV giới thiệu 2 nốt la, xi
- Nhận xét, động viên
Hoạt động 2:
C2 - D2.
* Lớp hát lại bài hát
- Nhác lại tên vị trí 7 nốt nhạc
- Chú ý nghe nhắc nhở
* Đệm đàn
- Nhận xét, nhắc nhở bài tập về nhà
File đính kèm:
- AM NHAC L3 HK I 0910.doc