I . Mục tiêu :
- Học sinh hát thuộc lời, diễn cảm.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa theo nhịp 3.
- Biết phân biệt giữa nhịp 2 và nhịp 3 thông qua hoạt động trò chơi.
II . Chuẩn bị :
* Giáo viên :
- Đàn đệm, máy nghe, băng nhạc.
- Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách , .)
* Học sinh :
- Nhạc cụ gõ đệm.
III . Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: - GV đệm giai điệu bài hát, hỏi HS tên bài hát, nhạc của nước nào?
- Bắt giọng cho HS hát bài Chúc mừng sinh nhật 1 lần, GV đệm đàn.
- GV nhận xét.
3. Bài mới :
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Âm nhạc 2 tuần 10: Ôn tập bài hát Chúc mừng sinh nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI DẠY
Môn : Âm nhạc 2
Tên bài : Ôn tập bài hát Chúc mừng sinh nhật
Tuần : 10
Ngày dạy
Người soạn : Nguyễn Thị TuyếtI . Mục tiêu :
- Học sinh hát thuộc lời, diễn cảm.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa theo nhịp 3.
- Biết phân biệt giữa nhịp 2 và nhịp 3 thông qua hoạt động trò chơi.
II . Chuẩn bị :
* Giáo viên :- Đàn đệm, máy nghe, băng nhạc.
- Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách , ...)
* Học sinh : - Nhạc cụ gõ đệm.
III . Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: - GV đệm giai điệu bài hát, hỏi HS tên bài hát, nhạc của nước nào?
Bắt giọng cho HS hát bài Chúc mừng sinh nhật 1 lần, GV đệm đàn.
GV nhận xét.
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG của GV
HOẠT ĐỘNG của HS
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chúc mừng sinh nhật.
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát, chú ý giữ nhịp đúng và đều. Nhắc HS hát nhấn vào những phách mạnh của nhịp 3 cũng như khi thực hiện vỗ theo nhịp , sẽ vỗ vào những phách mạnh của nhịp. Cụ thể:
Mừng ngày sinh một đóa hoa.
x x
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo nhịp 3 ( vỗ vào những tiếng được đánh dấu chéo).
- GV nhận xét và sửa đối với những em chưa vỗ hoặc hát đúng nhịp.
- Hướng dẫn HS hát thể hiện tình cảm vui tươi, tốc độ vừa phải, nhịp nhàng, hát rõ lời.
Hoạt động 2 : Tập biểu diễn bài hát.
- Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ họa. Ví dụ:
+ Câu 1 và 2: Bước chân qua trái, qua phải nhẹ nhàng theo nhịp. Hai tay chắp lại áp hai bên má trái phải theo nhịp).
+ Câu 3 : Hai tay đưa lên ôm chéo trước ngực, chân tiếp tục nhún sang trái, phải nhịp nhàng theo nhịp.
+ Câu 4 : Hai tay chuyển từ trước ngực mở lên cao thành hình chữ V, lòng bàn tay hướng lên.
+ Câu 5, 6, 7, 8 thực hiện giống câu 1, 2, 3, 4.
- Mời HS lên biểu diễn.
- GV nhận xét.
Hoạt động3 : Trò chơi đoán nhịp.
- GV cần phân biệt lại nhịp 2 và nhịp 3 cho HS trước khi thực hiện trò chơi . ( Nhấn rõ trọng âm của nhịp 2 và nhịp 3 và gõ thêm các phách nhẹ đi theo sau)
- GV dùng nhạc cụ gõ gõ nhịp 2, nhịp 3 để HS lần lượt đoán.
- GV hát hoặc cho HS nghe một bài hát nhịp 2, một bài nhịp 3 kết hợp gõ phách mạnh, nhẹ để HS đoán bài nào là nhịp 2, bài nào là nhịp 3?
- GV có thể sưu tầm thêm một số bài hát nhịp 3 khác : Đếm sao, Bụi phấn, Nhạc rừng,.. để trò chơi phong phú hơn.
Hoạt động cuối : Nhận xét- Dặn dò
- Cuối tiết học, GV nhận xét, khen ngợi những HS hoạt động tốt trong giờ học, nhắc nhở những em chưa đạt cần cố gắng hơn ở tiết sau. Dặn HS về ôn lại bài hát đã học và tập gõ đệm theo nhịp 3.
- HS hát ôn bài hát theo hướng dẫn của GV.
+ Hát đồng thanh.
+ Hát từng nhóm, dãy theo kiểu đối đáp.
- HS hát kết hợp vỗ, gõ đệm theo nhịp 3 ( sử dụng nhạc cụ gõ: Song loan,thanh phách, trống, ..)
- HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng , thể hiệh tình cảm vui tươi .
- HS xem và thực hiện theo. Chú ý để thực hiện đúng và nhịp nhàng các động tác.
- HS tập vài lần để nhớ động tác và đều nhịp.
- HS lên biểu diễn trước lớp:
+ Từng nhóm.
+ Cá nhân.
- HS nghe và phân biệt nhịp 2 và nhịp 3.
- HS nghe và tập đoán đúng nhịp.
- HS nghe bài hát và đoán nhịp.
- HS nghe và ghi nhớ.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy :
R
File đính kèm:
- Tiet10.doc