Tập làm văn: Đáp lời an ủi

1. Kiến thức:

- Biết đáp lại các lời an ủi trong các trường hợp giao tiếp.

- Biết viết một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em.

2. Kỹ năng:

- Rèn HS viết câu hoàn chỉnh.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS biết quan tâm đến mọi người.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập làm văn: Đáp lời an ủi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP LÀM VĂN ĐÁP LỜI AN ỦI I. Mục tiêu Kiến thức: Biết đáp lại các lời an ủi trong các trường hợp giao tiếp. Biết viết một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em. Kỹ năng: Rèn HS viết câu hoàn chỉnh. Thái độ: Giáo dục HS biết quan tâm đến mọi người. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập 1. Các tình huống viết vào giấy khổ nhỏ. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Đáp lời từ chối Gọi HS lên bảng thực hành hỏi đáp lời từ chối theo các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 132. Gọi một số HS nói lại nội dung 1 trang trong sổ liên lạc của em. Nhận xét, cho điểm HS nói tốt. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Treo tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? Khi thấy bạn mình bị ốm, bạn áo hồng đã nói gì? Lời nói của bạn áo hồng là một lời an ủi. Khi nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói thế nào? Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn HS bị ốm. Khen những HS nói tốt. Bài 2 Bài yêu cầu chúng ta làmgì? Yêu cầu 1 HS đọc các tình huống trong bài. Yêu cầu HS nhắc lại tình huống a. Hãy tưởng tượng con là bạn HS trong tình huống này. Vậy khi được cô giáo động viên như thế, con sẽ đáp lại lời cô thế nào? Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. Sau đó, yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm lời đáp lại cho từng tình huống. Gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp. Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trình bày trước lớp. Nhận xét các em nói tốt. Bài 3 Gọi HS đọc yêu cầu. Hằng ngày các con đã làm rất nhiều việc tốt như: bế em, quét nhà, cho bạn mượn bút … Bây giờ các con hãy kể lại cho các bạn cùng nghe nhé. Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn: + Việc tốt của em (hoặc bạn em) là việc gì? + Việc đó diễn ra lúc nào? + Em (bạn em) đã làm việc ấy ntn? (Kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt). + Kết quả của việc làm đó? + Em (bạn em) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó. Gọi HS trình bày . Nhận xét, cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Yêu cầu HS sắm vai theo tình huống Nhận xét tiết học. Dặn HS luôn biết đáp lại lời an ủi một cách lịch sự.Chuẩn bị: Kể ngắn về người thân. Hát 3 HS thực hành trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét. PP: Thực hành – HT: Cá nhân Đọc yêu cầu của bài. Tranh vẽ hai bạn HS. 1 bạn đang bị ốm nằm trên giường, 1 bạn đến thăm bạn bị ốm. Bạn nói: Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi. Bạn nói: Cảm ơn bạn. HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Bạn tốt quá./ Cảm ơn bạn đã chia xẻ với mình./ Có bạn đến thăm mình cũng đỡ nhiều rồi, cảm ơn bạn./… Bài yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho một số trường hợp nhận lời an ủi. 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK. Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt.” HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Con xin cảm ơn cô./ Con cảm ơn cô ạ. Lần sau con sẽ cố gắng nhiều hơn./ Con cảm ơn cô. Nhất định lần sau con sẽ cố gắng./… b) Cảm ơn bạn./ Có bạn chia xẻ mình thấy cũng đỡ tiếc rồi./ Cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ là nó sẽ biết đường tìm về nhà./ Nó khôn lắm, mình rất nhớ nó./… c) Cảm ơn bà, cháu cũng mong là ngày mai nó sẽ về./ Nếu ngày mai nó về thì thích lắm bà nhỉ./ Cảm ơn bà ạ./… Viết một đoạn văn ngắn (3, 4 câu) kể một việc tốt của em hoặc của bạn em. HS suy nghĩ về việc tốt mà mình sẽ kể. 5 HS kể lại việc tốt của mình. Các nhóm tự diễn

File đính kèm:

  • docLAM VAN.doc
Giáo án liên quan